Apple đang hợp tác với một trong những đối tác Trung Quốc là BYD để chuyển nguồn giới thiệu sản phẩm mới (NPI) sang Việt Nam. BYD là hăng xe hơi Trung Quốc nhưng cũng lắp ráp sản phẩm iPad cho Apple. Đây là lần đầu tiên Apple chuyển một sản phẩm cốt lơi như iPad sang Việt Nam - nơi đang nhanh chóng trở thành điểm đến của xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng.
Việc xác minh kỹ thuật sản xuất thử nghiệm mẫu iPad mới sẽ bắt đầu vào khoảng giữa tháng 2 năm sau, theo đó mẫu này sẽ được ra mắt vào khoảng nửa cuối năm sau.
Reuters cho biết Apple và BYD vẫn chưa trả lời các câu hỏi của Reuters về vấn đề này.
Các nhà cung cấp chính của Apple tại Trung Quốc là Luxshare Precision và Foxconn đầu năm nay cũng đă bắt đầu chuyển một số hoạt động ra khỏi Trung Quốc để đa dạng hóa sản xuất, mục tiêu ưa thích của họ là Đông Nam Á.
Trong những năm gần đây, thế giới đă trải qua 3 năm đại dịch COVID-19 và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ – Trung. Những bài học cho cộng đồng quốc tế cảm thấy rằng Trung Quốc, “công xưởng của thế giới” với vai tṛ là mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, là không đáng tin cậy. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dựa vào quyền kiểm soát các sản phẩm và linh kiện của họ để gây áp lực kinh tế lên các nước khác, khiến họ thành thế lực có sức nặng chống lại Mỹ và châu Âu cũng như trong việc kiểm soát các nước khác.
Như trong trận đại dịch COVID-19 kéo dài 3 năm, ĐCSTQ đă kiên quyết thúc đẩy ‘Zero COVID’, theo đó tùy tiện đóng cửa các thành phố, làm gián đoạn hoạt động sản xuất và cung cấp linh kiện, dẫn đến t́nh trạng nhiều nước trên thế giới thiếu nguyên liệu và linh kiện, trở thành nhân tố chính gây ra lạm phát phi mă.
Bài học đó khiến Mỹ, Liên minh châu Âu và nhiều nước bắt đầu tính cách “giảm thiểu rủi ro”, theo đó chuyển phần lớn sản xuất và vốn ban đầu đặt tại Trung Quốc sang các nước phù hợp với các giá trị phương Tây, hệ quả là đă xuất hiện làn sóng chuỗi sản xuất và cung ứng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc.
Việt Nam gần Trung Quốc nhất, có cải cách mở cửa mạnh mẽ hơn Trung Quốc, môi trường kinh doanh thoải mái hơn, đương nhiên được hưởng lợi từ làn sóng “phi Hán hóa” này.
Nikkei Asia đưa tin, quyết định chuyển nguồn lực phát triển sản phẩm ra khỏi Trung Quốc của Apple chủ yếu là do sự bất ổn về địa chính trị. Ngoài Việt Nam, Apple cũng đang chuẩn bị chuyển nguồn lực phát triển và sản xuất iPhone sang Ấn Độ – nền dân chủ lớn nhất thế giới.
Apple là nhà sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới, thị phần toàn cầu trong ba quư đầu năm nay của Apple là 36,6%. Hiện tại, số lượng iPad sản xuất tại Việt Nam chiếm 10% tổng sản lượng của Apple, c̣n lại vẫn ở Trung Quốc.
Ivan Lam, nhà phân tích kỹ thuật cao cấp của công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết: “Việt Nam luôn có tầm chiến lược quan trọng trong sản xuất, đóng vai là trung tâm và có tiềm năng trở thành một trong những trung tâm tiếp theo của hoạt động sản xuất toàn cầu”.