Ông Ích Khiêm: Nhà khoa bảng trẻ nhất triều Nguyễn và bài học "ngậm miệng, trói lưỡi" - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ông Ích Khiêm: Nhà khoa bảng trẻ nhất triều Nguyễn và bài học "ngậm miệng, trói lưỡi"
Nổi tiếng là "thiếu niên đăng cao khoa", Ông Ích Khiêm được xem là nhà khoa bảng trẻ nhất triều Nguyễn.



Năm 1858, Ông Ích Khiêm dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đă đánh trả sự xâm lược của liên quân Pháp - Tây Ban Nha tại thành Điện Hải.

Tuy nhiên, cuộc đời ông cũng lắm gian nan chỉ v́ bộc trực, thẳng tính.
Tuổi trẻ tài cao

Ông Ích Khiêm sinh ngày 25/1/1829 tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quưt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc phường Ḥa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng). Tài năng của Ông Ích Khiêm không chỉ được khẳng định qua thi cử, mà đặc biệt trong suốt cuộc đời làm quan.

Ông Ích Khiêm vốn là người dân tộc miền núi xuống định cư làm ruộng ở miền xuôi. Thuở nhỏ, ông vừa chăn trâu cắt cỏ, vừa theo học với người chú là Ông Văn Trị. Có giai thoại kể rằng, có hôm đang học th́ có khách đến, ông được chú sai đi đun nước pha trà. Khách thấy học tṛ mới thử tài: "Chú là sinh đồ, vịnh thử cái công việc nấu nước chè của chú xem nào?".

Lúc đó, trong tay Ông Ích Khiêm đang nắm một nắm chè khô, bèn ứng khẩu ngay: "Giang sơn một nắm trong tay/Phần lo việc nước, phần hay nỗi trào". Ông khách giật ḿnh, thầm phục nói với Ông Văn Trị: Khẩu khí này tỏ rơ là một vơ tướng hơn một văn quan.

Khoa thi năm 1847 dười thời vua Thiệu Trị, Ông Ích Khiêm cùng chú ḿnh vượt qua kỳ thi Đầu xứ ở địa phương. Cả hai chuẩn bị lều chơng để tham dự kỳ thi Hương. Tương truyền, lần đó Ông Văn Trị đi thi là chính, dẫn Ông Ích Khiêm đi thi chỉ để "cho cháu quen dần với trường thi".

Khoa thi Hương năm 1847 ở trường thi Thừa Thiên là khoa thi đặc biệt. Đáng lư đây chỉ là ân khoa v́ thi không đúng theo lệ 3 năm một lần mà là khoa thi liền sau khoa thi Hương năm 1846 và cùng năm với khoa thi Hội. Sở dĩ như vậy v́ năm 1846 là năm "tứ tuần đại khánh" của vua Thiệu Trị (1807 - 1847) nên tất cả khoa thi đều được cho là ân khoa.

"Sách Quốc triều Hương khoa lục" của Cao Xuân Dục nói về khoa thi năm 1846 như sau: "Nhân dịp tứ tuần đại khánh của vua nên mở ân khoa, tăng số lấy đậu, chính khoa th́ triển hạn năm sau".

Mặt khác từ khoa này, vua Thiệu Trị ra lệnh cho nâng số người đỗ lên 50 người (thay v́ 38 người như cũ) v́ "kinh sư là đất đứng đầu tất cả" và "gần đây văn phong ngày một chấn khởi, sĩ số lại nhiều thêm lên". Tuy nhiên, các khảo quan cũng chỉ chọn được có 46 người.

Khoa thi này, vua Thiệu Trị ngự giá đến ngự lăm một số bài thi - một điều rất hiếm đối với các khoa thi Hương. Sách "Đại Nam thực lục" viết: "Vậy các quan tư xem ngay bên ngoài trường chỗ nào cao ráo rộng răi, dựng vọng lâu đến kỳ đệ nhị ta sẽ thân đến coi… Truyền chỉ cho quan trường đợi sau khi chấm quyển xong, chọn những quyển văn có thể xem được, lấy dăm ba quyển phong kín tiến lăm".

Đề thi do Tiến sĩ Đỗ Quang ra: "Cúc thủy nguyệt tại thử" (Vốc nước trông thấy mặt trăng ở ḷng bàn tay) bị nhà vua và các đại thần chê, dù Đỗ Quang đang giữ chức Tham tri bộ Lễ. Đọc đề thi, vua Thiệu Trị cho rằng: "Đó là cái hư huyễn rất khó làm ra bài. Không biết sĩ tử cấu tứ thế nào cho hay". C̣n Trương Đăng Quế th́ bảo: "Đề bài ấy dầu sĩ tử ở ngoài đến 2 - 3 ngày làm cũng không đủ khả quan được".

Ông Ích Khiêm năm ấy mới chỉ 15 tuổi. Chủ khảo trường thi năm ấy là Trạng nguyên Vũ Duy Thanh khi xem bài đă chấm đỗ với lời phê: "Bài này tuy lời văn không được chải chuốt, chữ viết xấu nhưng ư tứ dồi dào. Qua bài này, ta thấy thí sinh phải là người có ḷng yêu dân thương nước cao, có chí ngang tàng, có ḷng cương trực th́ mới viết được như thế".



