Một du khách Úc bỗng đổ gục ở sân bay Tân Sơn Nhất. Nam du khách 46 tuổi bị nhồi máu cơ tim khi máy bay vừa hạ cánh. Sau đó đă được bác sĩ TP HCM đặt máy tạo nhịp cứu sống.
Anh W.W.Jun, quốc tịch Australia đến Việt Nam du lịch. Ngay khi vừa xuống sân bay Tân Sơn Nhất hôm 30/3, anh bị tức ngực, khó thở và chóng mặt nên được chuyển đến bệnh viện gần đó. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị rối loạn tiền đ́nh, uống thuốc không giảm, chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Quốc tế City.
Lúc này bệnh nhân mệt nhiều, khó thở, chóng mặt, vă mồ hôi, tụt huyết áp. Xét nghiệm cận lâm sàng cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên, có biến chứng rối loạn huyết động và rối loạn nhịp nặng, block nhĩ thất độ 2.
Bệnh nhân tiền sử cao huyết áp, tiểu đường type 2, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn. Các bác sĩ hội chẩn liên khoa, tiến hành chụp động mạch vành khẩn, phát hiện đă tắc hoàn toàn động mạch vành phải.
Sau khi can thiệp đặt stent, động mạch vành được tái thông tuy nhiên t́nh trạng rối loạn nhịp không cải thiện. Bệnh nhân có nguy cơ đột tử do rối loạn nhịp tim nặng.
Để cứu tính mạng, các bác sĩ quyết định đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch. Trên nền bệnh thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân bị biến chứng suy thận cấp vào ngày hậu phẫu đầu tiên, phải chạy thận nhân tạo.
Các ngày sau đó, chỉ số tim mạch, huyết động ổn định, nhịp tim dần dần cải thiện, nước tiểu phục hồi tốt. Bệnh nhân hồi phục và vừa xuất viện.
Mạch vành của bệnh nhân trước và sau khi đặt stent.
Bác sĩ Đào Thị Mỹ Vân, Phó giám đốc y khoa của bệnh viện cho biết khi máy bay cất cánh và hạ cánh, khí áp trong khoang máy bay thay đổi lớn và đột ngột, làm thay đổi áp lực trong các tạng rỗng có chứa khí trong cơ thể. Điều này có thể chèn ép vào các tạng xung quanh gây đau đớn hoặc khó thở.
Nồng độ oxy trong khoang máy bay thấp có thể khởi phát các bệnh lư tim mạch, mạch máu năo, bệnh lư đường hô hấp tiềm tàng. Phụ nữ có thai sắp sinh cần nhu cầu oxy cao cũng cảm thấy mệt trên máy bay.
Ngồi bất động nhiều giờ trên máy bay sẽ gây thuyên tắc tĩnh mạch chi dưới, có thể dẫn đến thuyên tắc phổi trên bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như cơ địa tăng đông, người xơ vữa mạch máu, bệnh lư suy giăn tĩnh mạch, phụ nữ đang uống thuốc ngừa thai, bệnh nhân ung thư...
Bác sĩ Mỹ Vân khuyến cáo người có bất kỳ bệnh lư nào đang điều trị nên khám bác sĩ chuyên khoa đánh giá lại t́nh trạng bệnh trước khi đi máy bay, nhất là những chặng bay dài. Thực hiện đúng lời khuyên của bác sĩ, uống đủ các thuốc đang dùng trước và trong suốt chuyến bay.
Cử động nhẹ nhàng trên ghế máy bay, uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu nếu có bệnh lư tim mạch. Hành khách nên thông báo cho phi hành đoàn biết nếu có triệu chứng bất thường khi ngồi trên máy bay và đến bệnh viện khám ngay khi xuất hiện bất thường sau chuyến bay.