Ashoka Đại đế lên ngôi vua của đế chế Maurya vào năm 268 trước Công nguyên. Với tài cầm quân, ông đă chỉ huy quân đội chinh phục được vùng lănh thổ lớn, 'tắm máu' hàng trăm ngàn người ở mỗi vùng đất đi qua.
Trong lịch sử thế giới cổ đại, Ashoka Đại đế (hay c̣n gọi là vua A Dục) là một trong những hoàng đế, nhà cầm quân vĩ đại nhất. Trong suốt thời gian trị v́, ông hoàng này đă thực hiện nhiều chiến dịch quân sự, mở mang bờ cơi giang sơn.
Theo các sử liệu, Ashoka Đại đế lên ngôi hoàng đế của đế chế Maurya (ở vùng đất ngày nay là Ấn Độ) vào năm 268 trước Công nguyên.
Vào thời điểm lên ngôi báu, đế chế Maurya trải dài từ Hindu Kush qua phần lớn miền Bắc Ấn Độ ngày nay, dọc theo sông Hằng đến sông Subarnarekha.
Đến cuối triều đại của Ashoka Đại đế, lănh thổ đế chế Maurya từ Biển Ả Rập đến Vịnh Bengal.
Trong cuộc đời binh nghiệp, một trong những chiến thắng lừng lẫy nhất của Ashoka Đại đế là việc thôn tính Kalinga - vương quốc hùng mạnh thời bấy giờ.
Sau khi giành được nhiều chiến thắng lừng lẫy, sáp nhập nhiều tiểu quốc xung quanh vào lănh thổ của đế chế Maurya, Ashoka Đại đế "để mắt" tới Kalinga. Với mục tiêu bành trướng ảnh hưởng và lănh thổ của Maurya, Ashoka Đại đế ban đầu gửi tối hậu thư chiêu hàng Kalinga.
Tuy nhiên, Kalinga phớt lờ điều này v́ khi đó vương quốc này cũng có sức mạnh tương đương Maurya. Do đó, Ashoka Đại đế đă phát động cuộc tấn công, xâm lược Kalinga với lực lượng khủng.
Theo ước tính, để thôn tính Kalinga, Ashoka Đại đế triển khai khoảng 600.000 quân trong khi đối phương chỉ có 100.000 binh lính. Hai bên đă có cuộc giao chiến đẫm máu, ác liệt.
Với sức mạnh quân sự áp đảo, đội quân của đế chế Ashoka Đại đế đă đánh bại lực lượng Kalinga. Quân đội của đế chế Maurya được cho là đă giết hại khoảng 100.000 binh sĩ và dân thường ở Kalinga trong trận chiến này. Ngoài ra, khoảng 150.000 phụ nữ và trẻ em Kalinga bị người Maurya bắt làm nô lệ.
Đối với Ashoka Đại đế, việc chinh phạt Kalinga khiến nơi đây "máu chảy thành sông" là điều tất yếu. Nhờ đó, danh tiếng của ông hoàng này ngày càng vang xa khiến kẻ thù khiếp sợ.