11/07/20
‘The whole world waits’ with unease as drawn-out election and Trump’s unsubstantiated claims batter America’s image.
By: Simon Denyer, Rick Noack, Adam Taylor & Siobhán O'Grady
Washington Post
Biên dịch Nguyên Vũ
Khi cả thế giới đánh dấu một ngày bất ổn về kết quả của cuộc tranh cử Tổng Thống Mỹ, những lời tuyên bố chiến thắng qúa sớm, những cáo buộc cuộc bầu cử gian lận vô căn cứ, và đe dọa sẽ chống lại kết qủa bầu cử tại toà án của Trump đă tiếp tục che phủ trên cuộc kiểm phiếu kéo dài, mà từ đó hiện vẫn chưa có ai thắng rơ rệt.
Những tuyên bố xác quyết đó đă được đón nhận với sự lo ngại toàn cầu về tương lai của hệ\ thống chính trị Hoa Kỳ – và với nhiều thích thú của những kẻ thù nghịch truyền thống của Mỹ.
Sau đây là tin giờ chót từ bên ngoài Hoa Kỳ về cuộc bầu cử:
“Tôi nghĩ là cả thế giới đang chờ kết quả sau cùng từ nước Mỹ,” Thủ tướng Tên Tây Lan Jacinda Arden nói với báo chí hôm Thứ Năm. “Chúng tôi đặt niềm tin vào những định chế của Hoa Kỳ và dĩ nhiên là niềm tin rằng những phiếu bầu cuối cùng sẽ tiếp tục được đếm và sẽ có kết quả cuối cùng được công bố.” và
“HĂY NGƯNG NGAY VIỆC ĐẾM PHIẾU!” Trump trúyt hôm Thứ Năm. Nguyên Thủ tướng Ư Enrico Letta viết trả lời cái truưt đó “VIỆC ĐÓ LÀ GỌI LÀ DÂN CHỦ!”
Mức độ sức mạnh của sự ủng hộ cho Trump trong cuộc đầu phiếu đă làm cho các nhà quan sát quốc tế bàng hoàng và đặt ra câu hỏi phải chăng chủ thuyết Trumpism sẽ tiếp tục hiện diện.
Thị trường chứng khóan quan thế giới không bị sao xuyến hôm Thứ Năm mặc dù sự bất định. Thị trường Á châu đóng cửa trọn ngày thứ Tư và Thị trường Âu châu có chỉ số tăng cao.
Giữa lúc đếm phiếu chậm chạp, h́nh ảnh của nước Mỹ trên thế giới như là nền dân chủ kiểu mẫu để các quốc gia bắt chước đă gánh chịu một trận phong ba nữa nhất là đối với các đồng minh của Mỹ.
Ở Canada, các nhà lập háp thường giữ yên lặng về những ǵ xẩy ra sau bầu cử, nhưng việc tŕnh bầy các tin tức bầu cử đă tiếp tục bao trùm các báo chí lớn nhất, làm cho người đọc nghĩ rằng đây chính là những tờ nhật báo của Mỹ.
Báo Toronto Star mô tả về “một cảm giác e ngại, giằng dai, khá rơ ràng” rằng cho dù ai sẽ đắc cử sau đây đi nữa th́ Canada chưa bao giờ cảm thấy ḿnh “xa cách đến thế” với người hàng xóm phía nam của ḿnh. Bài xă luận trên tờ Globe and Mail, trong khi đó, b́nh luận về tinh thần thích “thưa kiện” của Trump. “Có một đội quân gồm các luật sư th́ cũng tốt hơn là một đoàn băng đảng Proud Boys,” tờ báo viết, “Mỹ thưa kiện Mỹ? Chán chết. Cứ làm tới đi.”