Ông Ích Khiêm được xem là nhà khoa bảng trẻ nhất triều Nguyễn. Ảnh minh họa: IT.
Giả trộm để chọn vợ

Đối với Quảng Nam, khoa thi này lại càng đặc biệt: Quảng Nam có đến 9 người đỗ, chiếm 20% số người thi đỗ của cả trường Thừa Thiên. Đây cũng là khoa có "ngũ phụng" của Duy Xuyên (5 người cùng đỗ).

Lại có thí sinh nhỏ tuổi nhất của khoa và có lẽ của lịch sử khoa cử nhà Nguyễn thi đỗ. Đó chính là Ông Ích Khiêm, chỉ mới 15 tuổi, người mà sau này trở thành một nhân vật lịch sử đặc biệt. C̣n người thầy - cũng là người chú Ông Văn Trị lại thi trượt.

Khi danh sách sĩ tử đỗ đạt tŕnh lên, vua Thiệu Trị thấy có sĩ tử mới 15 tuổi th́ cảm thấy lạ, liền cho người đưa Ông Ích Khiêm đến để thi ngay trước mặt vua. Đầu đề nhà vua đưa ra là "thiếu niên đăng cao khoa" có nghĩa là tuổi trẻ đỗ cao. Dù lần đầu vào triều, lại phải diện kiến và làm bài thi trước mặt nhà vua, cậu thiếu niên vẫn không hề sợ hăi.

Sự kiện này được ghi chép trong "Đại Nam chính biên liệt truyện" như sau: Ông Ích Khiêm đỗ Hương tiến mới 15 tuổi. Vua Thiệu Trị cho mời vào điện cho thử lại bằng bài thơ lấy đầu đề là "Thiếu niên đăng cao khoa". Bài làm của ông được vua ban khen, nhưng có điều tuổi c̣n ít chưa thể cho ra làm quan, làm hại cả tư chất tốt. Hăy chuẩn cho về quê học tập đợi sau trưởng thành tiến lên cũng chưa lấy ǵ làm trễ.

Giai thoại kể rằng, từ khi thi đỗ, nhiều người vai vế có ư định gả con gái cho Ông Ích Khiêm, trong đó có ông Tú Quyết họ Trương ở làng Châu Lâu, Điện Bàn. Ông Tú Quyết có hai cô con gái, nhưng Ông Ích Khiêm lại muốn xem mặt và tính t́nh trước mới quyết định.

Vốn tinh nghịch nên Ích Khiêm quyết định vào làng Châu Lâu, cố ư vào bẻ trộm vườn mía nhà ông Tú Quyết, để đám tuần phu bắt được dẫn vào trong nhà, hôm sau giải lên cho quan xét xử.

Hai cô con gái ông Tú Quyết cũng ṭ ṃ muốn xem kẻ nào dám to gan đột nhập vào vườn mía. Cô chị có lời khinh bỉ và dặn gia nhân phải bỏ đói cho chừa thói ăn trộm. Trong khi đó cô em có phần thương cảm, lén đưa cơm nước cho tên trộm ăn. Từ việc này mà Ông Ích Khiêm chọn được vợ.

Sáng hôm sau, trước khi dẫn tên trộm lên huyện xét xử, ông Tú Quyết cho người báo cho các hương chức biết để cử một vị đến nghe. Vị hương chức đến nơi, thấy Ông Ích Khiêm bị trói giữa sân, liền vội sụp lạy mà nói "Tại sao quan Cử lại đến như thế này". Lúc này mọi người mới biết kẻ trộm là ai, vội vàng cởi trói và xin lỗi rối rít, hỏi rơ mới biết ngọn ngành câu chuyện.



Cuộc đời làm quan của Ông Ích Khiêm gắn liền với những cuộc dẹp loạn. Ảnh minh họa: IT.
Tướng tài chịu vạ oan

Sinh ra ở Đà Nẵng nhưng cuộc đời làm quan của Ông Ích Khiêm lại gắn bó nhiều các tỉnh phía Bắc. Chức quan đầu tiên ông được bổ nhiệm là Tri huyện Kim Thành (Hải Dương).

Năm 1861, Tạ Văn Phụng tự xưng là con cháu nhà Lê, dấy binh nổi loạn nhằm lật đổ nhà Nguyễn. Quân nổi loạn chiếm đóng một vùng rộng lớn ở Quảng Yên (thuộc Quảng Ninh) và Hải Dương. Vua Tự Đức sai quân đánh dẹp, hao tổn binh tướng suốt 4 năm chưa dẹp được.

Năm 1865, Ông Ích Khiêm đưa quân phá được, dẹp yên nổi loạn, thu phục được Quảng Yên và Hải Ninh. Với chiến công này, ông được thăng làm Hồng lô tự khanh Biện lư bộ Lễ.

Năm 1867, vua Tự Đức thăng ông làm Thị lang bộ Binh. Lúc này ở Bắc Ninh có đám thổ phỉ từ Trung Quốc kéo sang, triều đ́nh sung thêm cho ông chức Tiễu phủ sứ đến Bắc Ninh đánh dẹp. Ông đă dẹp đám thổ phỉ, giúp dân chúng nơi đây được b́nh yên.

