1 – 1 + 1 – 1 + 1 – 1 + … bằng mấy? Các nhà toán học đă căi nhau hơn 300 năm về kết quả của phép tính này - VietBF
 
 
 
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default 1 – 1 + 1 – 1 + 1 – 1 + … bằng mấy? Các nhà toán học đă căi nhau hơn 300 năm về kết quả của phép tính này
Hăy tưởng tượng bạn đang ở trong trường quay của chương tŕnh 'Ai là triệu phú', và đó là câu hỏi dành cho bạn.

Đây là một bài toán mà bất cứ ai cũng có thể giải quyết: 1-1= bao nhiêu?

Đáp án dĩ nhiên là 0.

Có ǵ khiến chúng ta phải lăn tăn về câu trả lời đó không? Không! Tại tất cả các vũ trụ song song, có lẽ 1-1 không thể khác 0 được.

Nhưng bây giờ, chúng ta hăy thử cộng thêm 1, tổng 1-1+1 sẽ tăng lên bằng 1. Và chúng ta lại trừ đi 1 một lần nữa, 1-1+1-1 trở lại bằng 0. Đến đây th́ mọi thứ vẫn ổn. Nhưng hăy thử lặp đi lặp lại phép tính đó đến vô cùng:

1 – 1 + 1 – 1 + 1 – 1 + ...

Tổng cuối cùng sẽ là bao nhiêu?

Câu hỏi có vẻ đơn giản, thậm chí nhiều người cho rằng đó là một phép tính ngớ ngẩn. Nhưng đừng bao giờ khinh thường sự phức tạp của toán học. Chính phép tính này dă làm đau đầu không biết bao nhiêu thế hệ nhà toán học, triết học và thậm chí cả các nhà tu hành.

Nếu bạn cứ suy nghĩ về đáp án của phép tính này đến cùng tận, nó sẽ dẫn bạn rơi vào sự nghi ngờ nhân sinh quan, chẳng hạn như: "Liệu có một Thượng Đế đă tạo ra vũ trụ hay không? Liệu có các vũ trụ song song đồng thời tồn tại? Liệu ở một vũ trụ khác, kết quả của đáp án ấy có khác đi?

Bạn có tin không? Nếu không, hăy thử xem.


Ảnh minh họa

Hăy tưởng tượng bạn đang ở trong trường quay của chương tŕnh "Ai là triệu phú". Người dẫn chương tŕnh đưa ra câu hỏi: 1-1+1-1+1- … bằng mấy? Và dưới đây là 4 lựa chọn:

A. 0

B. 1

C. ½

D. Không bao nhiêu cả.

Nếu bạn chọn đáp án A. 0 th́ có lẽ bạn đă có một lập luận hết sức đơn giản. Đó là hăy nhóm từng số hạng của phép tính lại: (1 – 1) + (1 – 1) + (1 – 1) + ...

Hăy nhớ rằng trong toán học, thứ tự thực hiện phép tính yêu cầu chúng ta phải thực hiện phần bên trong dấu ngoặc trước khi tính phần bên ngoài. Khi đó, mỗi phép trừ trong ngoặc (1 – 1) đều cho kết quả bằng 0. Cuối cùng, phép tính sẽ trở thành 0 + 0 + 0 + …, rơ ràng là bằng 0.

Tuy nhiên, chúng ta thử thực hiện một sự thay đổi nhỏ về dấu ngoặc ở đây xem sao. Thay v́ ghép hai số đầu tiên vào thành một cặp, chúng ta hăy thử ghép số thứ 2 và thứ 3, từ đó cho tới hết. Phép tính lúc này trở thành: 1 + (–1 + 1) + (–1 + 1) + (–1 + 1) + …

Một lần nữa, tất cả các phần trong ngoặc cộng lại bằng 0, nhưng chúng ta có thêm một số 1 ở đầu. Điều này dẫn tới toàn bộ biểu thức cộng lại thành 1. Đáp án B hóa ra cũng có thể đúng.

Đến đây, bạn có thể sẽ hỏi rốt cuộc ai đă nghĩ ra tṛ oái oăm này?