Các phóng viên quốc tế của Washington Post phỏng vấn dân chúng trên thế giới xem ai là người sẽ tốt hơn cho đất nước họ. (Alexa Juliana Ard, Jason Aldag/The Washington Post)
Sau khi Trump láo lếu tuyên bố đă đắc cử, ngay cả khi chưa kiểm phiếu xong trong đêm bầu phiếu, ông ta đă tung ra các cáo buộc gian lận bầu phiếu không với một bằng chứng nào trong xuốt hai ngày Thứ Tư và Thứ Năm/ Ban vận động tranh cử của ông công bố sẽ bắt đầu thưa kiện để quyết định các phiếu bầu nào được đếm và phiếu nào không. Những ngày tranh tụng trước ṭa và sự bất ổn chính trị sẽ kéo dài trước mặt. Nhiều người lo ngại sẽ có bạo động xẩy ra.
Các luật sư của Tổ chức An Ninh và Hợp tác Âu châu đă quan sát cuộc bầu phiếu nói rằng theo họ th́ các cáo buộc cuả Trump là “hoàn toàn vô căn cớ” và gây “nguy hại tới niềm tin vào các định chế dân chủ.”
Cuộc bầu cử ở Mỹ ảnh hưởng ǵ tới các quốc gia trên thế giới.
Lo ngại cho lư tưởng dân chủ
Nước Mỹ thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và dân chủ – trong khi đó th́ hệ thống chính trị của Mỹ bị chi phối ảnh hưởng xâu xa bởi tiền bạc và các trục trặc vấn nạn về hệ thống đại cử tri đ̣an, cùng với chính sách ngoại giao đậm dấu của sự ủng hộ những kẻ độc tài, thêm vào đó là chú tâm vào quyền lợi kinh tế của chính ḿnh, từ lâu đă trở thành hơn là một màn khói mỏng của đạo đức giả như nhận xét của các nhà quan sát quốc tế. Nhưng cái lư tưởng của nền dân chủ Mỹ vẫn c̣n sức mạnh để quyến rũ.
“Nước Mỹ đă là biểu tượng cho tinh thần lạc quan, luôn hướng về tương lai,” Tatsuhiko Yoshizaki, nhà kinh tế trưởng tại viện khảo cứu Sojitz ở Tokyo nói. “Và trong bốn năm qua, chúng ta đă nh́n thấy cái mặt trái xấu xa của nước Mỹ.”
Ư nghĩ tương tự cũng vang vọng bên Âu châu vào ngày Thứ Năm khi tờ tuần báo khuynh tả Der Spiegel so sánh Trump với “một hoàng đế La Mă” người đă “dựng nên một mẫu mực khinh rẻ cử tri.” Một trong các tờ báo khuynh hữu đối nghịch với Der Spiegel có tên là Die Welt, cũng -đưa ra những so sánh tương tự.
Nước Pháp, tuy nhiên, đă đưa ra những nhận xét lạc quan hơn trong ngày thứ Năm. “Tôi tin tưởng nơi các định chế của Hoa Kỳ có trách nhiệm về việc hợp thức hóa kết quả bầu cử,” Bộ trưởng ngoại giao Pháp, Jean-Yves Le Drian tuyên bố với đài phát thanh Europe 1.
Bên Anh, một số nhà b́nh luận bầy tỏ sự khinh khi – với tờ Daily Mirror, khuynh tả, gọi Trump là “một kẻ nói láo, lừa đảo tới giọt đắng cuối cùng” – trong khi các báo chí khác quay sang hài hước để nói về Mỹ, đặc biệt là về cuộc kiểm phiếu chậm chạp. Trang Nhất của báo Metro viết Hi hước: “Make America Wait Again - Hăy cho nước Mỹ chờ đợi nữa.”
Không bầy tỏ sự thiên hẳn về phía nào, một số các nhà lănh đạo trên quốc tế phản ứng về việc Joe Biden tiến triển về số phiếu của đại cử tri. Phó Thủ Tướng Ái Nhĩ Lan Leo Vradkar nói riêng với các nhà lập pháp hôm Thứ Tư là với Tổng Thống Biden, những người thuộc phe Dân chủ sẽ chống đỡ lưng chúng ta trong vấn đề Brexit,” tờ báo Irish Thời báo thuật lại.
