Công dân Nhật Bản ngày càng lo lắng về việc đi du lịch đến Trung Quốc sau khi một số người Nhật Bản trở thành mục tiêu trong các cuộc tấn công bạo lực.
Loạt sự cố đáng lo ngại
Lo ngại gia tăng sau một loạt sự cố gần đây, cùng với sự suy giảm dần trong quan hệ ngoại giao giữa Tokyo và Bắc Kinh. Một nhân viên Công ty dược phẩm Astellas Pharma Inc. của Nhật đă bị bắt giữ tại Bắc Kinh vào tháng 3-2023 và bị truy tố về tội gián điệp vào tháng 8 năm nay, mặc dù công ty và chính phủ Nhật Bản đă phản đối mạnh mẽ việc bắt giữ người này.
Vào ngày 24-6-2024, một người đàn ông Trung Quốc đă tấn công một phụ nữ Nhật Bản và cậu con trai 3 tuổi bằng dao khi họ đang đợi xe buưt đến trường học tiếng Nhật của cậu bé tại thành phố Tô Châu, phía Tây Bắc Thượng Hải. Hai mẹ con bị thương nhẹ nhưng nhân viên xe buưt - một phụ nữ Trung Quốc đă thiệt mạng khi cố gắng can ngăn.
Chưa đầy 3 tháng sau, một cậu bé người Nhật Bản 10 tuổi đang trên đường đến trường đă bị một người kẻ đâm chết tại thành phố Thâm Quyến, gây ra một làn sóng phẫn nộ khác.
Để ứng phó, các công ty Nhật Bản đă đề nghị rút nhân viên về nước. Đại sứ quán Nhật tại Bắc Kinh cùng các lănh sự quán địa phương đă khuyến cáo công dân pḥng ngừa bổ sung để đảm bảo an toàn. Trong khi đó, Tokyo đă gây sức ép buộc Bắc Kinh phải hành động.
Ông Yoko Kamikawa, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản lúc bấy giờ, đă gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào ngày 23-9, 5 ngày sau cái chết của bé trai 10 tuổi. Nhà ngoại giao này đă yêu cầu Trung Quốc giải thích động cơ của kẻ tấn công và đảm bảo không có thêm người Nhật nào bị nhắm tới.
Vượt qua yếu tố “chính trị hóa”
Các vụ tấn công đă khiến một số người Nhật Bản phải cân nhắc lại kế hoạch du lịch Trung Quốc. Bà Ami Yamada, Giám đốc quảng cáo cho văn pḥng Tokyo của Văn pḥng Du lịch Quốc gia Trung Quốc cho biết, họ hy vọng lượng khách du lịch đến sẽ sớm phục hồi trở lại mức trước đại dịch nhưng mọi việc trở nên khó khăn hơn kể từ khi xảy ra các vụ việc bạo lực nói trên.
Trong khi đó, một số người đă cáo buộc chính phủ Nhật Bản không hành động đủ để bảo vệ công dân Nhật Bản tại Trung Quốc. Ông Hitoshi Matsubara, một thành viên của Đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản, đă chất vấn trước Quốc hội hôm 4-10 rằng tại sao không có những cảnh báo nghiêm khắc hơn về việc đi du lịch đến Trung Quốc?
Theo ông Matsubara, mức cảnh báo hiện nay là mức 0, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ đă đặt cảnh báo ở mức 3 trên thang 4 cấp độ và đang cảnh báo người Mỹ tránh đi du lịch đến Trung Quốc. Cả New Zealand và Australia đều đặt ở mức 2.
Đối với nhiều người Nhật, phản ứng của Trung Quốc là không đủ. Các quan chức Trung Quốc đă nói rằng vấn đề này sẽ được điều tra một cách thích hợp nhưng nhấn mạnh rằng Nhật Bản không nên “chính trị hóa” vụ việc.
Giới truyền thông Nhật Bản đă chỉ ra rằng vụ giết hại cậu bé xảy ra vào đúng ngày kỷ niệm 93 năm Sự kiện Măn Châu Lư năm 1931, được đế quốc Nhật Bản sử dụng làm cái cớ để xâm lược Trung Quốc.
Thêm vào đó, ông Toshimitsu Shigemura, giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Waseda ở Tokyo cho rằng, giới trẻ Trung Quốc đang được dạy một thông điệp chống Nhật ở trường và điều đó đă trở nên rơ ràng hơn trong những năm gần đây.
Doanh nhân Ken Kato - chủ một công ty có trụ sở tại Tokyo chuyên về dịch vụ tang lễ ở Tokyo tin rằng, về lâu dài, t́nh trạng bài Nhật ngày càng gia tăng ở Trung Quốc sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc v́ ngày càng ít người nước ngoài muốn sống ở đó và các công ty ngại rủi ro sẽ ngày càng chuyển hoạt động sang các quốc gia khác ở Đông Nam Á.
Ông Ken Kato nói thêm, chính hệ thống giáo dục và phương tiện truyền thông đại chúng của họ đang khiến người dân Trung Quốc trở nên thù địch với Nhật Bản, nhưng đáng tiếc là chính phủ Trung Quốc không cương quyết ngăn chặn điều này.
|