Nhiều người cho rằng ăn nhiều tinh bột là nguyên nhân làm bệnh tiểu đường nặng hơn. Và họ cho rằng đây là thủ phạm gây tiểu đường. Gạo trắng đã được giải oan vì nguyên do không phải vì thực phẩm quen thuộc này.
Thuốc bảo vệ thực vật
Theo TS Hoà các nhà nghiên cứu cho rằng các thuốc bảo vệ thực vật đều có hoạt chất gây đái tháo đường.
Ví dụ thuốc diệt cỏ có những hoạt chất gây suy giảm tế bào tuyến tụy tiết ra insulin hạ đường huyết, các chất này ngăn không cho phân tử đường thâm nhập vào tế bào, dần dần tế bào kháng với insulin.
Những người tiếp xúc nhiều trong thời gian lâu với thuốc trừ sâu, diệt có nguy cơ gây đái tháo đường.
TS Hoà đưa ra ví dụ điển hình, ở Mỹ những quân nhân tham gia chiến tranh Việt Nam thế kỷ trước, họ trực tiếp tiếp xúc với chất độc da cam rải trên miền nam đã thắng kiện Chính phủ Mỹ vì họ chứng minh quân nhân này đều mắc đái tháo đường và nguy cơ mắc cao.
Vì thế các quan nhân tham gia chiến trường có tiếp xúc với chất độc da cam được khám và điều trị đái tháo đường miễn phí ở Mỹ.
Trong khi đó, ở Mỹ đều là y tế tư nhân nhưng quân nhân vẫn được miễn phí do phơi nhiễm chất độc da cam.
Chất độc da cam bản chất chính là thuốc diệt cỏ làm rụng lá cây. Các dẫn chất diệt cỏ về sau ít độc nhưng vẫn là nhóm thuốc độc hại cho sức khoẻ. Vì thế nguy cơ đái tháo đường của những người phơi nhiễm thuốc trừ sâu, diệt cỏ là rất lớn. Những người tham gia phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ ở Việt Nam cần theo dõi đái tháo đường bởi các nguy cơ hiện hữu.
Gạo trắng gây đái tháo đường?
TS Hoà cho biết, nhiều câu hỏi ông nhận được đó là gạo trắng gây đái tháo đường. Tuy nhiên, đây là thông tin không chính xác lắm vì gạo hay bánh mì, gạo trắng hay gạo nâu đều từ cây lúa sản xuất ra.
Gạo trắng làm sạch hết phần vỏ trấu của gạo đi rồi nên nhiều tinh bột hơn. Người ta cho rằng nó gây đái tháo đường vì gạo trắng chứa năng lượng cao. Nhưng thực tế nguyên nhân gây đái tháo đường lại là thừa cân, ăn nhiều năng lượng, giảm vận động.
Số năng lượng ăn vào lớn hơn so với năng lượng tiêu thụ. Gạo trắng ăn vừa phải, đủ cho cơ thể sẽ không gây đái tháo đường.
Hơn nữa, người dân ở nông thôn ăn gạo trắng nhiều gấp 3 – 4 lần người sống ở thành thị, nhưng tỷ lệ đái tháo đường của nông dân thấp chỉ 1-2% trong khi đái tháo đường ở thành thị thì lên tới 10%.
Quá trình gây nên bệnh đái tháo đường có liên quan đến việc mất cân đối giữa lượng năng lượng hấp thu vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể. Gạo trắng (4 calories/1g) lại là thực phẩm có chỉ số năng lượng cao, thậm chí cao hơn so với bánh mì Pháp (3 calories/1g).
Do vậy nếu ăn gạo trắng nhiều thì nguy cơ sẽ thừa năng lượng nhiều. Thừa nhiều năng lượng thì sẽ có nguy cơ bị mắc đái tháo đường nếu không chịu vận động để tiêu bớt năng lượng.
TS Hoà cho biết, quan trọng nhất là phải vận động để phòng dư thừa năng lượng, tích mỡ gây rối loạn, giảm khả năng thu nhận các phân tử đường của tế bào làm cho tuyến tụy nội tiết phải làm việc mạnh hơn, tiết ra nhiều insulin hơn để giúp cho các phân tử đường thâm nhập vào tế bào.
Không nên chỉ ăn riêng gạo lứt
Gạo lứt có tốt hơn gạo trắng?
Về vấn đề gạo lứt, TS Hoà nhấn mạnh, gạo lứt cũng sản xuất từ lúa nhưng hạt gạo lứt chỉ tách vỏ trấu còn vỏ cám.
Trong vỏ cám còn nhiều thành phần tốt, vitamin B1, kim loại hiếm selen, mangan nhiều chất xơ trong vỏ cám. Vì thế tổng năng lượng trên 1kg gạo lứt ít hơn so với gạo trắng.
Đồng thời gạo lứt chứa nhiều chất xơ bao quanh nó giúp hệ tiêu hoá tốt hơn. Nó giống như ăn thêm rau trong bữa cơm. Giúp giảm năng lượng tiêu thụ, ăn vào nhờ thế cân bằng năng lượng mà mình tiêu thụ nên nhiều người có trào lưu ăn gạo lứt thay gạo trắng.
Tuy nhiên cần lưu ý khi ăn gạo lứt vì chứa nhiều kim loại hiếm mà quên mất rằng asen cũng là nguyên tố kim loại hiếm. Asen là chất độc, Asen ở Việt Nam không nhiều nên không xem là nguy cơ nhưng gạo Thái Lan lượng asen tương đối nhiều vì vùng môi trường có asen nên cần chú ý.
TS Hoà cũng cho rằng ăn gạo lứt tốt nhất nên ăn ở mức 1/3 gạo lứt, 2/3 gạo trắng không nên ăn hoàn toàn gạo lứt.