BÁ QUYỀN KẾT THÚC NHƯ THẾ NÀO: SỰ RĂ RỆU CỦA QUYỀN LỰC MỸ (PHẦN I) - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > USA NEWS > USA NEWS ZONE 2


Closed Thread
 
Thread Tools
Old 11-01-2020   #1
cha12 ba
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
cha12 ba's Avatar
 
Join Date: Jan 2013
Posts: 37,973
Thanks: 81,074
Thanked 56,785 Times in 24,152 Posts
Mentioned: 430 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 10758 Post(s)
Rep Power: 75
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11cha12 ba Reputation Uy Tín Level 11
Default BÁ QUYỀN KẾT THÚC NHƯ THẾ NÀO: SỰ RĂ RỆU CỦA QUYỀN LỰC MỸ (PHẦN I)

11/01/20

How Hegemony Ends The Unraveling of American Power


By Alexander Cooley and Daniel H. Nexon

Biên dịch: Trần Ngọc Cư

ALEXANDER COOLEY
là Giáo sư Chính trị học Ngạch Claire Tow tại Barnard College và là Giám đốc Viện Nghiên cứu Harriman tại Columbia University.

DANIEL H. NEXON là Phó Giáo sư tại Phân khoa Chính quyền tại Trường Nghiệp vụ Nước ngoài Edmund A. Walsh tại Đại học Georgetown.

Hai ông là tác giả cuốn “Exit From Hegemony: The Unraveling of the American Global Order“ (Chấm dứt bá quyền: Sự ră rệu của trật tự toàn cầu Mỹ)]

Nhiều dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong trật tự toàn cầu. Phản ứng quốc tế thiếu phối hợp trong việc đối phó đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế tiếp sau đó, sự hồi sinh của chính trị dân tộc chủ nghĩa và chính sách cứng rắn về biên giới quốc gia h́nh như báo trước sự xuất hiện của một hệ thống quốc tế thiếu hợp tác và mong manh hơn. Theo nhiều nhà quan sát, những phát triển này nêu bật sự nguy hiểm của chính sách “nước Mỹ trước hết” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và việc ông rút lui khỏi vai tṛ lănh đạo toàn cầu.

Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch coronavirus, Trump vẫn thường xuyên chỉ trích giá trị của các liên minh và các định chế như NATO, ủng hộ sự tan ră của Liên Minh Châu Âu, rút khỏi một loạt các hiệp định và tổ chức quốc tế, và quay sang ch́u chuộng các nhà độc tài như Tổng thống Nga Vladimir Putin và lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ông đặt nghi vấn về giá trị của việc đưa các giá trị tự do như dân chủ và nhân quyền vào trung tâm của chính sách đối ngoại. Việc Trump rơ ràng dành ưu tiên cho chính trị giao dịch tổng số bằng không [có kẻ thắng người thua] chứng minh thêm khái niệm Mỹ đang từ bỏ cam kết thúc đẩy một trật tự quốc tế tự do.

Một số nhà phân tích tin rằng Hoa Kỳ vẫn c̣n có thể quay trở lại, bằng cách khôi phục các chiến lược mà Mỹ đă vận dụng, từ cuối Thế chiến II đến sau Chiến tranh Lạnh, để xây dựng và duy tŕ một trật tự quốc tế thành công. Nếu một nước Mỹ thời hậu Trump có thể nắm lại các trách nhiệm về quyền lực toàn cầu của ḿnh, th́ thời đại này — bao gồm cả đại dịch sẽ định tính cách cho nó — chỉ là một sự chệch hướng tạm thời chứ không phải là một bước trên con đường dẫn đến xáo trộn vĩnh viễn.

