71 người từ các khu cách ly Covid-19 được chuyển đến Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong 8 tháng qua, bởi phát nhiều dấu hiệu bệnh tâm thần.
Bác sĩ Nguyễn Đức Vượng, phụ trách khu cách ly Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, cho biết những bệnh nhân này chia thành hai nhóm. Thứ nhất là nhóm người phải vào khu cách ly tập trung v́ có yếu tố dịch tễ, sau đó xuất hiện những dấu hiệu bệnh tâm thần như mất ngủ, nói nhảm...
Nhóm thứ hai là người có tiền sử bệnh tâm thần, đă điều trị, sức khỏe ổn định, sau đó đi du học hoặc làm việc tại nước ngoài... khi phải cách ly, không điều trị đúng liệu tŕnh khiến bệnh tái phát.
Bác sĩ Vượng vẫn nhớ trường hợp Duy (đă đổi tên), xuất khẩu lao động sang Nhật Bản gần một năm th́ Covid-19 đến. Anh nghỉ chỗ làm cũ v́ thu nhập không đủ chi trả phí sinh hoạt đắt đỏ. Anh không t́m được việc khác. Tháng 4, Duy phải về nước, cách ly tập trung ngay khi nhập cảnh theo quy định.
Vài ngày ở trong khu cách ly tập trung, Duy bắt đầu mất ngủ, nói lảm nhảm, đi lại như người mất hồn cả ngày lẫn đêm. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly Covid-19 dành riêng cho người có dấu hiệu tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội để điều trị.
Theo bác sĩ Vượng, Duy có những dấu hiệu bệnh tâm thần, song chưa đủ chẩn đoán là tâm thần phân liệt hay trầm cảm. Bác sĩ nhận định việc thay đổi môi trường sinh hoạt, cộng với áp lực kinh tế khiến Duy khởi phát bệnh tâm thần.
Bác sĩ Vũ Kim Hoàn, Phó Trưởng pḥng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP HCM, kể về trường hợp một bệnh nhân nam. Người này hồi tháng 4 do có yếu tố dịch tễ nên cách ly tập trung 14 ngày tại Bệnh viện dă chiến Củ Chi. Trong thời gian cách ly, anh bị hoang tưởng, luôn nghĩ "có người muốn hại ḿnh". Bệnh viện Củ Chi phải mời các bác sĩ về tâm thần tới điều trị cho bệnh nhân.
Bác sĩ Hoàn cho rằng có thể trước đó bệnh nhân đă có những rối loạn về tâm thần. Nay bắt buộc phải cách ly, anh không thích nghi được với nỗi lo lắng, căng thẳng, sinh ra rối loạn hoang tưởng cảm ứng tức thời.
"Dịch bệnh có thể là chất xúc tác thúc đẩy quá tŕnh bệnh lư tâm thần của người bệnh diễn ra nhanh hơn, mạnh hơn, nghiêm trọng hơn", bác sĩ Hoàn nói.
Sức khỏe tâm thần do Covid-19 ngay từ đầu dịch đă được các chuyên gia y tế thế giới cảnh báo, trong bối cảnh số ca nhiễm và số tử vong tăng cao liên tục. Nỗi lo lắng, sợ hăi thường trực; cuộc sống thay đổi; tỷ lệ mất việc thất nghiệp tăng; kinh tế khó khăn, phá sản... đè nặng. Hồi tháng 5, Tổng thư kư Liên Hợp Quốc, ông Antonio Guterres, cảnh báo những người có nguy cơ mất sinh kế, bị tách khỏi người thân hoặc phải chịu lệnh phong tỏa nghiêm ngặt v́ Covid-19 có thể chịu tác động tâm lư.
WHO ghi nhận tỷ lệ người trải qua đau đớn về tinh thần trong cuộc khủng hoảng tại Iran là 60%, tại Mỹ là 45%. Gần một nửa nhân viên y tế của Canada cần hỗ trợ về tâm lư.
Tại Việt Nam chưa có nghiên cứu hay thống kê chính thức nào về số người bị ảnh hưởng tâm thần do Covid-19. Tuy nhiên đă xuất hiện các bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần trong thời gian cách ly, như 71 trường hợp đưa vào Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, hoặc như bệnh nhân Hiếu ở Bệnh viện dă chiến Củ Chi. Những trường hợp khác chưa được ghi nhận.
