Ngày 10 tháng Mười, thi thể của các tay súng Hamas vẫn c̣n nằm la liệt trên đường phố gần biên giới Gaza, theo bản tin của
NBCNews. Tổng cộng có đến 1,500 chiến binh Hamas đă bị tiêu diệt khi chúng tràn sang biên giới Israel sau cuộc đột kích bất ngờ từ dải Gaza hôm 7/10 vừa qua.
Con số này khiến cho giới chuyên gia quân sự bị sửng sốt. Nó đặt ra câu hỏi về tổng quân số chiến đấu của bọn Hamas đă lớn đến mức nào và một cuộc tấn công trên bộ đẫm máu, cận chiến vào dải Gaza có thể sẽ trông như thế nào nếu Israel tiến hành cuộc phản công trong những ngày sắp tới.
Ông Tobias Borck, một chuyên gia nghiên cứu về Trung Đông tại Royal
United Services Institute, một tổ chức nghiên cứu ở London, nói với
NBC News rằng nếu quân đội Israel mở cuộc tấn công quy mô vào Gaza, họ sẽ đương đầu với Hamas
"không chỉ từng con phố mà là từng ngôi nhà và từng đường hầm". Và Israel không thể chỉ có sử dụng các cuộc không kích ào ạt như cách thức hiện thời mà phải tiến hành h́nh thức cận chiến trên đường phố nữa.
Israel đă huy động 360,000 quân nhân dự bị, bổ sung vào quân số thường trực khoảng 170,000 người. Hồi năm 2021,
The Times of Israel trích dẫn lời một chỉ huy cấp cao giấu tên của Israel nói rằng, bọn Hamas có khoảng 30,000 tay súng. Để thực hiện cuộc tấn công ngày 7/10 vừa qua, bọn chúng đă sử dụng một số lực lượng tinh nhuệ nhất của chúng, cụ thể là đơn vị
Nakba, có từ 3,000 đến 5,000 tên khủng bố vũ trang tận răng, theo Michael A. Horowitz, một phân tích gia địa lư chính trị và an ninh, người đứng đầu về nghiên cứu t́nh báo tại hăng tư vấn
Le Beck.
Thi thể bọn Hamas nằm chết la liệt như bầy thú hoang gần khu vực Re’im, Israel, ngày 10/10/23 (Ảnh: MARCUS YAM/LOS ANGELES TIMES/Getty Images)
Theo Yezid Sayigh, thành viên cấp cao tại Trung tâm Trung Đông Carnegie ở Beirut, 1,500 tên lính Hamas được báo cáo thiệt mạng cũng có thể bao gồm nhóm cuồng tín quá khích
Islamic Jihad. Bất cứ cuộc xâm lược trên bộ nào cũng có thể giống với cuộc tấn công quy mô lớn cuối cùng của Israel vào Gaza năm 2014, kéo dài đến 50 ngày. Theo
UNRWA, cơ quan cứu trợ của Liên Hiệpp Quốc dành cho người tỵ nạn Palestine, cuộc chiến 2014 đă khiến cho quân đội Israel thiệt hại 66 binh sĩ, gây thiệt mạng cho khoảng 1,400–2,300 người Palestine kể cả thường dân.
Với hơn hai triệu người chen chúc trong một khu vực rộng gấp đôi Washington D.C., Dải Gaza vẫn là một trong những nơi đông dân nhất và nghèo khó nhất trên thế giới. Khu vực có h́nh khẩu súng trên bản đồ đă bị Israel và Ai Cập phong tỏa trong 16 năm qua. Mọi sự di chuyển từ hàng hóa đến người dân đều bị kiểm soát chặt chẽ. Gaza giờ đây cũng là nơi giam giữ hàng chục con tin đă bị phiến quân bắt giữ hồi cuối tuần qua.
Binh sĩ Israel dọn xác người dân Israel (Ảnh: Ilia Yefimovich/picture alliance via Getty Images)
Theo ư kiến của nhiều chuyên gia quân sự, những người bị bắt làm con tin này
"có thể đă bị phân tán khắp Gaza, nơi có nhiều đường hầm, hầm trú ẩn và những nơi ẩn náu khác, khiến cho việc xác định, chứ chưa nói đến việc giải cứu, trở nên rất khó khăn". Quân đội Israel nổi tiếng có kỹ thuật cao. Xe tăng
Merkava của họ có thể chiếm giữ các vị trí trên những cánh đồng gần biên giới Gaza-Israel. Tuy nhiên, giới phân tích đồng ư rằng họ sẽ trở thành những mục tiêu dễ bị phục kích khi tiến vào trong những con phố đông đúc của Dải Gaza này.
Ngay cả lúc đó, việc đánh bại bọn khủng bố Hamas này có thể chưa phải là dấu chấm hết cho cuộc xung đột đă kèo dài lâu năm này. Một b́nh luận gia tin rằng, một cuộc tấn công toàn diện trên bộ có thể thu hút sự tham chiến của nhóm chiến binh Hezbollah ở Lebanon hoặc thậm chí là bọn cuồng tín Iran, quốc gia đang tiếp sức ủng hộ cả 2 nhóm Hezbollah lẫn Hamas chống lại Israel.
Ông Yezid Sayigh thuộc Trung tâm Carnegie, cho biết:
"Dù áp dụng chiến thuật là ǵ đi nữa, tôi thấy không có cách nào mà Israel giành được quyền kiểm soát hiệu quả nếu không có sự hiện diện quân sự dày đặc trên thực địa và sẽ phải kéo dài ít nhất nhiều tháng, điều này sẽ tạo ra nhiều khó khăn lớn cho chính họ".
Dải Gaza hiện nay đă bị phong tỏa toàn diện. Hầu hết các hàng hóa ở Gaza, từ thực phẩm đến vật liệu xây dựng, lâu nay đều được nhập cảng từ Israel thông qua các cửa khẩu biên giới chính thức. Gaza được cung cấp phần lớn nguồn điện thông qua đường dây điện của Israel và một nhà máy điện ở đây cũng hoạt động bằng nguồn nhiên liệu nhập từ Israel. T́nh trạng thiếu hụt điện xảy ra thường xuyên, điện thường chỉ có từ 12 đến 15 giờ mỗi ngày. Hiện Israel đă đóng cửa cả hai cửa khẩu với Gaza, cửa khẩu Kerem Shalom dành cho hàng hóa và cửa khẩu Erez dành cho người dân đi qua lại.