Những sinh viên này đă sáng chế ra thiết bị t́m kiếm người mất tích. Ba nam sinh Đại học Brawijaya sáng chế thiết bị nhỏ gọn, phát tín hiệu tần số cao, giúp t́m người mất tích sau động đất trong phạm vi 10 km.
Phát minh của bộ ba sinh viên Adin Okta Triqada, Satrio Wiradinata Riady Boer và M. Rikza Maulana (Đại học Brawijaya, thành phố Malang, tỉnh Đông Java) được đặt tên là "Máy ḍ các vị trí được kết nối" (gọi tắt là "Deoterions"), giúp định vị người mất tích trong động đất.
Được thiết kế nhỉnh hơn bao thuốc lá, máy sẽ phát ra tín hiệu tần số cao và có thể được t́m thấy trong phạm vi 10 km. Bộ thu tín hiệu được cắm trực tiếp vào máy tính xách tay hoặc điện thoại thông minh, hoạt động thông qua ứng dụng có sẵn trên hai hệ điều hành iOs và Android.
Từ trái qua lần lượt là Adin Okta Triqadafi, Satrio Wiradinata Riady Boer và M. Rikza Maulana sia và thiết bị "Deoterions". Ảnh: The Jakarta Post.
Satrio Wiradinata Riady Boer (23 tuổi), đại diện nhóm, cho biết ư tưởng bắt nguồn từ trận động đất mạnh 7,6 độ richter ở quê nhà Padang trên đảo Sumatra 10 năm trước. Trong thảm họa này, anh đă mất một người bạn, một giáo viên và mẹ bị thương nặng.
"Nếu một người bị chôn vùi quá lâu, rất nhiều nguy hiểm có thể xảy ra, ví dụ chân, tay phải cắt bỏ hoặc chết v́ thiếu oxy", nam sinh nói và nhấn mạnh tầm quan trọng của thời gian trong t́m kiếm những người mất tích sau động đất.
Nhóm sinh viên đă nhận được bằng sáng chế cho nguyên mẫu của thiết bị và đang trong quá tŕnh hoàn thiện sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.
Ali Ghufron Mukti, quan chức cấp cao của Bộ Giáo dục Indonesia, đánh giá cao phát minh của nhóm, hứa hẹn chính phủ sẽ cung cấp khoản tài trợ cho việc phát triển thiết bị.
Nằm trong vành đai lửa Thái B́nh Dương, Indonesia thường xuyên phải hứng chịu những trận động đất. Tháng 12/2004, trận động đất mạnh 9,5 độ richter gây ra sóng thần, làm hơn 126.000 người chết.