Chuyện người bác sĩ ở Trường Sa năm 1988 - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Chuyện người bác sĩ ở Trường Sa năm 1988
Cách đây hơn 2 tháng, khi gặp nhà báo Nguyễn Viết Thái để viết về chuyến đi Trường Sa ngay sau khi diễn ra sự kiện Gạc Ma (14-3-1988), tôi đă bắt gặp bức ảnh bác sĩ mổ ruột thừa cho lính đảo Phan Vinh mà ông đă chụp cách đây 35 năm. Hỏi chuyện, tôi bất ngờ khi biết bác sĩ ấy đang ở ngay xă Vĩnh Ngọc (TP. Nha Trang), đó là Đại tá, bác sĩ Nguyễn Đ́nh Năng - nguyên Chủ nhiệm Quân y, Học viện Hải quân...

Kỷ niệm đáng nhớ nhất trong nghề y

Một ngày đầu tháng 5, tôi đă gặp bác sĩ Nguyễn Đ́nh Năng ngay tại nhà riêng của nhà báo Nguyễn Viết Thái. Ở tuổi ngoài 60, bác sĩ Năng nhớ như in thời lính trẻ của ḿnh. Tốt nghiệp Học viện Quân y, tháng 10-1986, ông được phân công về công tác tại Vùng 4 Hải quân. Thời đó, để bảo vệ chủ quyền ở Trường Sa, quân ta bắt đầu đóng ở trên đảo nhiều hơn, đồng nghĩa phải có thêm lực lượng quân y ra đảo. Tháng 7-1987, ông lên tàu đi Trường Sa. Tàu ghé nhiều đảo rồi đến Phan Vinh, nơi công tác của bác sĩ trẻ Nguyễn Đ́nh Năng. Trường Sa khắc nghiệt hơn những ǵ mà ông h́nh dung. Mùa hè, đảo Phan Vinh nắng như đổ lửa. Lớp đá san hô tỏa hơi nóng hầm hập, nhà cửa c̣n khá tạm bợ…, đặc biệt là rất hiếm nước ngọt và rau xanh. Cả đảo chỉ trồng được một ít cải bẹ trong thùng đất nên lâu lâu mới được cải thiện một bữa canh có rau mà lính đảo vẫn thường nói đùa là canh "đại dương". “Nước ngọt lúc đó rất thiếu. Mỗi người chỉ được 5 lít nước ngọt/người/ngày. Buổi giao ban nào đảo trưởng cũng nhắc phải tiết kiệm nước, phải tích cực trữ nước ngọt phục vụ sinh hoạt và chiến đấu”, bác sĩ Năng nhớ lại. Lực lượng trên đảo khá mỏng nên quân y cũng phải tham gia trực chiến. “Đêm xuống, lính đảo phải liên tục đi tuần, căng mắt quan sát để chống người nhái xâm nhập. Là sĩ quan nên tôi cũng phải tham gia trực chỉ huy…" - bác sĩ Năng nói.

Ở Trường Sa thời ấy, cánh quân y rất sợ gặp phải các ca đau ruột thừa. Cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ y, bác sĩ thiếu kinh nghiệm, việc mổ ruột thừa trên đảo là thử thách không nhỏ cho bất kỳ ai. Điều lo lắng của bác sĩ Nguyễn Đ́nh Năng từ khi c̣n ở đất liền cuối cùng cũng đă đến. Vào một ngày đầu tháng 5-1988, mới hơn 6 giờ, hạ sĩ Trần Văn Thanh (quê ở B́nh Trị Thiên cũ) đau bụng, được đồng đội d́u lên quân y để khám. Qua thăm khám, bác sĩ Năng biết ngay bệnh nhân bị viêm ruột thừa, cần phải mổ gấp. Ngặt nỗi, lúc đó trên đảo chỉ duy nhất bác sĩ Năng đă từng trực tiếp mổ 1 ca viêm ruột thừa trước khi ra đảo, c̣n y sĩ Tế (người Thái B́nh) và y tá Hiệp (người Ninh B́nh) chưa một lần xem mổ ruột thừa chứ đừng nói là đứng phụ mổ. Bác sĩ Năng kể: “Tôi chỉ đạo anh em làm sạch dao mổ, hấp cách thủy để tiệt trùng; tranh thủ xem lại tài liệu để hướng dẫn anh em những việc cần thiết khi phụ mổ. Không có bác sĩ gây mê hồi sức nên tôi quyết định sử dụng phương pháp tiền mê - tê tại chỗ (gây tê làm cho một vùng nhỏ không c̣n cảm giác đau), nghiên cứu tài liệu để căn liều lượng rồi hướng dẫn anh em tiêm thuốc gây tê”.

