Theo tuyên bố của Cơ quan quản lư Kênh đào Suez, các du thuyền có trọng tải từ 300 tấn trở xuống di chuyển từ phía Bắc đến Biển Đỏ sẽ được giảm 20% phí quá cảnh áp dụng đối với lượt về.
Tàu chở hàng di chuyển qua Vịnh Suez, Ai Cập. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 12/10, Cơ quan quản lư Kênh đào Suez của Ai Cập (SCA) thông báo sẽ giảm 20-50% phí quá cảnh và phí neo đậu cho du thuyền ở Biển Đỏ, có hiệu lực từ ngày 1/11.
Trong một tuyên bố, SCA khẳng định động thái này là một phần trong các chính sách tiếp thị linh hoạt của cơ quan này, nhằm khuyến khích du lịch bằng du thuyền và phát triển du lịch biển ở khu vực Biển Đỏ.
Theo tuyên bố, các du thuyền có trọng tải từ 300 tấn trở xuống di chuyển từ phía Bắc đến Biển Đỏ sẽ được giảm 20% phí quá cảnh áp dụng đối với lượt về, với điều kiện là các thuyền này phải băng qua Kênh đào Suez theo hướng từ Biển Đỏ đến Địa Trung Hải trong ṿng tối đa 60 ngày, kể từ thời điểm thực hiện lượt đi.
SCA cũng cho biết thêm các du thuyền lưu trú tại bến du thuyền Ismailia trong hơn 90 ngày sẽ được giảm 20% phí quá cảnh trong hành tŕnh lưu lại ở Biển Đỏ.
Du thuyền đến đúng hẹn để tiến hành làm thủ tục quá cảnh và neo đậu tại bến du thuyền ở thành phố Port Said hoặc Suez sẽ được giảm 50% phí neo đậu, với điều kiện là thuyền không ở lại qua đêm hoặc sử dụng bất kỳ dịch vụ nào như điện và nước.
Tuần trước, Chủ tịch SCA ông Osama Rabie nói rằng doanh thu của Kênh đào Suez đă giảm 60%, trong khi số lượng tàu đi qua tuyến đường thủy này của Ai Cập cũng giảm 49% kể từ đầu năm 2024.
Ông Rabie nhận định rằng “t́nh h́nh hiện tại và những thách thức chưa từng có ở khu vực Biển Đỏ” đă thúc đẩy các hăng tàu t́m kiếm các tuyến đường hàng hải thay thế và tránh xa Kênh đào Suez.
Ngay sau khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát vào tháng 10 năm ngoái, lực lượng Houthi ở Yemen đă nhiều lần tấn công các tàu ở Biển Đỏ được cho là có liên kết với Israel, làm gián đoạn giao thông hàng hải ở Biển Đỏ.
Kênh đào Suez là tuyến hàng hải quan trọng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập bên cạnh du lịch và kiều hối.
Việc Ai Cập liên tiếp đón nhận những tin không vui về sự sụt giảm doanh thu của Kênh đào Suez diễn ra trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi đang phải vật lộn với t́nh trạng thiếu hụt ngoại tệ nghiêm trọng trong thời gian qua, ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc gia.