Dẫu sao, những dự đoán về sự xuống dốc của Mỹ và sự thay đổi trong trật tự quốc tế chẳng có ǵ mới lạ—và thường xuyên sai lầm. Vào giữa những năm 1980, nhiều nhà phân tích tin rằng sự lănh đạo của Mỹ đang trên đường kết thúc. Hệ thống Bretton Woods đă sụp đổ vào những năm 1970; Hoa Kỳ phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các nền kinh tế châu Âu và Đông Á, đặc biệt từ Tây Đức và Nhật Bản; và Liên Xô lúc bấy giờ trông giống như một thực thể trường tồn của chính trị thế giới. Tuy nhiên, đến cuối năm 1991, Liên Xô đă chính thức tan ră, Nhật Bản bước vào “thập kỷ mất mát” v́ sự tŕ trệ kinh tế và nhiệm vụ hợp nhất tốn kém đă tiêu hết nguồn lực của một nước Đức thống nhất. Trong khi đó, Hoa Kỳ đă trải qua một thập kỷ bùng nổ đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế cao bất ngờ. Kết quả là điều mà mà nhiều người ca ngợi là “một thời điểm đơn cực” [a unipolar moment] của bá quyền Mỹ.

Nhưng lần này thực sự là khác. Chính các lực tác động làm cho bá quyền Mỹ trở nên vững vàng trước đây ngày nay đang thúc đẩy sự giải thể của nó. Có ba sự phát triển đă từng thúc đẩy trật tự hậu Chiến tranh Lạnh do Mỹ lănh đạo. Một là, với sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ không c̣n phải đối diện với một dự án ư thức hệ toàn cầu quan trọng nào có thể cạnh tranh với Mỹ. Hai là, với sự tan ră của Liên Xô và cơ sở hạ tầng của các định chế và quan hệ đối tác của chế độ Xô Viết, các quốc gia yếu hơn không c̣n lựa chọn đáng kể nào ngoài việc hướng tới Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây nhằm đảm bảo hậu thuẫn quân sự, kinh tế và chính trị. Và ba là, các nhà hoạt động và phong trào xuyên quốc gia đang truyền bá các giá trị và chuẩn mực tự do vốn đă củng cố trật tự tự do.

Ngày nay, những động lực tương tự đă quay lại chống Hoa Kỳ: một chu kỳ độc hại làm xói ṃn quyền lực Mỹ đang thay thế chu kỳ tốt lành đă từng củng cố nó. Với sự trỗi dậy của các cường quốc như Trung Quốc và Nga, các dự án chuyên quyền và phi tự do đang cạnh tranh với hệ thống quốc tế tự do do Mỹ lănh đạo. Các nước đang phát triển, và thậm chí nhiều nước phát triển, có thể t́m kiếm những cường quốc bảo trợ mới thay v́ tiếp tục phụ thuộc vào sự hào phóng và hậu thuẫn của phương Tây. Và các mạng lưới xuyên quốc gia phi tự do, thường là cánh hữu, đang ra sức chống lại các quy tắc và các tín lư của trật tự quốc tế tự do mà trước đây dường như không thể bị lung lạc. Nói tóm lại, vai tṛ lănh đạo toàn cầu của Mỹ không chỉ thoái hoá, mà nó đang ră rệu. Và sự xuống dốc này không có tính chu kỳ mà là vĩnh viễn.

