Tỷ phú Bill Gates đă có những hành động thiết thực để các nước chung tay pḥng chống dịch bệnh. Tạp chí New England Journal of Medicine đăng bài b́nh luận của tỷ phú Bill Gates, kêu gọi trách nhiệm của các nước trong đối phó với Covid-19.
Nhân viên y tế tại bệnh viện thành phố Vũ Hán đeo kính bảo hộ trước khi bước vào khu cách ly. Ảnh: Reuters
Dưới đây là trích lược bài viết đăng ngày 28/2 của ông:
Trong bất cứ cuộc khủng hoảng nào, các nước có hai trách nhiệm quan trọng ngang nhau cần thực hiện: giải quyết các vấn đề trước mắt và ngăn chúng tái diễn.
Đại dịch Covid-19 là một trường hợp điển h́nh. Bài toán hiện hữu là cứu chữa các bệnh nhân và cải thiện cách ứng phó với dịch bệnh nói chung. Vấn đề đầu tiên là cấp thiết, song nhiệm vụ thứ hai có lợi ích lâu dài.
Tối đa hoá khả năng pḥng chống dịch bệnh là thách thức dài hạn. Trước đây, giới chuyên gia nhiều lần khẳng định sự xuất hiện của một đại dịch nghiêm trọng ngang với Cúm 1918 (Cúm Tây Ban Nha) chỉ là vấn đề thời gian.
Chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tức th́. Trong tuần vừa qua, Covid-19 có diễn biến giống như một mầm bệnh trăm năm có một mà chúng ta lo ngại lâu nay. Tôi hy vọng t́nh h́nh không xấu đến vậy, nhưng chúng ta cần chuẩn cho mọi t́nh huống
Có hai lư do khiến chúng ta lo ngại Covid-19 chính là mối đe dọa đó. Covid-19 giết chết cả người trưởng thành khỏe mạnh lẫn người già có vấn đề về sức khoẻ. Dữ liệu đến nay cho thấy tỷ lệ tử vong là khoảng 1%, cao hơn nhiều so với cúm mùa thông thường, ngang bằng Đại dịch cúm năm 1957 (0,6%) và đại dịch cúm 1981 (2%).
Bên cạnh đó, nCoV lây lan khá nhanh chóng. Một bệnh nhân trung b́nh lây truyền khoảng 2 hoặc 3 người khác, tỷ lệ gia tăng theo cấp số nhân. Nhiều bằng chứng cho thấy virus có thể lây lan cả khi người bệnh có biểu hiện nhẹ hoặc thậm chí không có triệu chứng. Như vậy Covid-19 khó kiểm soát hơn nhiều so với hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) hoặc hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Hai căn bệnh "họ hàng" có hệ số truyền nhiễm thấp hơn. Thực tế, số người mắc Covid-19 trong hai tháng cao gấp 10 lần so với lượng bệnh nhân SARS trong gần một năm.
Thế giới cần đẩy mạnh quá tŕnh phát triển vaccine và t́m ra phương pháp điều trị căn bệnh. Các nhà khoa học đă công bố tŕnh tự gene của virus trong ṿng vài ngày kể từ khi công bố dịch. Đến nay Liên minh Đổi mới Chuẩn bị Dịch tễ học đánh giá cao 8 loại vaccine triển vọng, sẵn sàng tiến đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu hiệu quả và an toàn trên động vật, vaccine sẽ được thử nghiệm trên người quy mô lớn vào khoảng đầu tháng 6.
Quá tŕnh thử thuốc cũng được đẩy mạnh dựa trên ngân hàng hợp chất, áp dụng kỹ thuật sàng lọc mới bao gồm trí tuệ nhân tạo, xác định các thuốc chống siêu vi tiềm năng.
Một trong những thách thức về kỹ thuật đối với điều chế vaccine là cải thiện phương pháp sản xuất protein cũ, vốn quá chậm để ứng phó với đại dịch. Bên cạnh đó, việc sản xuất cấu trúc dựa trên axit nucleic (tạo ra trong ṿng vài giờ sau khi bộ gene virus được công bố) theo quy mô lớn cũng khiến giới chuyên gia đau đầu.
Quá tŕnh này cần sự tài trợ của chính phủ, bởi phát triển các sản phẩm ứng phó với đại dịch là một khoản đầu tư đầy rủi ro. Nguồn vốn công sẽ giảm thiểu thiệt hại đối với các công ty dược phẩm. Phát triển thuốc điều trị sốt siêu vi có thể tốn tới hàng tỷ đô la – một khoản tiền khổng lồ. Song đây là quy mô cần thiết để giải quyết triệt để vấn đề.
Chính phủ các nước và ngành công nghiệp dược phẩm cần đi đến một thoả thuận, rằng trong cuộc chiến chống đại dịch, vaccine không thể chỉ được bán cho bên trả giá cao nhất. Chúng phải luôn sẵn có với giá cả hợp lư, dành cho khu vực chịu nhiều thiệt hại. Đây là điều đúng đắn và chiến lược bền vững ngăn ngừa đại dịch trong tương lai.