Bác sĩ Hoàn lư giải: "Tâm thần là bệnh lư diễn tiến lâu dài, chỉ vài trường hợp bộc phát đột ngột như các rối loạn tâm thần cấp. V́ thế, hiện khó có thể thống kê hay khẳng định bệnh nhân mắc các bệnh lư tâm thần là hoàn toàn do Covid-19, mà có thể là yếu tố xúc tác".
Bệnh viện Tâm thần TP HCM từ đầu năm đến nay tiếp nhận 150.000 lượt khám các bệnh lư liên quan đến sức khỏe tâm thần, giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy bác sĩ Hoàn dự báo t́nh trạng phá sản, thất nghiệp, giảm thu nhập, phải cách ly... do Covid -19 là chuỗi nguyên nhân có thể khiến số bệnh nhân tâm thần tăng lên trong thời gian tới.
Hai bệnh nhân mắc tâm thần trong khu cách ly được nêu ở trên, sau đó điều trị giống mọi bệnh nhân tâm thần khác, sử dụng thuốc và hóa dược. Theo bác sĩ Hoàn, nhờ đă t́m ra nguyên nhân thực sự khiến bệnh phát tác là liên quan Covid-19, bệnh nhân được điều trị triệt để theo căn nguyên này và hồi phục nhanh.
Bệnh nhân Hiếu khi hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày, về nhà, uống thuốc theo toa của bác sĩ, bệnh đến nay đă khỏi hẳn.
Nhiều bệnh nhân có dấu hiệu tâm thần được cho là liên quan Covid-19. Ảnh: Medium
Theo các bác sĩ, nhiều dấu hiệu ở bệnh nhân tâm thần. Thứ nhất là mất ngủ hoàn toàn trong 24 giờ. Một số trường hợp rối loạn định hướng không gian và thời gian, như không thể xác định được ḿnh đang ở đâu, lúc này là thời điểm nào trong ngày. Cùng với đó là hoang tưởng và ảo giác. Bệnh nhân thường có ảo giác là nh́n thấy những h́nh ảnh không có thật như các động vật nhỏ (kiến, gián, chim, chuột) hoặc các h́nh ảnh ghê rợn (ma quỷ).
Dấu hiệu tâm thần thứ hai là phản ứng stress cấp. Đây là một rối loạn tâm thần đột ngột xuất hiện ngay sau khi nhận thông báo đi cách ly hoặc bắt buộc điều trị do nhiễm nCoV. Cuộc sống bị gián đoạn và xáo trộn bất ngờ khiến bệnh nhân không kịp thích ứng. Bệnh nhân có thể biểu hiện bằng chết lặng hoặc kích động như khóc lóc, la hét, bỏ chạy, van xin...
Triệu chứng thứ ba là lo âu lan tỏa. Khi t́nh trạng phong tỏa xă hội kéo dài vài tháng, việc cách ly trong không gian hẹp dài ngày, khiến nếp sống bị đảo lộn hoàn toàn. Họ sợ sẽ lây nhiễm nCoV do số người nhiễm và người chết v́ Covid-19 tăng quá nhanh. Hoặc, họ quá căng thẳng v́ mất khả năng chi trả các hóa đơn do cạn tiền v́ đóng cửa nền kinh tế.
"T́nh trạng phong tỏa xă hội và đóng cửa nền kinh tế càng dài, càng rộng th́ nguyên nhân thứ ba sẽ càng tăng lên", bác sĩ Vượng phân tích.
Trong t́nh h́nh cả nước pḥng dịch bệnh, bác sĩ Vượng khuyên người có tiền sử hoặc đang điều trị tâm thần nên luôn chuẩn bị dự trù thuốc phù hợp trong thời gian 1-3 tháng. Bệnh nhân cũng không tự ư ngừng hoặc bỏ thuốc điều trị các bệnh tâm thần mạn tính. Nếu lịch tái khám định kỳ bị hoăn do dịch, người bệnh nên tư vấn từ xa với nhân viên y tế theo đúng hẹn.
Người mất ngủ thường xuyên từ hai tuần trở lên, dùng thuốc ngủ không hiệu quả, tinh thần suy sụp, cảm thấy buồn chán, lo âu nhiều... bác sĩ đề nghị đến bệnh viện khám và điều trị sớm.