Lăng mộ nhiều lần bị trộm của Tào Tháo. Khi c̣n sống, Tào Tháo từng trộm mộ lấy vàng bạc để nuôi quân và khi nhà chính trị này qua đời, nơi chôn cất ông cũng không thể tránh khỏi bị đào trộm.
Tào Tháo (155-220) là nhà chính trị, quân sự, nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán. Ông là người đặt nền móng quân sự thành lập chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc (220-280), sau được con trai truy tôn là Ngụy Vũ đế.
Sử sách ghi rằng thời mới đi chinh phạt, Tào Tháo nảy ra ư định trộm mộ để nuôi quân. Để đảm bảo việc trộm mộ có tổ chức, hiệu quả cao, ông thậm chí c̣n đề ra các chức vụ trong quân như "quan khai mồ", "quan thống kê vàng bạc"... Do đó, dân gian gọi Tào Tháo là "tổ nghề giới trộm mộ".
Vào năm 200, văn nhân danh tiếng Trần Lâm từng chỉ trích Tào Tháo cướp mộ của Lương vương Lưu Vũ (188-144 trước Công nguyên) và Lư hoàng hậu ở núi Mang Đăng, tỉnh Hà Nam của Trung Quốc ngày nay. Thủy Kinh chú, bộ sách cổ đại biên soạn thời Tam Quốc, viết rằng "Tào phát binh, phá mộ Lương vương, phá quan tài, đem đi vạn cân vàng". Tào Tháo nuôi quân ba năm nhờ số vàng này.
Do đó, Tào Tháo lo lắng mộ của ḿnh cũng sẽ bị đào trộm. La Quán Trung viết trong tiểu thuyết dă sử Tam quốc diễn nghĩa rằng trước khi chết, Tào Tháo ra lệnh chôn cất ông ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc và lập 72 ngôi mộ để tung hỏa mù, pḥng ngừa trộm cắp.
Tuy nhiên, Tam quốc chí, sử liệu chính thức về thời Tam Quốc, không có mô tả nào như vậy mà chỉ viết Tào Tháo ra lệnh không chôn vàng bạc trong mộ ông.
Hàng ngh́n năm trôi qua, bí mật về nơi an nghỉ của Tào Tháo cũng như cuộc đời ông luôn thu hút chú ư và gây tranh căi. Cuối năm 2009, sau hàng loạt nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học xác định ngôi mộ ở thôn Tây Cao Huyệt, xă An Phong, thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc là của Tào Tháo.
Kết cấu mộ Tào Tháo. Ảnh: Sina
Phan Vĩ Bân, nhà nghiên cứu tại Viện Di tích Văn hóa Khảo cổ học tỉnh Hà Nam, cho hay manh mối về mộ Tào Tháo xuất hiện năm 1998, khi người dân Tây Cao Huyệt phát hiện tấm bia liên quan đến Lỗ Tiềm, quan thời Hậu Triệu (319-352).
Tấm bia mô tả đường đi tới mộ Lỗ Tiềm nhưng lại hé lộ về mộ Tào Tháo. "Từ phía tây cầu Cao Quyết đi về phía tây 1.420 bước, rồi đi về hướng nam 170 bước là đến góc tây bắc lăng mộ Ngụy Vũ đế. Từ đây đi về hướng tây 43 bước rồi đi về hướng bắc 250 bước là mộ Lỗ Tiềm".
Ông Phan cho hay năm 2002, người dân trong thôn lấy đất để nung gạch ở khu vực này, phát hiện chất đất khác thường, rất rắn chắc nhưng không rơ lư do. Tới năm 2005, hố đào để lấy đất đă sâu tới 5 m và có người phát hiện nó thông với một ngôi mộ cổ. Các dấu vết cho thấy ngôi mộ từng bị trộm. Dân làng đă lấp hố nhưng sau đó vẫn có kẻ trộm tới đào mộ.
Các nhà khoa học trong quá tŕnh khai quật mộ Tào Tháo ngày 12/6/2010. Ảnh: Xinhua
Để bảo tồn ngôi mộ, chính quyền Trung Quốc cuối năm 2008 cho phép tiến hành khai quật khảo cổ. "Từ tháng 9/2009, việc khai quật lăng mộ được tiến hành. Ngôi mộ bấy giờ rất lộn xộn", Phan Vĩ Bân nói.
Lăng mộ làm bằng gạch, hướng về phía đông và có h́nh dạng giống chữ Giáp trong tiếng Hán khi nh́n từ trên cao. Nó có diện tích khoảng 740 m2, điểm sâu nhất nằm khoảng 15 m dưới mặt đất. Lăng mộ có hai gian chính, 4 gian bên và các lối đi thông nhau. Lối đi xuống dài 39,5 m và rộng 9,8 m.
Kẻ trộm đào nhiều lỗ trên mặt đất và tường. Các nhà khoa học xác định ngôi mộ bị trộm ít nhất 7 lần, cả thời xưa lẫn hiện đại. Họ t́m thấy bao gói ḿ ăn liền, đèn pin, vỏ chai nước khoáng, thuốc lá trong mộ.
Ngày 11/11/2009, sau khi làm sạch một mảnh đá, các nhà khảo cổ phát hiện ḍng chữ "Ngụy Vũ đế thường dùng". Họ ghép cùng những mảnh khác được tấm thẻ hoàn chỉnh có tên "Cách Hổ Đại Kích Ngụy Vũ đế thường dùng", chỉ thứ vũ khí yêu thích của Tào Tháo.
Hài cốt của ba người được khai quật, được xác định là một người đàn ông ngoài 60 tuổi, một phụ nữ ngoài 50 tuổi và một cô gái ngoài 20 tuổi. Các nhà khoa học cho rằng người đàn ông chính là Tào Tháo.
Các mảnh đá ghi chú đồ vật Tào Tháo thường dùng. Ảnh: Xinhua
Giới chức phát hiện khoảng 250 di vật trong lăng mộ, bao gồm tranh đá mô tả sinh hoạt xă hội vào thời Tào Tháo sống, các tấm bia đá có khắc các vật hiến tế và một số vật dụng được đề là đồ dùng cá nhân mà Tào Tháo thường sử dụng, trong đó có gối đá. Ngoài ra c̣n có đồ sứ tráng men ngọc, sứ trắng xuất xứ từ nhiều vùng ở phía nam Trường Giang.
Các chuyên gia đánh giá nhiều di vật là đồ hiếm trong thời đại Tào Tháo sống, phản ánh địa vị đặc biệt của ông. Tuy nhiên, người xưa đă thực sự tuân theo di huấn của Tào Tháo là mai táng đơn giản.
"Chắc chắn là nhiều di vật đă bị trộm mất, nhưng liệu trong đó có vàng bạc châu báu không? Tôi nghĩ là không", Phan nói.
Điều đó dường như khiến một số du khách đến tham quan bảo tàng lăng mộ Tào Tháo, được khai trương hồi tháng 4, cảm thấy hụt hẫng. "Tôi cứ nghĩ lăng mộ Tào Tháo phải sánh ngang với lăng mộ các vương hầu nổi tiếng thời Hán. Không biết có phải v́ có ít di vật đáng chiêm ngưỡng hay không, tôi thấy hơi thất vọng", một người nhận xét trên mạng xă hội.
VietBF@ sưu tập