THỜI ĐIỂM ĐƠN CỰC ĐANG BIẾN MẤT

Thật có vẻ lạ lùng khi ta nói về một sự xuống dốc vĩnh viễn của Mỹ khi Mỹ chi tiêu một ngân sách quốc pḥng nhiều hơn so với bảy đối thủ tiếp theo kết hợp lại và duy tŕ một mạng lưới các căn cứ quân sự vô song ở nước ngoài. Sức mạnh quân sự đóng một vai tṛ quan trọng trong việc tạo ra và duy tŕ thế ưu việt của Hoa Kỳ trong những năm 1990 và những năm đầu của thế kỷ này; không một quốc gia nào khác có thể nới rộng những bảo đảm an ninh đáng tin cậy trên toàn bộ hệ thống quốc tế. Nhưng sự thống trị của quân đội Mỹ ít phụ thuộc vào ngân sách quốc pḥng — trên thực tế, chi tiêu quân sự của Mỹ đă giảm trong những năm 1990 và chỉ gia tăng đột biến sau vụ tấn công 11 tháng 9. Ưu thế quân sự của Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào một số yếu tố khác như sự biến mất của Liên Xô như một đối thủ cạnh tranh, sự gia tăng lợi thế công nghệ mà quân đội Mỹ hưởng được và việc hầu hết các cường quốc hạng hai trên thế giới sẵn sàng dựa vào sức mạnh Hoa Kỳ thay v́ xây dựng lực lượng quân sự của riêng ḿnh. Nếu sự trỗi dậy của Mỹ như một cường quốc đơn cực chủ yếu phụ thuộc vào sự giải thể của Liên Xô, th́ sự kéo dài của tính đơn cực đó trong thập kỷ tiếp theo là do việc các đồng minh châu Á và châu Âu đồng t́nh chấp nhận vai tṛ bá quyền của Mỹ.

Nếu ta chỉ nói về khoảnh khắc đơn cực th́ sẽ làm lu mờ thêm các đặc điểm quan trọng của chính trị thế giới đă h́nh thành nền tảng cho sự thống trị của Mỹ. Sự tan ră của Liên Xô cuối cùng đă khép lại cánh cửa của dự án duy nhất về trật tự toàn cầu có thể cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa Mác – Lênin (và các phó sản của nó) hầu hết đă biến mất như một nguồn cạnh tranh ư thức hệ. Cơ sở hạ tầng xuyên quốc gia liên hệ nó — các tổ chức, các tập quán và các mạng lưới, bao gồm Hiệp ước Warsaw, Hội đồng Tương trợ Kinh tế và chính bản thân Liên Xô—tất cả đều sụp đổ từ bên trong. Không có sự hỗ trợ của Liên Xô, hầu hết các quốc gia liên kết với Moscow, các nhóm nổi dậy và các phong trào chính trị phải quyết định hoặc bỏ cuộc hoặc gia nhập liên minh với Hoa Kỳ. Vào giữa những năm 1990, chỉ c̣n lại một khuôn khổ nổi bật cho các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đó là hệ thống các liên minh và định chế quốc tế tự do thả neo tại Washington.

Hoa Kỳ và các đồng minh của ḿnh — được gọi tắt là phương Tây — cùng nhau hưởng độc quyền bảo trợ trên thực tế [a de facto patronage monopoly] trong thời kỳ đơn cực này. Với một số trường hợp ngoại lệ hiếm hoi, phương Tây đă cung ứng nguồn an ninh quan trọng duy nhất, các lợi ích kinh tế, hậu thuẫn chính trị và tính hợp pháp cho nhiều quốc gia. Các nước đang phát triển không c̣n có thể dùng đ̣n bẩy chính trị với Washington bằng cách đe dọa quay qua Moscow hoặc đưa ra nguy cơ bị cộng sản chiếm chính quyền để giúp họ khỏi phải tiến hành cải cách trong nước. Sự bành trướng nhanh chóng sức mạnh và ảnh hưởng của phương Tây không có ǵ cản trở đến mức nhiều nhà hoạch định chính sách đă tin vào chiến thắng vĩnh viễn của chủ nghĩa tự do. Hầu hết các chính phủ đều thấy rơ không có một phương án thay thế khả thi nào khác.