Mick Muvalney, đặc sứ của Mỹ tại Bắc Ái Nhĩ Lan, nguyên Chánh văn pḥng ṭa Bạch ốc của Trump, đă cố gắng để làm yên ḷng mọi người khi ông xuất hiện trên một diễn đàn trực tuyến với Học viện Quốc Tế và Âu châu Sự vụ có bản doanh tại Dublin. “ Những cuộc bầu cử ở Mỹ có thể luộm thuộm, và xấu xa,” ông phát biểu, theo tường thuật của một phóng viên Ái Nhĩ Lan đă dự buổi thảo luận. “Chúng tôi mô tả việc đó như là việc làm xúc xích, không ai muốn thấy điều đó xẩy ra nhung qúi vị sẽ vui hưởng cái sản phẩm được làm ra.”
Một số các viên chức chính phủ Mỹ không có ư tránh xa cái t́nh thần đảng pháiấă đưa ra những bảo đảm. “Tổng Thống Trump đă làm được rát nhiều việc tốt,” Đại sứ Mỹ tại Kenya Kly McCarter, được Trump bổ nhiệm, viết trên truưt như thế. “Những kẻ cảm thấy hổ thẹn chính là những kẻ đă vi phạm luật pháp và bỏ phiếu gian lận.”
JJ Omojuwa, một blogger tại Abuja, thủ đô Nigeria, đă có một blog với thông tin trực tuyến về cuộc bầu cử tại Mỹ với một triệu người theo dơi và những mối quan tâm liên hệ. “Thật là điều đáng buồn v́ những kẻ độc tài khắp nơi sẽ trở nên ngạo mạn hơn v́ những hành vi của Trump,” ông nói, “và không như tại Mỹ, sẽ chẳng có những định chế có sức mạnh để ngăn chặn những hành vi đó.”
Mathias Hounkpe, một nhà họat động dân chủ tích cực tại Senegal đă giúp đỡ quan sát các cuộc bầu cử trong vùng Tây Phi trong nhiều năm, chán nản nói rằng ông chưa từng thấy ở đâu những điều đă xẩy ra do các người ủng hộ Trump đă làm tại văn pḥng đặc trách bầu phiếu ở Arizona. Một số đă mang theo vũ khí đến biểu t́nh trước văn pḥng bầu cử tại quận Maricopa. “Chúng tôi không thể tin rằng người ta đă mang súng tới nơi đang đếm phiếu,” ông Hounkpe người đến từ Guinea đă nói như thế. “Ngay cả ở Phi châu cũng không có những điều như vậy xẩy ra.”
Sự kinh sợ tại Á châu
Chính phủ tại các quốc gia Á châu hầu hết đă kiềm chế không đưa ra những b́nh luận có ư nghĩa nào. Nhưng báo chí và các nhà phân tích th́ không e dè như thế.
Tuyên bố của Trump là ông đă thắng cử trong khi phiếu bầu c̣n đang được đếm gây nên một chấn động tại Ấn Độ, xứ có nền dân chủ lâu dài và đông dân nhất thế giới.
Hành động của Donald Trump đánh dấu “một sự quay về chế độ độc tài rơ rệt” đă che phủ “cuộc bầu phiếu ḥa b́nh trong đất nước có một nền dân chủ lâu đời nhất,” bài quan điểm của tờ “The Hindu” viết như thế.
Một vài nơi ở Á Chău, sự chia rẽ tại Mỹ đă trở thành một sự báo động. Tại Indonesia, các mạng xă hội có đầy những lời tuyên bố dối trá của Trump về việc đắc cử, v́ nó cũng tương tự như hành động của Prabowo Subianto, một ứng viên Tổng Thống ở Indonesia dù đă thất cử năm vừa qua vẫn tiếp tục tuyên bố là ḿnh đă đắc cử và khuyến khích các người ủng hộ tiếp tục biểu t́nh. Ông tướng lục quân hồi hưu này hiện giờ đang giữ chức Bộ trưởng quốc pḥng.
