Lừa đảo vé máy bay giả tiếp tục nở rộ trước Tết Nguyên đán 2019. Nhiều người v́ ham rẻ mà mất tiền oan. Các đối tượng trên chợ mạng bán vé giả lợi dụng sự tham rẻ của người mua.
Tới tận khi ra sân bay, gia đ́nh chị T. Liên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) mới phát hiện vé máy bay khứ hồi từ Hà Nội đi Đà Nẵng mà chị mua qua mạng là vé giả. Đây là vé mà chị đă mua qua một đầu mối trên mạng xă hội trước thời điểm bay 4 tháng.
"Nhân viên hăng bay nói vé của tôi và gia đ́nh đă bị hủy do chưa thanh toán, trong khi tôi đă chuyển khoản cho bên bán vé gần 7 triệu đồng", chị Liên bức xúc kể lại.
Chức năng thanh toán sau cho phép các đối tượng lừa đảo tạo ra những mă đặt chỗ "ảo" với thông tin hành khách và thông tin đặt chỗ có thể tra cứu trên hệ thống của hăng bay, trong 24 giờ đầu tiên, không khác biệt nhiều so với vé thật.
"Vé máy bay" mà chị Liên nhận được thực chất chỉ là xác nhận đặt chỗ trong 24 giờ chờ thanh toán. Sau khoảng thời gian này, các "đại lư" trên sẽ không thực hiên thanh toán và để vé tự hủy trên hệ thống dù đă nhận tiền của khách bay. Đây là cách mà các đối tượng lừa đảo vé máy bay thường sử dụng để trục lợi.
Cụ thể, các đối tượng mang danh đại lư vé máy bay sẽ lợi dụng chức năng thanh toán sau, tính năng cho phép thanh toán tiền vé máy bay trong 24 giờ sau khi đặt chỗ, để tạo mă đặt chỗ "ảo" gửi cho khách hàng.
Những khách hàng không am hiểu về quá tŕnh đặt vé như chị Liên sẽ được những đối tượng này chuyển cho mă đặt chỗ "ảo", khi kiểm tra trên hệ thống của hăng bay vẫn sẽ có thông tin đặt chỗ như tên khách hàng, chuyến bay, số ghế cùng trạng thái được hiển thị là "đă xác nhận".
Tuy nhiên, phần thông tin thanh toán của mă đặt chỗ sẽ hiển thị là "chưa thanh toán".
"Khi tôi hỏi người bán vé v́ sao lại là chưa thanh toán th́ họ nói do tôi chưa chuyển khoản cho họ nên họ chưa báo với hăng hàng không. Khi nào chuyển khoản thành công, đại lư sẽ báo cho hăng hàng không để xác nhận thanh toán", chị Liên nói.
"Sau khi chuyển khoản, tôi cũng yên tâm nên không kiểm tra lại, tới ngày bay mới biết bị lừa. Muốn liên lạc lại th́ tài khoản kia đă bị khóa", khách hàng mất gần 7 triệu đồng tiền v́ vé máy bay giả cho hay.
Không chỉ chị Liên, h́nh thức lừa đảo này đang ngày càng phổ biến trên mạng xă hội, đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời điểm sát Tết khi nhu cầu di chuyển hàng không tăng cao.
Tương tự trường hợp của chị Liên là đôi vé máy bay Vietnam Airlines khứ hồi từ TP.HCM đi Vinh hụt của gia đ́nh chị D. Hồng (quận 2, TP.HCM). Rất may chị Hồng đă phát hiện ra chi tiết khả nghi trước khi chuyển khoản cho đối tượng lừa đảo.
"Ḿnh sinh nghi và kiểm tra lại vé, hỏi người thân trong gia đ́nh rành về công nghệ th́ mới biết suưt bị lừa 6 triệu đồng", chị Hồng kể lại.
T́nh trạng này diễn ra với khách hàng của cả 3 hăng hàng không là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar Pacific bởi cả 3 hăng đều có chức năng thanh toán sau 24 giờ đặt chỗ.
Các hăng bay cũng đă nhiều lần đưa ra cảnh báo với khách hàng về h́nh thức lừa đảo này. Đại diện nhiều hăng chia sẻ do đây là giao dịch dân sự giữa các cá nhân, hăng không thể hỗ trợ xử lư các sự vụ, chỉ dừng ở mức cảnh báo, tư vấn.
Trước đó đầu tháng 11/2018, bằng thủ đoạn tương tự, một đối tượng tại Việt Nam đă chiếm đoạt hàng tỷ đồng của lao động Việt Nam tại Nhật đặt mua vé về quê dịp Tết Nguyên đán.
Theo nội dung đơn tố cáo của hàng chục lao động này, đối tượng lừa đảo giới thiệu là giảng viên của một đại học danh tiếng tại Hà Nội, có nhiều quan hệ nên có khả năng mua được vé máy bay giá rẻ hơn nhiều các đại lư bán vé khác.
Với cam kết trả hoa hồng từ 7,5-10%, đối tượng này đă tạo được một mạng lưới khách hàng đông đảo tại Nhật Bản, thậm chí một số lao động c̣n đứng ra thu gom danh sách mua vé với tổng trị giá tiền lên đến cả tỷ đồng.