Nước dừa rất ít năng lượng (chỉ khoảng 19 calo/100g), không chứa chất béo, giàu các vitamin như B3, B5, biotin, B2, acid folic, một lượng nhỏ vitamin B1 và B6, vitamin C và chất khoáng như natri, kali, canxi, sắt, kẽm... Nước dừa c̣n chứa các amino acid, các hợp chất sinh học. Người bị sốt có thể uống nước dừa để bù lại nước và điện giải đă mất.
Tuy nhiên, không thể dùng nước dừa thay thế nước lọc, không nên uống hằng ngày trong thời gian dài hoặc uống quá nhiều. Lư do là nước dừa có thể gây rối loạn điện giải, ảnh hưởng chức năng cơ.
Nên ăn đa dạng hoa quả dưới nhiều h́nh thức như: dạng múi, dạng miếng và uống nước. Nếu ngày nào cũng uống một trái dừa th́ phải giảm lượng hoa quả khác ăn trong ngày để không vượt ngưỡng nhu cầu hoa quả khuyến nghị, dẫn tới thừa năng lượng tích lũy dần, thừa lượng đường đơn. Với người lớn, chỉ nên coi nước dừa là một loại nước giải khát, không nên uống quá 1-2 trái dừa một ngày.
Về câu hỏi nước dừa non hay nước dừa già tốt hơn, theo tôi, nước dừa non chứa ít đường không gây ảnh hưởng nhiều tới đường huyết và không gây thừa cân nên tốt hơn nước dừa già.
Người huyết áp thấp, vừa phẫu thật xong hoặc bị bệnh thận, kali máu cao… nên tham khảo ư kiến của các chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng nước dừa.
Với trẻ em, không nên cho uống nước dừa hằng ngày do dạ dày trẻ c̣n nhỏ nên nếu uống quá nhiều nước dừa, trẻ có thể bị no, ức chế cảm giác thèm ăn/ăn đúng bữa, đúng mức. Với trẻ chưa từng uống nước dừa, hăy cho dùng một lượng nhỏ trước (khoảng 50ml) và kéo dài một vài ngày để kiểm tra trẻ có bị dị ứng với nước dừa hay không.
|