“Xin chào, nhớ ghé lại nhé! Cái mũ này nên gói lại hay bà đội ngay bây giờ? Ồ, đấy là cái chụp đèn à?! Th́ cái ǵ cũng thế thôi, chúng đều hợp với khuôn mặt bà!!!”.
Tôi làm nhân viên ở một cửa hàng bách hóa tổng hợp.
Mọi người cứ lên án chúng tôi là không đủ lịch sự. Các người cứ thử lịch sự đi khi một nữ công dân nào đó nửa tiếng đồng hồ xoay xoay cái áo, nghĩ ngợi, đưa lên mũi ngửi...
- Đây là 100% len dạ chứ?
- 100%!
- Tại sao trên nhăn mác lại ghi là 100% sợi tổng hợp?
- Để nhát gián!!!
Ối, bà ta đă làm tôi ra nông nỗi nào bởi những câu hỏi thế này! Cuối cùng bà ta hỏi:
- Làm ơn nói thật: cái ǵ hợp nhất với khuôn mặt tôi?
Vậy nên tôi nói thật với bà ta:
- Cái hợp nhất với khuôn mặt bà cửa hàng tôi không có bán.
Bà ta hỏi:
- Đây là khăn voan à?
- Không, đây là khăn trùm che mặt.
Vậy mà bà ta ngoáy thư khiếu nại! Nói chung, các bạn không thể đọc cuốn sổ khiếu nại của chúng tôi mà cầm được nước mắt. Bà ta viết: “Hắn ta cư xử lỗ măng với tôi”. Thế nhưng đặt những câu hỏi ngu ngốc th́ lại chẳng sao!
- Tại sao mấy cái quần lót này được gọi là quần lót gia đ́nh?
- Tại v́ cả gia đ́nh có thể cùng mặc nó!
C̣n họ hỏi thế này suốt cả ngày:
- Xin cho biết cái này lông tự nhiên phải không?
- Tự nhiên! Nhưng từ con mèo nhân tạo!
- Thế chỗ các anh có khăn mùi xoa Orenburg không?
- Có thể đo tấm vải bọc chăn này không v́ chồng tôi kích thước không chuẩn?
- Giày của nhà máy “Skorokhod” mang được không?
Tại sao lại đặt những câu hỏi ngu ngốc đó? Nếu mang được th́ tại sao chúng lại chất đống theo h́nh kim tự tháp ở cửa hiệu chúng tôi? Người ta nói kim tự tháp Ai Cập là kỳ quan thứ bảy của thế giới, c̣n giày của chúng tôi là kỳ quan thứ tám!
Một nữ khách hàng hoàn toàn điên khi hỏi tôi:
- Anh có giày thể thao sản xuất ở Đức không?
- Có!!!
- Xin cho tôi xem gần hơn, mắt tôi kém lắm.
Cho nên tôi cho bà ta xem chân tôi để lên quầy hàng. Mọi người thiếu điều giật chiếc giày thể thao đó khỏi chân tôi.
Nhưng hỏi câu ngu ngốc nhất là những người ở nơi khác đến. Một người hỏi:
- Làm cách nào phân biệt da thật với da nhân tạo?
Tôi bảo hắn ta:
- Nếu dấu răng c̣n trên da, có nghĩa đó là da giả.
Thế là hắn ta cắn nát cái áo khoác da của chúng tôi!!!
Các bạn bảo xem, làm việc ở chỗ chúng tôi có dễ không?
- Tại sao các phím dương cầm vàng thế này?
- Tại con voi đó hút thuốc như ống khói.
- Cái áo ba lỗ này bằng bông sạch chứ?
- Sạch, từng sạch, cho đến khi tay của các người chưa chùi vào đó!
- Đây là áo mưa phụ nữ size lớn của các anh phải không?
- Không, đây là áo trùm xe tải!!!
Cứ thế, bạn bị hành hạ cả ngày. Khi về nhà, nhớ lại những khách hàng này, bạn bắt đầu thương hại họ. Họ nghèo khó, từ sáng đến tối chạy loăng quăng khắp các cửa hàng, muốn mua thứ ǵ đó tàm tạm cho ḿnh mà không phí tiền vô ích. Khi đó tôi nghĩ: “Không nên căi nhau với họ để họ không phải viết khiếu nại. Phải sản xuất những mặt hàng sao cho khách hàng của chúng ta không nhầm khuy áo với cái đai ốc, quần dài với túi ngủ, dép có quai hậu với chân chèo... Nói tóm lại, sao cho hàng hóa tốt... Tốt! Chứ không phải với dấu hiệu chất lượng...”.
Khi đó th́ trong cửa hàng bạn sẽ nghe thấy từ sáng đến tối:
“Xin chào, nhớ ghé lại nhé! Cái mũ này nên gói lại hay bà đội ngay bây giờ? Ồ, đấy là cái chụp đèn à?! Th́ cái ǵ cũng thế thôi, chúng đều hợp với khuôn mặt bà!!!”.
VietBF@sưu tập
|