Không có nguồn hỗ trợ nào khác, các nước càng có nhiều khả năng tuân thủ các điều kiện của viện trợ phương Tây mà họ nhận được. Các lănh đạo độc tài phải đối mặt với sự chỉ trích quốc tế nghiêm khắc và các yêu sách nặng nề từ các tổ chức quốc tế do phương Tây kiểm soát. Vâng, các cường quốc dân chủ tiếp tục bảo vệ một số quốc gia chuyên chế (như Ả Rập Saudi giàu dầu mỏ) khỏi những yêu sách như vậy v́ lư do chiến lược và kinh tế. Và các nền dân chủ hàng đầu, kể cả Hoa Kỳ, chính họ cũng vi phạm các quy tắc quốc tế liên quan đến nhân quyền, dân quyền và các quyền chính trị, đáng kể nhất là dưới h́nh thức tra tấn và giam giữ tù nhân một cách khác thường [ở những địa phương nằm ngoài luật pháp Mỹ] trong cái gọi là cuộc chiến chống khủng bố. Nhưng ngay cả những ngoại lệ đạo đức giả này cũng đă củng cố quyền bá chủ của trật tự tự do, bởi v́ chúng châm ng̣i cho sự lên án mạnh mẽ giúp khẳng định các nguyên tắc tự do và bởi v́ chính các quan chức Hoa Kỳ cũng phải tiếp tục lên tiếng cam kết các quy tắc tự do.

Trong khi đó, số lượng mạng lưới xuyên quốc gia ngày càng mở rộng — thường được mệnh danh là “xă hội dân sự quốc tế” — đă chống đỡ cho một kiến trúc mới xuất hiện của trật tự quốc tế hậu Chiến tranh Lạnh. Các nhóm và cá nhân này đóng vai tṛ những người lính chân chính của bá quyền Mỹ bằng cách truyền bá các quy tắc và tập quán tự do rộng răi. Sự sụp đổ của các nền kinh tế kế hoạch tập trung trong thế giới hậu cộng sản đă mở đường cho các làn sóng tư vấn và nhà thầu phương Tây giúp mang lại các cải cách thị trường, đôi khi có hậu quả tai hại, như ở Nga và Ukraine, nơi trị liệu sốc do phương Tây hậu thuẫn [Western-backed shock therapy]đă làm cho hàng chục triệu người trở nên bần cùng trong khi tạo ra một lớp đầu sỏ giàu có, những người đă biến tài sản nhà nước trước đây thành các đế chế cá nhân. Các tổ chức tài chính quốc tế, cơ quan quản lư chính phủ, ngân hàng trung ương và các nhà kinh tế đă nỗ lực xây dựng một sự đồng thuận của giới chóp bu [an elite concensus] ủng hộ thương mại tự do và sự chuyển dịch vốn qua các biên giới quốc gia.

Các nhóm xă hội dân sự cũng t́m cách lèo lái các nước hậu cộng sản và đang phát triển theo mô h́nh dân chủ tự do phương Tây. Các toán chuyên gia phương Tây đă tư vấn cho các chính phủ về việc thiết kế hiến pháp mới, cải cách pháp lư và hệ thống đa đảng. Các nhà quan sát quốc tế, hầu hết trong số họ đến từ các nền dân chủ phương Tây, đă theo dơi các cuộc bầu cử ở các nước xa xôi. Các tổ chức phi chính phủ (NGO) ủng hộ việc mở rộng quyền con người, b́nh đẳng giới và bảo vệ môi trường, đă tạo được liên minh với các nhà nước và các cơ quan truyền thông có thiện cảm. Công việc của các nhà hoạt động xuyên quốc gia, các cộng đồng học thuật và các phong trào xă hội đă giúp xây dựng một dự án tự do bao trùm lên các nỗ lực hội nhập kinh tế và chính trị thế giới. Trong suốt những năm 1990, các lực lượng này đă giúp tạo ra một ảo tưởng về một trật tự tự do vô địch dựa trên bá quyền toàn cầu của Mỹ . Ảo ảnh đó bây giờ đă bị rách nát.

