Theo như Tư lệnh Hải Quân Philippines Romeo Brawner tố Trung Quốc hung hăng có một «hành động nguy hiểm và mang tính hung hăng, v́ hai tàu có nguy cơ đâm vào nhau và đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của các thuyền viên của cả hai phía».
Ảnh minh họa: Tàu của tuần duyên Philippines bị một tàu hải cảnh và tàu dân quân biển Trung Quốc chặn đầu khi tiến vào Băi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), ngày 04/10/2023. AP - Joeal Calupitan
Trong thông cáo hôm 15/10/2023, quân đội Philippines yêu cầu Trung Quốc « ngừng các hành động nguy hiểm và hung hăng » tại Biển Đông. Lời kêu gọi được đưa ra sau sự cố hai ngày trước đó, một tàu hải cảnh Trung Quốc đă « bám sát và t́m cách chận đường » một tàu tiếp liệu của Hải Quân Philippines gần đảo Thị Tứ, Trường Sa.
Theo hăng tin Anh Reuters, tàu mang số hiệu 621 của Hải Quân Trung Quốc đă bám sát và t́m cách vượt qua mặt tàu tiếp liệu Philippines RP Benguet. Hai tàu chỉ cách nhau chừng 350 mét. Tư lệnh Hải Quân Philippines Romeo Brawner coi đây là một « hành động nguy hiểm và mang tính hung hăng, v́ hai tàu có nguy cơ đâm vào nhau và đe dọa trực tiếp đến sinh mạng của các thuyền viên của cả hai phía ».
Bộ Ngọai Giao Trung Quốc lập tức đáp trả. Phát ngôn viên Mao Ninh sáng nay tố ngược lại rằng Manila đă « chiếm đóng một cách bất hợp pháp một phần Trung Nghiệp đảo ( đảo Thị Tứ ), vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc ». Quan chức này đồng thời cho rằng « việc tàu chiến của Trung Quốc thường xuyên tuần tra các vùng biển gần Trung Nghiệp đảo là b́nh thường và hợp pháp ».
Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên 90 % diện tích Biển Đông, nơi mỗi năm hơn 3.000 tỷ đô la hàng hóa thương mại trên thế giới trung chuyển. Quan hệ giữa Bắc Kinh với Manila căng thẳng từ khi tổng thống Philippines Marcos Jr. tăng cường quan hệ với Hoa Kỳ, chủ yếu về quân sự.