Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần chỉ nên ăn thịt ḅ khoảng 2 lần, với khẩu phần mỗi lần từ 100–150g.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm cho biết, thịt ḅ là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào, đặc biệt là protein. Tuy nhiên, đây là loại thịt đỏ, nên việc tiêu thụ quá nhiều có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người b́nh thường không nên ăn quá 300–500g thịt đỏ (bao gồm ḅ, lợn, bê…) mỗi tuần. Cách ăn tốt nhất là luộc hoặc hầm, nên hạn chế chiên, nướng để giảm chất béo có hại.
(Ảnh minh họa).
Theo bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ, Khoa Y học Cổ truyền, Đại học Y Dược TP.HCM, thịt ḅ chứa protein chất lượng cao, cần thiết cho quá tŕnh tăng trưởng cơ bắp và phục hồi cơ thể sau phẫu thuật. Thịt ḅ cũng cung cấp creatine, giúp tăng khả năng tập luyện bền bỉ, và taurine, chất tham gia điều chỉnh các chức năng của cơ thể.
Ngoài protein, thịt ḅ c̣n giàu vitamin B6 và B12, sắt và các chất cần thiết khác, hỗ trợ miễn dịch, tăng cường hồng cầu và giúp giảm mệt mỏi sau vận động.
Tuy nhiên, những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều thịt ḅ:
- Người bị sỏi thận: Thịt ḅ chứa nhiều protein, có thể làm tăng oxalate trong nước tiểu, dẫn đến h́nh thành thêm sỏi.
- Người bị bệnh gout: Thành phần đạm cao trong thịt ḅ có thể làm tăng acid uric, không phù hợp với người mắc bệnh gout.
- Người bị bệnh mỡ máu, huyết áp cao hoặc tiểu đường:Thịt ḅ chứa chất béo băo ḥa cao, dễ ảnh hưởng tiêu cực nếu ăn quá nhiều.
- Người có vấn đề tiêu hóa:Người có hệ tiêu hóa yếu nên ăn ít hoặc chế biến thịt ḅ theo cách dễ tiêu hóa như ninh, hầm.
Cẩn trọng khi ăn nội tạng ḅ
Dù nội tạng ḅ có giá trị dinh dưỡng nhưng chứa nhiều cholesterol và có thể tiềm ẩn nguy cơ virus, vi khuẩn và kư sinh trùng.
Nên đảm bảo thịt ḅ đă được nấu chín kỹ trước khi ăn để tránh nguy cơ nhiễm sán. Một người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 500g thịt ḅ đă nấu chín mỗi tuần.