Đập Tam Hiệp là công tŕnh thủy điện được cả thế giới biết đến, sừng sững chắn ngang ḍng sông Dương Tử dài thứ 3 trên hành tinh. Nhưng thảm họa mà nó gây ra nếu bị vỡ sẽ vô cùng tàn khốc.
Được khởi công từ năm 1994 và vận hành toàn phần từ tháng 7/2012, đập Tam Hiệp hiện vẫn giữ ngôi vị con đập thủy điện lớn nhất thế giới với chiều dài 2,3km và chiều cao 185m. Hồ chứa mà con đập tạo ra có diện tích bề mặt hơn 1.000km2.
Đập Tam Hiệp. (Ảnh: Xinhua)
Để hoàn thành công tŕnh, 40.000 công nhân đă làm việc không ngơi nghỉ trong 12 năm, với chi phí hàng chục tỷ đô la.
Chính phủ và nhiều người dân Trung Quốc rất tự hào về công tŕnh bê tông khổng lồ này. Họ ca ngợi đó là một kiệt tác về kỹ thuật dân dụng, một biểu tượng về năng lượng tái tạo. Với 34 máy phát điện, mỗi máy nặng 6.000 tấn, đập sản xuất tổng lượng điện 22.500MW, đủ đảm bảo năng lượng cho hàng chục triệu dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, công tŕnh khổng lồ này hứng chịu với nhiều chỉ trích ngay từ đầu. Để xây dựng đập Tam Hiệp, các nhà chức trách Trung Quốc phải di dời 1,3 triệu người và phá hủy nhiều khu vực khảo cổ lịch sử. Khoảng 100 công nhân đă thiệt mạng trong quá tŕnh xây đập.
Đập Tam Hiệp đă hứng chịu nhiều chỉ trích ngay từ ban đầu.
Đập Tam Hiệp c̣n gây họa cho môi trường. Không ai có thể dám chắc về tác động lâu dài của siêu công tŕnh này, nhưng số lượng cá các loại bị suy giảm và ô nhiễm gia tăng v́ bản chất tự làm sạch của ḍng sông đă bị con đập vô hiệu hóa.
Áp lực dồn lên khu vực nơi hồ chứa tạo ra có thể gây ra nhiều trận lở đất. Thực tế cho thấy một đập thủy điện khác trong khu vực đă bị vỡ v́ lở đất. Chưa kể, hồ chứa nước lại nằm trên hai đường đứt gẫy khác nhau nên bị cho là làm gia tăng các hoạt động địa chấn.
Ngoài ra, các lớp lắng cặn đang tích tụ phía sau con đập chứ không được chảy xuôi theo ḍng để nuôi dưỡng cây trồng và động vật hoang dă. Tuy các kỹ sư thiết kế đă nghĩ ra cách để một số lớp cặn này chảy qua đập nhưng ước tính 30-60% số lượng vẫn bị giữ lại phía sau đập. Thực trạng này chính là thủ phạm đang gây ra tất cả các vấn đề trong hệ sinh thái.
Nhưng có lẽ nguy cơ tàn khốc nhất tiềm tàng ở khả năng đập bị vỡ ở một thời điểm nào đó do hoạt động địa chấn hoặc sự suy yếu của bản thân con đập. Trường hợp này nếu xảy ra sẽ gây lụt ở mức độ chưa từng được ghi nhận.
Viễn cảnh thảm khốc này nếu xảy ra sẽ tạo nên một trận sóng thần khủng khiếp, xóa sổ toàn bộ vùng hạ lưu Dương Tử, bởi năng lượng nước từ áp lực ḍng chảy là khủng khiếp. Nó cũng khiến Trung Quốc lâm vào t́nh trạng thiếu điện, kinh tế suy sụp và dịch bệnh bùng phát.
VietBF@ sưu tập