Tại Nam Hàn, một đồng minh của Hoa Kỳ, sự chia rẽ tại Mỹ đă gợi lại một kinh nghiệm đau thương của chính nền dân chủ của họ mà cũng đă trở nên vô cùng chia rẽ. “Sự rối loạn cuả cái gọi là nền dân chủ tiến bộ rất xa của Mỹ đă gây nên mối quan tâm là chúng ta chẳng khác nhau bao nhiêu,” báo Seoul Shinmun viết trong bài quan điểm như thế.
Tại New Zealand, nơi mà người lănh đạo cấp tiến Jacinda Ardern vừa tái đắc cử nhiệm kỳ hai, -sau khi đă loại trừ được Coronavirus khỏi đất nước của Bà, các nhà b́nh luận tỏ ra hết sức ngạc nhiên về sự khít khao trong cuộc tranh cử tại Mỹ.
Sự mạnh mẽ của ủng hộ dành cho Trump là dấu hiệu của nước Mỹ đang “bị chia thành hai h́nh ảnh đối chọi nhau,” trang web của Newsroom do một người Mỹ viết ghi nhận thế trong bài quan điểm.
Chính phủ New Zealand ghi nhận sự gia tăng sự thăm ḍ tin tức làm sao để di cư sang New Zealand và khiến cho những lời cảnh báo phải được đưa ra rằng, những người Mỹ thất vọng về cuiộc bầu cử không nên vội vă qúa. “Những người Mỹ bỏ chạy trốn khỏi Mỹ sẽ thấy thất vọng tại biên giới New Zealand,” Newsroom cảnh báo các độc giả như thế.
Trong trường hợp Biden thắng cử, tân thủ Tướng Nhật Suga sẽ muốn đi thăm nước Mỹ sau ngày lễ nhậm chức năm tới.
Nhưng nếu Trump tái cử Suga có thể sẽ đi thăm Mỹ sớm hơn. Hai người chưa gập nhau từ khi Suga lên làm Thủ Tướng. Ông cho biết ông muốn thiết lập mối quan hệ vững chắc với Nhà Trắng bất kể ai sẽ là Tống Thống.
Kẻ thù thấy có cơ hội.
Tại Trung hoa, một số các báo chí đă dùng cuộc bầu cử để nêu lên những khiếm khuyết của hệ thống chính trị của Mỹ.
Dân chủ theo kiểu Mỹ là một tṛ đùa theo bài quan điểm của báo Kung Pao tại Hong Kong, hiện đang bị Trung Hoa kiểm soát.
“Người ta có thể cảm thấy những lo âu về các rối loạn khi nh́n thấy các bức tường thành bằng kim loại được dựng nên quanh Nhà Trắng,” bài quan điểm viết.
Tuy thế, Thứ trưởng Ngoại giao, Le Ycheng, lại đưa ra những hy vọng về một bang giao giữa hai quốc gia sau cuộc bầu cử.”Tôi hy vọng chính phủ mới của Mỹ sẽ gặp gỡ Trung Hoa ở giữa đường,” ông ta nói với CNBC như thế.
Trong khi đó th́ Tổng Thống Vladimir Putin của Nga có dự trù sẽ có một cuộc trao đổi điện thoại quốc tế vào đêm Thứ Năm, theo hăng thông tấn Tass viện dẫn nguồn tin từ Dimitry Peskov nói như thế.
Không rơ là ông Putin sẽ gặp gỡ ai trong cuộc điện đàm quốc tế đó. Cũng không biết là ông Putin sẽ nói chuyện với ai, song việc loan tin này đă là một sự mới lạ với các quan sát viên tqi điện Kemlin.
Phóng viên Denyer từ Tokyo, Noack từ Berlin và Taylor với O’Grady từ Washington. Paul Schemm tại Dubai; Akiko Kashiwagi từ Tokyo; Min Joo Kim tại Seoul; Shibani Mahtani từ Hong Kong; Isabelle Khurshudyan từ Moscow; Jennifer Hassan tại London; Joanna Slater và Niha Masih từ New Delhi; Danielle Paquette tại Dakar, Senegal; và Amanda Coletta từ Toronto là tác giả bản tin tổng hợp này.
Việt Báo