Khi ấy, sự kiện Gạc Ma 14-3-1988 vẫn c̣n nóng hổi. Không khí trên đảo căng như thời chiến nên theo quy định, việc khám, chữa bệnh phải thực hiện dưới hầm quân y. Do thiếu ánh sáng, bác sĩ Năng xin chỉ huy đảo mổ ở nhà quân y thay v́ dưới hầm như quy định. “Gần 8 giờ, chúng tôi bắt đầu phẫu thuật. Tôi hít một hơi thật sâu để tự trấn an ḿnh, mím môi rạch đường mổ đầu tiên… rồi lần t́m ruột thừa để cắt bỏ. Khoảng 45 phút th́ hoàn thành ca mổ. Thật may ca mổ an toàn. Ra khỏi pḥng mổ, ai đó dúi cho tôi gói thuốc Đà Lạt, tôi hút liền 2 điếu mới thư thái trở lại”, bác sĩ Năng nhớ lại kỷ niệm đáng nhớ nhất trong nghề y của ḿnh.

“Vậy c̣n tấm ảnh, anh chụp lúc nào?” - tôi quay sang hỏi nhà báo Nguyễn Viết Thái đang ngồi cạnh bên. “Sáng hôm đó, khi đang ở đảo Phan Vinh, nghe tin ở bệnh xá của đảo có ca mổ ruột thừa, tôi tức tốc chạy lên. Khi đến nơi, anh Năng và các đồng nghiệp đang mổ. V́ tiết kiệm phim và không muốn làm phiền đến ê-kip phẫu thuật, tôi chỉ bấm một kiểu duy nhất rồi ra ngoài chuyện tṛ cùng các anh chỉ huy của đảo. Khi ca mổ xong, tôi chụp thêm kiểu anh Năng và y sĩ đứng trước nhà quân y”, ông Thái nhớ lại.

Ca mổ đă được thực hiện thành công, cán bộ, chiến sĩ trên đảo vui mừng v́ đồng đội đă qua khỏi cơn nguy kịch. Chỉ huy đảo lập tức tặng phần thưởng đột xuất cho lực lượng quân y là 1kg đường và đậu đen để nấu chè. Sau này, khi hồi phục sức khỏe, cậu lính trẻ không quên ơn cứu mạng của bác sĩ Năng. Mỗi khi đi bắt cá, bao giờ cũng chọn con ngon nhất mang đến tặng cho ân nhân của ḿnh. 35 năm đă qua, nh́n lại tấm ảnh về ca mổ ở đảo Phan Vinh năm 1988, bác sĩ Nguyễn Đ́nh Năng không khỏi xúc động. Bởi ở đó không chỉ có gian khổ mà c̣n có t́nh đồng chí, đồng đội. "Nhiều lần tôi muốn t́m lại người lính - bệnh nhân hôm đó để xem cuộc sống về sau của anh thế nào, nhưng thời gian lâu quá rồi, tỉnh B́nh Trị Thiên đă chia tách nên không biết t́m đâu" - bác sĩ Năng chia sẻ.