(C̣n tiếp)

https://www.foreignaffairs.c om/articles/united-states/2020-06-09/how-hegemony-ends
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	bbb.png
Views:	0
Size:	675.1 KB
ID:	1680292  
cha12 ba_is_offline  
The Following 2 Users Say Thank You to cha12 ba For This Useful Post:
SYBC (11-01-2020), thangtram (11-01-2020)
Old 11-01-2020   #2
SYBC
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Feb 2012
Posts: 1,078
Thanks: 2,599
Thanked 2,222 Times in 1,054 Posts
Mentioned: 11 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 226 Post(s)
Rep Power: 14
SYBC Reputation Uy Tín Level 6
SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6SYBC Reputation Uy Tín Level 6
Default

Bài viết này hay quá. Đợi xem các phần tiếp theo
SYBC_is_offline  
The Following 2 Users Say Thank You to SYBC For This Useful Post:
cha12 ba (11-01-2020), thangtram (11-01-2020)
Old 11-01-2020   #3
thangtram
R7 Tuyệt Đỉnh Cao Thủ
 
thangtram's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Location: 10 Downing Street
Posts: 7,099
Thanks: 12,694
Thanked 9,863 Times in 4,512 Posts
Mentioned: 103 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 2069 Post(s)
Rep Power: 34
thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9
thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9thangtram Reputation Uy Tín Level 9
Default

30 năm trước thế giới tự do đều thở phào nhẹ nhơm, cứ tưởng lưỡng cực (chiến tranh lạnh) đă đi vào quên lăng khi khối CS Đông Âu sụp đổ. Tôi c̣n nhớ lúc đó đă có khá nhiều nhà phân tích thời sự và hoạch định quốc tế đă thận trọng và cho rằng nhân loại đừng nên hân hoan quá sớm...và dần dần đă cho thấy họ đă 0 sai một ly !

Tui th́ chỉ nghĩ rằng sự thù địch như một con quái thú, bạch tuộc với vô số ṿi ...chặt cái này th́ nó mọc ra cái khác, 0 chóng th́ chày...khi mà lợi nhuận từ những thương vụ sản xuất và bán vũ khí càng ngày càng tăng, thậm chí lấn sang ngoài vũ trụ vô tội ! Voilà, anh Chệt mắt hí được dịp nối ngôi anh Nga để đối chọi với anh Hai Mỹ ! Sản xuất vũ khí để làm ǵ, nếu 0 gây chiến tranh, khi kinh tế lệ thuộc vào kỹ nghệ này ??

Triết lư Tây và Đông phương lại có dịp choảng nhau tuy 0 bằng Little Boy, nhưng là kim tiền ! Mà kim tiền đi liền với thế lực thực thụ ! Và từ đó anh Hai Mỹ tất nhiên fải thu ḿnh lại mà pḥng thủ, v́ anh Chệt chơi chiến thuật "thịt đè người", ve văn hầu hết các quốc gia nhược tiểu ở châu Phi và châu Mỹ La-tinh và ít khi nào tham dự bất cứ cuộc chiến hao tốn nào như anh Mỹ trên toàn thế giới...Các bạn thử nhớ lại vào tháng 10.1962 đă xảy ra biến cố Cuba crisis, chỉ có một ḿnh, duy nhất một nước nhỏ téo là Cuba, mà Mỹ đă cuống cuồng sợ hăi ra sao, huống hồ là giờ đây thế lực của anh Chệt lan rộng và âm thầm ra sao !

Anh Chệt chỉ cần nhắm vào châu Phi hoặc các nước thuộc địa của Anh, Pháp, Đức, Bỉ, Tây ban nha, Bồ đào nha vv..nói chung là đủ kiến tạo một sức mạnh vô tiền khoáng hậu rồi...c̣n anh Mỹ th́ MAGA ngu xuẩn, chơi trội bỏ rơi đồng minh từ Đông sang Tây: th́ hậu quả dưới thời Trump, chưa hết 1 nhiệm kỳ là đă qua rơ rệt để bi quan...
thangtram_is_offline  
The Following User Says Thank You to thangtram For This Useful Post:
cha12 ba (11-01-2020)
Closed Thread

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 22:36.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.11455 seconds with 12 queries