Rốn cói mùi, có khối u hay bị ngứa là những dấu hiệu của nhiễm trùng, nhiễm nấm rốn hay thoát vị rốn, cần được thăm khám và điều trị.
Rốn có mùi hôi
Đôi khi rốn có thể tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn, những chất này có thể bị loại bỏ trong quá trình tắm gội. Rốn có mùi là dấu hiệu của việc vệ sinh kém nhưng một số người có rốn đặc biệt sâu nên khó làm sạch hơn.
Ngay cả khi bạn có thể và vệ sinh tốt, nếu rốn vẫn có mùi hôi hoặc có các triệu chứng khác thì có thể bạn đã bị nhiễm trùng, cần được bác sĩ điều trị. Những triệu chứng khác đi kèm có thể bao gồm mẩn đỏ hoặc sưng quanh rốn và tiết dịch.
Rốn có khối u
Có nhiều loại cục u khác nhau có thể xuất hiện trong hoặc xung quanh rốn. Đây có thể là chứng thoát vị rốn rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Nó xuất hiện dưới dạng một khối u không đau ở trong hoặc gần rốn.
Theo đó, rốn có thể to ra khi cười, ho, khóc hay đi vệ sinh và có thể co lại khi thư giãn hoặc nằm. Trong nhiều trường hợp, thoát vị rốn tái phát và các cơ lành lại khi trẻ được 4 hoặc 5 tuổi. Chúng cũng có thể phát triển ở người lớn, nếu không điều trị thì tình trạng thoát vị có thể sẽ nặng hơn theo thời gian.
Rốn bị ngứa
Nhiễm nấm rốn có thể gây ngứa nhưng có thể điều trị được. Kem chống nấm có thể giúp ích nhưng nếu các triệu chứng vẫn tiếp tục, tốt nhất nên tìm tư vấn y tế.
Rốn cũng được bao phủ bởi da và do đó có thể bị ảnh hưởng bởi các tình trạng da như bệnh chàm và bệnh vẩy nến, dẫn đến ngứa.
Có thể mắc ung thư rốn không?
Bạn có thể mắc ung thư niệu rốn, dù tình trạng này cực kỳ hiếm gặp. Ung thư niệu rốn là loại bướu ác rất hiếm gặp, vị trí thường thấy là đoạn nối giữa dây chằng rốn và bàng quang. Bệnh chiếm tỉ lệ ít hơn 1% trong số các dạng bướu bàng quang và chiếm 20 - 39% trong số các ung thư tế bào tuyến của bàng quang.