Nên duyên từ một ca mổ

Ngày tàu rời đảo Phan Vinh, bác sĩ Nguyễn Đ́nh Năng nhờ nhà báo Viết Thái làm "bồ câu" đưa thư cho cô giáo Quảng Thị Phương Dung - giáo viên Trường Mầm non Vạn Thạnh (Nha Trang). Nhắc chuyện xưa, bác sĩ Năng mới hé lộ “cô ấy chính là bệnh nhân tôi đă mổ ruột thừa khi c̣n ở đất liền và cũng là vợ tôi bây giờ”.

Chuyện là, hồi ấy, để chuẩn bị cho chuyến đi Trường Sa, Vùng 4 Hải quân đă gửi một số bác sĩ trẻ đi thực tập, nâng cao tŕnh độ ở Bệnh viện Đa khoa Phú Khánh (nay là Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Ḥa). Xác định ra đảo phải “độc lập tác chiến” nên ông xin về Khoa Ngoại với mục đích học hỏi kinh nghiệm mổ ruột thừa. Cứ có ca đau ruột thừa nào là ông cũng xin phụ mổ để có thêm kinh nghiệm thực tế. “Tháng 4-1987, đang trực đêm th́ có ca viêm ruột thừa cấp. Bác sĩ Tuấn (người chuyên mổ ruột thừa ở Khoa Ngoại khi ấy) bảo tôi: Ca này cậu mổ đi để lấy kinh nghiệm. Đă phụ mổ nhiều lần và được sự động viên nên hôm đó, tôi tự ḿnh thực hiện ca mổ cho bệnh nhân Dung rất thành công”, bác sĩ Năng kể. Những ngày sau, bác sĩ Năng thường xuyên đến thăm hỏi, động viên bệnh nhân. Cảm kích sự quan tâm của người bác sĩ trẻ, sau khi ra viện ít lâu, cô giáo Phương Dung rủ đồng nghiệp đến bệnh viện cảm ơn bác sĩ Năng. Từ đó, họ cảm mến nhau...

Ngày bác sĩ Năng ra đảo, cô giáo Phương Dung tiễn đưa cùng lời hẹn “bao lâu em vẫn chờ”. Những ngày ở đảo, đêm đêm, người bác sĩ trẻ viết vào nhật kư những lời nhớ thương, kể chuyện đời sống của ḿnh và đồng đội. Mỗi khi có tàu ra đảo, ông gom những trang thư - nhật kư gửi về đất liền cho người thương. Đổi lại, thi thoảng, ông nhận được thư và vài món quà nhỏ của cô giáo ở Nha Trang. Chỉ vậy thôi nhưng thật ấm ḷng người lính đảo, niềm tin về t́nh yêu lớn dần theo thời gian. Tháng 10-1988, bác sĩ Năng về lại đất liền. Và ít tháng sau, đám cưới của bác sĩ quân y và cô giáo trẻ diễn ra giản dị nhưng ấm cúng và hạnh phúc. Hai người con lần lượt ra đời được vợ chồng ông đặt tên là Khánh Ḥa và Đ́nh Thuận - những cái tên thể hiện niềm mong ước gia đ́nh sẽ luôn ḥa thuận, yên vui. Công tác ở Vùng 4 Hải quân đến năm 2004, bác sĩ Năng chuyển về công tác ở Học Viện Hải quân, làm Bệnh xá trưởng rồi Chủ nhiệm Quân y. Nghỉ hưu năm 2017, sau một thời gian nghỉ ngơi, ông quay lại làm việc cho các đơn vị y tế tư nhân, vừa có thêm thu nhập, vừa góp phần chăm lo sức khỏe cộng đồng.

sunshine1104
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 05-12-2023
Reputation: 24742


Profile:
Join Date: Feb 2015
Posts: 72,620
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	bs.jpg
Views:	0
Size:	63.9 KB
ID:	2218109  
sunshine1104_is_offline
Thanks: 4
Thanked 3,827 Times in 3,364 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 21 Post(s)
Rep Power: 83 sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7sunshine1104 Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07982 seconds with 12 queries