Các tài liệu toán học cho thấy chuỗi số vô hạn này được Luigi Guido Grandi, một nhà toán học nhưng cũng là một nhà tu hành người Ư phát biểu vào năm 1703. Chuỗi đó sau đó được đặt theo tên ông, chuỗi Grandi.

Chính Grandi là người đă phát hiện ra cùng một chuỗi số này, bằng cách di chuyển các dấu ngoặc lùi một số hạng hoặc tiến một số hạng, ông có thể làm cho chuỗi số cộng lại bằng 0 hoặc 1.

Theo nhà sử học toán học Giorgio Bagni, sự không nhất quán về số học này có ư nghĩa thần học đối với Grandi, người tin rằng nó cho thấy việc tạo ra thứ ǵ đó từ hư vô là "hoàn toàn hợp lư". Grandi lấy cơ sở đó để giữ cho ḿnh niềm tin về một Thượng Đế đă tạo ra thế giới.

Việc chuỗi số Grandi cộng lại bằng 0 và bằng 1 rơ ràng là một mâu thuẫn. Nhưng chắc chắn, nó c̣n chưa mâu thuẫn bằng đáp án C. ½.

Làm thế nào mà một tổng của vô số số nguyên lại có thể bằng một phân số? Nghe vô lư hết sức, nhưng cuối cùng th́ chính Grandi và nhiều nhà toán học nổi tiếng ở thế kỷ 18 sau đó đă nói rằng tổng của dăy số này phải bằng một nửa.

Grandi lập luận cho điều này bằng một câu chuyện ngụ ngôn:

Hăy tưởng tượng một gia đ́nh có hai anh em thừa kế một viên ngọc từ cha họ để lại. Mỗi người sẽ được phép giữ nó trong nhà ḿnh trong một năm, sau đó phải chuyển giao cho người c̣n lại. Nếu truyền thống trao đổi viên ngọc qua lại này tiếp tục với con cháu của họ, th́ cả hai gia đ́nh đều chỉ có 1/2 quyền sở hữu đối với viên ngọc.

Nghe có vẻ chưa thuyết phục lắm. Nhưng cùng câu trả lời đó được diễn giải bởi Gottfried Wilhelm Leibniz, nhà triết học và toán học xác suất người Đức sẽ khiến bạn cảm thấy xuôi tai hơn: Leibniz lập luận rằng nếu bạn cứ cộng chuỗi số này và dừng lại ở một điểm ngẫu nhiên nào đó, th́ tổng mà bạn nhận được ở thời điểm đó sẽ bằng 0 hoặc bằng 1.

Xác suất của các kết quả này là bằng nhau. V́ vậy, theo các nguyên lư của toán xác suất, bạn sẽ phải lấy trung b́nh tất cả các kết quả để có được kết quả cuối cùng. Khi đó, tổng chuỗi Grandi sẽ bằng ½.

Mặc dù Leibniz nghĩ rằng kết quả trên ông đưa ra là đúng. Nhưng nhà toán học người Đức cũng phải thừa nhận rằng lập luận của ông "có tính siêu h́nh học hơn là toán học". Để giải quyết tính siêu h́nh đó th́ hơn một nửa thế kỷ sau, nhà toán lư Leonhard Euler người Thụy Sĩ đă xuất bản một nghiên cứu đưa ra một lời giải vô cùng chặt chẽ và phức tạp để chứng minh 1 – 1 + 1 – 1 + 1 – 1 + ... bằng một nửa.

Ông đă xuất bản lời giải dài 33 trang trong một bài báo năm 1760 với tựa đề "De Seriebus divergentibus" (tạm dịch là Về chuỗi số phân kỳ). Trong đó, Euler khẳng định "không c̣n ǵ phải nghi ngờ, thực sự chuỗi số 1 – 1 + 1 – 1 + 1 – 1 + … và phân số 1/2 là hai đại lượng tương đương".

V́ vậy, trở lại với câu hỏi của Ai là triệu phú, nếu bạn sử dụng sự trợ giúp hỏi ư kiến khán giả trong trường quay, rất nhiều người thông minh sẽ nghiêng về đáp án C. 1/2.

Trên thực tế, sự khó hiểu về các chuỗi số đến vô cùng đă làm rối trí từ khi toán học được phát minh, hoặc ít nhất cũng từ thời Hy Lạp cổ đại. Bạn c̣n nhớ Nghịch lư Achilles và con rùa không?