Năm 1868, dư đảng Thái B́nh Thiên Quốc là Ngô Côn cho quân tấn công chiếm được Cao Bằng. Ông Ích Khiêm được phong làm Tán lư quân thứ Lạng B́nh, cùng các tướng đưa quân đến Cao Bằng.

Tại đây ông lập công, Ngô Côn thua trận phải chạy trốn. Năm 1869, Ngô Côn cho quân bất ngờ vây chặt thành Bắc Ninh. Ông Ích Khiêm đang ở huyện Kim Anh (nay thuộc Sóc Sơn, Hà Nội) đưa quân đến ứng cứu, kết quả đánh bại và tiêu diệt được Ngô Côn.

Giai đoạn này đám phỉ ở miền Bắc từ nhà Thanh tràn sang rất nhiều, suốt từ năm 1870 - 1874, Ông Ích Khiêm cầm quân đánh phỉ các nơi, lập công trạng, bắt nhiều tướng phỉ, đặc biệt là chiến công đánh bại quân Cờ Vàng, bắt sống thủ lĩnh Hoàng Sùng Anh.

Nh́n thấy bọn quan quân nhà Thanh nghênh ngang, và trong cảnh triều đ́nh phải chấp nhận lấy lương thực, tiền bạc của dân nuôi cánh quân này. Ông Ích Khiêm đă làm bài thơ chê trách bọn quan "bất tài vô tướng" của triều Nguyễn và cảnh báo triều đ́nh về hậu họa đối với chủ trương "mở cửa cho quân Thanh tiễu phỉ".

"Áo chúa cơm vua đă bấy lâu/Đến khi có giặc lại thuê Tàu/Từng phen vơng giá mau chân nhảy/Đến bước chông gai thấy mặt đâu!/Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp/Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu/Ai ơi! hăy chống trời Nam lại/Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu!".

Ông Ích Khiêm nổi tiếng là người văn vơ song toàn, chính trực, làm tướng lắm mưu lược và yêu thương binh sĩ. Tuy nhiên, ông là người chính trực, ghét xu nịnh, hơn nữa cách ăn nói bốc đồng đă khiến ông không được ban thưởng xứng đáng, lại lắm lần bị trách phạt, biếm chức.

Đầu năm 1884, Ông Ích Khiêm dẫn quân đi tiễu trừ cuộc nổi dậy của dân thiểu số ở Trà My (Quảng Nam). Dẹp yên xong, ông đem 50 lính đi thẳng về quê nhà, bị Ngự sử đàn hặc là "tự tiện bắt binh mă đi, giao thông với phủ đệ" nên ông bị cách chức đày đi an trí ở B́nh Thuận.

Tại đây, ông viết bài thơ: "Ḿnh ốc mang rêu rửa sạch ai/Rung cây nhát khỉ thói quen hoài/Mèo quào phên đất chi khờn sức/Sứa vượt qua đăng mới gọi tài/Cậy mạnh chớ quen rờ dái ngựa/Ḿnh cao đừng ỷ đứng đầu voi/Truông qua chứa khỏi đừng khinh khái (cọp)/ Chim xổ lồng ra để đó coi!".

Tháng 6 năm ấy, vua Kiến Phúc đột ngột băng hà khiến trong và ngoài triều hết sức xôn xao. Ở trong quân lao B́nh Thuận, Ông Ích Khiêm hay tin liền nhịn đói luôn bốn ngày, viết di chúc rồi uống thuốc độc chết.

Bản di chúc căn dặn các con của ḿnh, trong đó có đoạn: "Hàng em, hàng con, mỗi người nên ngậm miệng, trói lưỡi, chớ có khinh dễ lạm dụng lời nói; hăy lấy ở ta mà làm gương soi sáng th́ tránh xa tai vạ đấy".


Bản di chúc của Ông Ích Khiêm dặn con cháu "ngậm miệng, trói lưỡi".

Sau cái chết của Ông Ích Khiêm, vua Hàm Nghi sau này đă truy phong ông hàm Thị độc. Người con trai là Ông Ích Thiện đă đưa thi hài cha về quê hương mai táng tại làng Phong Lệ quê nhà. Đến năm 1938, mộ ông được cải táng về G̣ Mô, người dân địa phương gọi là "Đồi Ông Ích Khiêm".

VietBF@ sưu tập

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 05-27-2024
Reputation: 35783


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 103,294
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	461.jpg
Views:	0
Size:	142.9 KB
ID:	2379692   Click image for larger version

Name:	462.jpg
Views:	0
Size:	117.0 KB
ID:	2379693   Click image for larger version

Name:	463.jpg
Views:	0
Size:	93.1 KB
ID:	2379694   Click image for larger version

Name:	464.jpg
Views:	0
Size:	61.7 KB
ID:	2379695  

PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,300 Times in 6,471 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 16 Post(s)
Rep Power: 115 PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7PinaColada Reputation Uy Tín Level 7
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:55.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09763 seconds with 12 queries