Những căn biệt thự cũ thuộc dạng "di sản kiến trúc cổ" ở Sài G̣n có từ thời Pháp thuộc nay đă bị giới hữu trách làm cho biến dạng, ch́m khuất trong đô thị, thậm chí bị bỏ hoang phế.
Theo báo Người Lao Động hôm 7 tháng Mười, một số nơi quận ở trung tâm thành phố Sài G̣n như quận 1, quận 3, quận 5, B́nh Thạnh, Phú Nhuận, thành phố Thủ Đức… hiện tập trung gần cả ngàn biệt thự cũ đă đượcị "tiếp quản" biến thành trụ sở cơ quan nhà nước, trường học hay bị "chuyển đổi chức năng" biến thành nhà hàng, quán cà phê theo phong cách xưa đang bị xuống cấp trầm trọng.
Bên trong căn biệt thự số 201 Vơ Thị Sáu, quận 3, Sài G̣n. (H́nh: Quốc Anh/Người Lao Động)
Do nhu cầu sử dụng của giới quản lư, nhiều căn biệt thự đă bị cơi nới xây thêm phần phía trước để làm mặt bằng kinh doanh… khiến cho diện mạo bị thay đổi, biến dạng, thô kệch. Thậm chí, nhiều căn biệt thự đă bị che khuất hoàn toàn, ch́m trong mớ hỗn độn nhà phố nên gần như bị bỏ quên lăng, không thể phô trương vẻ đẹp vốn có.
Đáng buồn hơn, nhiều căn biệt thự
"loại 1" mà theo quy định của nhà nước lẽ ra phải giữ nguyên vẹn cả h́nh dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong và
"loại 2" phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài nay đă bị bỏ hoang, nên đă xuống cấp nghiêm trọng.
Chẳng hạn, căn biệt thự số 283 Điện Biên Phủ, quận 3, (được phân loại 2) sau nhiều năm vẫn cho
"cửa đóng then cài, cửa nẻo bị vẽ bậy như căn nhà hoang phế, lạnh lẽo"..
Tương tự, căn biệt thự số 177 Vơ Thị Sáu, quận 3, (được phân loại 1), nhưng bốn năm qua cũng bị giới quản lư cho bỏ hoang
"như nhà chết chủ".
Thấy bị bỏ trống, một bà bán nước giải khát vỉa hè ở gần đó đă chuyển quầy hàng đến chiếm vỉa hè ngay ở cửa biệt thự.
"Khi đó, bên trong rất lộn xộn, rác rất nhiều, ổ khóa bị phá,…, phải chở đến bốn xe ba gác mới dọn dẹp xong. Nhiều người lui tới đây quay phim, chụp h́nh, hỏi giá thuê nhưng rồi cũng không thấy quay lại", bà này cho biết.
Hai căn biệt thự điển h́nh nói trên c̣n chưa
"khủng khiếp" bằng căn biệt thự được giới hữu trách xếp ra
"loại 1" nằm ở số 201 Vơ Thị Sáu, quận 3.
Tại đây, rác đă tràn từ hàng rào đến tận bên bên trong, chất cao thành đống, khiến cho nhiều người không thể tin nổi đây là
"công tŕnh bảo tồn" của thành phố.
Biệt thự triệu đô số 110-112 Vơ Văn Tần, quận 3, đang bị phá bỏ để cho trùng tu (H́nh: VietNamNet)
Nói với báo Người Đô Thị, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, chuyên gia quy hoạch, thừa nhận cách bảo tồn biệt thự của giới chức ở Sài G̣n hiện nay
"c̣n nhiều sự bất cập, cảm tính và chưa khoa học".
Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Hội Quy Hoạch Phát Triển Đô Thị Ở Sài G̣n, cho rằng do số lượng các căn biệt thự cũ đă được phân loại lên đến gần 600 căn, nên việc bảo tồn
"cần phải có sự chọn lọc với số lượng vừa phải, theo các tiêu chí thời gian, giá trị lịch sử và nghệ thuật kiến trúc".
"Thành phố không nên giữ quá nhiều, chỉ nên gom lại số ít biệt thự nhưng đặc sắc. Thậm chí, nếu căn biệt thự nào là báu vật của nghệ thuật kiến trúc th́ nhà nước nên mua lại, việc này nhằm nâng cao vai tṛ nhà nước trong việc cho bảo tồn", ông Nguyên nói thêm.
Nguồn: NgườiLaoĐộng, VNNet