Trump thế này th́ làm ǵ mà TQ chẳng ghét - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > Business News |Tin Kinh Tế


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Trump thế này th́ làm ǵ mà TQ chẳng ghét
Khi Trump đắc cử cuối năm 2016, gần 100% đồ nội thất khách sạn của M Group đều được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng sau 4 năm nay chỉ c̣n một nửa.

Sau 4 năm chịu tác động của thuế chống bán phá giá, các mức thuế quan và căng thẳng chính trị Mỹ - Trung dưới thời chính quyền Donald Trump, khoảng 50% dây chuyền sản xuất của tập đoàn Mỹ M Group được phân bố rải rác ở các nước Đông Nam Á và Đông Âu, thay v́ tập trung toàn bộ ở Trung Quốc.

"Chúng tôi cuối cùng cũng đưa ra một giải pháp, nhờ lịch tŕnh bay dày đặc của ḿnh. Tôi và con trai cả của ḿnh đă bay gần như khắp thế giới để t́m kiếm nguồn tài nguyên", H. David Murray, chủ tịch tập đoàn M Group của Mỹ, nói.

Đầu tiên, Tổng thống Trump áp thuế chống bán phá giá 341% đối với đá mặt bếp cẩm thạch do Trung Quốc sản xuất, sau đó là hàng loạt thuế đối với tủ gỗ, kệ pḥng tắm, tủ bếp và vách đầu giường.

"Tất cả sản phẩm này đều hứng đ̣n từ các biện pháp chống bán phá giá, bởi môi trường chính trị ở Mỹ hiện giờ hoàn toàn thuận lợi cho điều đó", Murray nói.


Nhà máy lắp rắp của hăng ô tô Mỹ General Motors và đối tác Trung Quốc ở thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây. Ảnh: Reuters.

Doanh nhân này nói ông muốn duy tŕ sản xuất ở Trung Quốc bởi không có nơi nào khác có thể cạnh tranh được về giá thành, tốc độ, quy mô và chất lượng sản xuất. Nhưng nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục sau bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11, ông có thể phải rời công xưởng của thế giới, dù ông nhiều khả năng không đưa dây chuyền sản xuất về Mỹ.

"Bang Bắc Carolina từng là nơi sản xuất rất nhiều đồ nội thất khách sạn, nhưng đó là chuyện của 20 năm trước. Nếu bây giờ bang này tài trợ cho chúng tôi 5 triệu USD để mở nhà máy, các công nhân có tay nghề mà chúng tôi muốn t́m đều đă 68-70 tuổi", Murray cho hay.

"Sau đó là vấn đề chuỗi cung ứng. Nếu tôi là người có sức cạnh tranh tốt nhất trong lĩnh vực này, cũng phải mất 3-5 năm để xây dựng chuỗi cung ứng, nhưng chi phí bỏ ra có thể cao gấp hai lần các nhà cung cấp của Việt Nam hay Trung Quốc", ông nói thêm.

Công ty của Murray chỉ là một trong rất nhiều doanh nghiệp chứng kiến nhiều thăng trầm trong 4 năm cầm quyền của Trump, khi ông cam kết cứng rắn với Trung Quốc và đưa các công ty Mỹ về nước. Khi ứng viên Dân chủ Joe Biden cũng theo đuổi chính sách tương tự với Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp cho rằng thời gian tới sẽ rất hỗn loạn, bất kể ai chiến thắng trong cuộc bầu cử.

"Nếu không v́ các đ̣n áp thuế, tôi giờ chắc vẫn ở Trung Quốc", Larry Sloven, người từng dành nhiều năm lên kế hoạch chuyển công ty sản xuất bóng đèn LED Capstone International từ Trung Quốc sang Thái Lan, cho hay.

Dây chuyền sản xuất đă được di dời ngay trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. "Đó không phải con đường dễ dàng và thách thức lớn nhất là chuỗi cung ứng. Tất cả linh kiện, pin, chip, điện trở, dây cáp đều được sản xuất ở Trung Quốc. Giá thành đă cao hơn ở Thái Lan và giờ chúng tôi c̣n phải vận chuyển các kiện hàng tới Mỹ", Sloven nói.

Sloven thêm rằng các công ty không rời đi sẽ bị mắc kẹt ở Trung Quốc, bởi dù ai trở thành tổng thống Mỹ sắp tới, các đ̣n áp thuế sẽ không được dỡ bỏ. "Trump đă hoàn toàn thay đổi cuộc sống của rất nhiều người. Ông ấy đă thay đổi toàn bộ ngành sản xuất", ông nói.

