Washington Post cho biết. Ukraine rất muốn nhận được ATACMS – loại tên lửa nặng 2 tấn, giá khoảng 1,5 triệu USD/quả của Mỹ. Tuy nhiên, giới chức Mỹ không muốn bàn về việc này.
“Chính quyền ông Biden, ít nhất là đến hiện tại, giữ vững quan điểm từ chối gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine, bất chấp áp lực ngày càng tăng từ một số nghị sĩ Mỹ và lời khẩn cầu từ Kiev”, nguồn tin giấu tên nói với Washington Post.
Theo tờ báo Mỹ, tên lửa ATACMS có tầm tấn công khoảng 300km, đủ xa để đánh trúng các trung tâm hậu cần sau tiền tuyền của quân đội Nga.
“Lầu Năm Góc tin rằng Kiev có những nhu cầu cấp bách hơn ngoài đạn ATACMS. Mỹ cũng lo ngại rằng, việc giúp Ukraine tạo ra sự khác biệt trên chiến trường bằng đạn ATACMS có thể khiến khả năng sẵn sàng của quân đội Mỹ suy giảm”, nguồn tin cho hay.
Theo Washington Post, số lượng đạn ATACMS trong kho dự trữ của Mỹ là cố định. Mỹ đang chờ để thay thế chúng bằng đạn tên lửa tầm xa thế hệ mới (Prism). Hăng quốc pḥng Mỹ Lockheed Martin vẫn sản xuất 500 tên lửa ATACMS mỗi năm, nhưng tất cả đều được bán cho nước ngoài.
Hôm 20/7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, cố vấn Tổng thống Ukraine – ông Andriy Yermak – đă kêu gọi Mỹ viện trợ hàng trăm tên lửa ATACMS.
Nhiều nghị sĩ Mỹ cũng tăng áp lực với chính quyền ông Biden. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Michael McCaul tuyên bố: “Không có lư do ǵ chúng ta chỉ viện trợ đủ để Ukraine đổ máu chứ không đủ để chiến thắng. Nếu quyết định giúp họ, th́ chúng ta hoặc là dốc toàn lực, hoặc là rút lui”.
Phát biểu hôm 20/7 tại Diễn đàn An ninh Aspen, ông Colin Kahl – Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ – cho rằng, Ukraine đă có tên lửa Storm Shadow (tầm bắn khoảng 200km) do Anh, Pháp viện trợ, nên nhu cầu đối với ATACMS đă giảm đi.
“Vấn đề hiện tại không phải khả năng tiến sâu của họ. Họ có khả năng đó. Họ đang làm điều đó ngay bây giờ. Hệ thống chỉ huy và hậu cần của Nga đă bị gián đoạn”, ông Colin Kahl nói.
“Vấn đề không phải là một trăm km, mà là một km ngay trước mặt họ. Đó là các băi ḿn”, ông Colin Kahl nói thêm.