Đối với các doanh nhân, Trung Quốc là địa điểm sản xuất hấp dẫn với cơ sở hạ tầng tốt, chuỗi cung ứng ổn định và lực lượng lao động có tay nghề. Khảo sát gần đây của Văn pḥng Thương mại Mỹ ở Thượng Hải cho thấy bất chấp áp lực từ Trump, 92,1% thành viên của họ không có kế hoạch rời Trung Quốc.

"Trung Quốc là nơi kinh doanh dễ dàng nhất trên thế giới, với thị trường bán lẻ lớn, bạn có thể có bất kỳ điều ǵ cần cho chuỗi cung ứng, từ linh kiện cho đến nguyên liệu thô. Tất cả đều có thể dễ dàng t́m thấy ở đây", Murray nói.


Tổng thống Donald Trump tại sự kiện ở Manchester, bang New Hampshire, Mỹ hồi tháng 8/2019. Ảnh: AFP.

Bên cạnh áp lực từ Trump, nhiều doanh nghiệp Mỹ cho biết quyết định di dời dây chuyền sản xuất của họ đôi khi c̣n phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ. Khảo sát của công ty nghiên cứu Pew hồi tháng 9 chỉ ra 78% người Mỹ giờ không có thiện cảm với Trung Quốc, mức cao nhất trong 15 năm qua.

"Ngoài các sản phẩm điện và điện tử, khách hàng giờ có xu hướng t́m kiếm các sản phẩm sản xuất ngoài Trung Quốc", Hiten Shah, chủ tịch công ty t́m kiếm nguồn cung ứng MES Inc., cho hay. "Năm ngoái họ lo lắng về thuế quan, nhưng giờ họ lo ngại khả năng xung đột quân sự và mối quan hệ xấu đi nhanh chóng giữa hai nước".

Một năm trước, Kent International là một trong nhiều công ty cân nhắc rời Trung Quốc. Công ty sản xuất xe đạp, chủ yếu bán ở các hăng bán lẻ Mỹ như Walmart, đă bị tổn hại nhiều do thuế quan v́ căng thẳng thương mại và đối tác sản xuất Trung Quốc của họ đă đầu tư 10 triệu USD vào một địa điểm sản xuất lớn ở Campuchia.

Kế hoạch di dời tới Campuchia thất bại, nhưng công ty đă được "quăng phao cứu sinh" ngay trước khi đại dịch xảy ra, với nhiều sản phẩm của họ được miễn thuế, theo CEO Arnold Kamler.

Đối tác của Kent International là Shanghai General Sports, doanh nghiệp gia đ́nh do Ge Lei quản lư. Ge Lei cho biết ông đă từ bỏ kế hoạch xây dựng nhà máy ở Campuchia để chuyển sang một nhà máy khác ở Malaysia. Nhà máy này có khả năng sản xuất 600.000 xe đạp mỗi năm và có chính sách bảo hiểm để tránh ảnh hưởng của các loại thuế quan tương lai.

"Nh́n chung tôi không nghĩ việc Trump đắc cử thêm 4 năm sẽ tốt cho hoạt động kinh doanh của ḿnh bởi chính sách của ông ấy rất thất thường. Đối với các nhà máy như của chúng tôi, các chính sách xấu như thuế quan không phải vấn đề bởi chúng tôi có thể chuyển sản xuất sang quốc gia khác. Nhưng chính sách của Trump nay thế này mai thế khác, có thể khiến các khoản đầu tư của chúng tôi lao dốc", Ge nói.

Dù tránh được tác động tồi tệ nhất của thuế quan nhập khẩu trực tiếp và doanh thu xe đạp đă tăng lên, Kamler vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng từ chính sách bất thường của Trump. Ông đă dự định chuyển phần lớn dây chuyền sản xuất về Nam Carolina, nhưng gặp khó khăn về chi phí và t́m kiếm nguồn cung ứng.

"Nếu chúng tôi có thể có thực lực đủ tốt, chúng tôi có thể nghiêm túc xem xét bắt đầu xây dựng dây chuyền sản xuất từ đầu ở Mỹ", Kamler nói. "Nhưng tôi cần sự chắc chắn. Tôi không quan tâm thuế quan là 0 hay 50%. Để có thể xây dựng chiến lược kinh doanh, chúng tôi cần một số yếu tố chắc chắn, nhưng hoàn toàn không có ǵ chắc chắn dưới thời Trump".

VietBF@sưu tập

goodidea
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 10-02-2020
Reputation: 5697


Profile:
Join Date: Mar 2020
Posts: 41,044
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	24.jpg
Views:	0
Size:	591.4 KB
ID:	1664542   Click image for larger version

Name:	24.1.jpg
Views:	0
Size:	389.0 KB
ID:	1664543  
goodidea_is_offline
Thanks: 65
Thanked 2,441 Times in 2,051 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 11 Post(s)
Rep Power: 46 goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5goodidea Reputation Uy Tín Level 5
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:19.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09129 seconds with 12 queries