Achilles, một lực sĩ trong thần thoại Hy Lạp, người hùng trong trận chiến thành Troia và được mệnh danh là người "có đôi chân chạy nhanh như gió" đang đuổi theo một con rùa trên đường thẳng. Nếu lúc xuất phát, Achilles chấp rùa một đoạn bằng a mét và a khác 0 đồng thời tốc độ của cả hai đều không đổi.

Bước đầu tiên để thắng và vượt được rùa, Achilles phải bắt kịp rùa trước đă. Trớ trêu thay, mặc dù anh ấy chạy nhanh thật đấy, nhưng mỗi khi Achilles rút ngắn khoảng cách giữa ḿnh và con rùa xuống một nửa, con rùa chậm chạp lại chạy thêm được một quăng đường ngắn nữa.

Achilles lại phải chạy thêm một khoảng một nửa của khoảng cách đó để mong bắt kịp rùa, nhưng trong khoảng thời gian đó, con rùa lại chạy thêm được một đoạn nhỏ. Mọi chuyện cứ lặp lại như thế măi, cho nên Achilles thực sự không bao giờ bắt kịp được con rùa chứ đừng nói là vượt qua để chiến thắng.

Câu chuyện được kể bởi triết gia người Hy Lạp Zeno của xứ Elea vào năm 400 trước Công Nguyên hàm chứa một nghịch lư mà sau này đă trở thành ví dụ kinh điển trong toán vi tích phân, giải thích khi nào th́ một chuỗi số vô hạn cộng lại sẽ được một kết quả hữu hạn.

Và chúng ta sẽ đến với khái niệm tổng riêng thứ n của một chuỗi số. Giả sử bạn có một chuỗi số vô hạn, tổng riêng thứ n (Sn) của chuỗi số đó được tính bằng tổng của n thành phần đầu tiên trong chuỗi số. Ví dụ S2 là tổng của hai số đầu tiên, S3 là tổng của 3 số đầu tiên, S5 là tổng của 5 số đầu tiên, cứ thế đến vô tận.

Nếu những tổng trung gian này liên tục được tính ra và chúng ngày càng tiến gần hơn và gần hơn tới một giá trị cố định, th́ chúng ta nói rằng chuỗi số "hội tụ" về giá trị đó. Hăy áp dụng điều này cho chuỗi số trong Nghịch lư Zeno, cộng lại nửa con đường cộng một phần tư của con đường cộng một phần tám của con đường, và cứ thế:

½ + ¼ + ⅛ + 1/16 + …

Hai thành phần đầu tiên cộng lại thành S2= 0.75, ba thành phần đầu tiên cộng lại thành S3= 0.875, và bốn thành phần đầu tiên cộng lại thành S4= 0.9375. Nếu chúng ta cộng 10 thành phần đầu tiên, chúng ta sẽ có S10= 0.9990234375.

Những tổng riêng thứ n tiếp tục như vậy và tiến đến gần hơn giá trị 1. V́ vậy chúng ta có thể nói chuỗi số hội tụ về 1. Mặc dù chúng ta có thể h́nh dung một con đường là một số lượng vô hạn khoảng cách, vi tích phân xác nhận rằng nó cuối cùng vẫn cộng lại thành một con đường.

Bây giờ, chúng ta quay trở lại với chuỗi chuỗi số Grandi. Nếu tính tổng riêng thứ n của chuỗi 1-1+1-1+1-…, Sn sẽ dao động giữa 0 và 1 mà không bao giờ tập trung về một giá trị nào cả. V́ vậy, các nhà toán học hiện đại sẽ chọn lựa chọn phương án D. Không bằng bao nhiêu cả.

Việc giải quyết chuỗi số Grandi đặt ra một câu hỏi mang tính xă hội học. Tại sao cộng đồng toán học lại chấp nhận cách giải của tổng riêng thứ n mà không chấp nhận lập luận xác suất của Leibniz hay một số định nghĩa khác của việc cộng chuỗi số vô hạn?

Một phần câu trả lời nằm ở chỗ: Việc cộng một chuỗi số vô hạn không phải là một phép cộng thực thụ - mặc dù h́nh thức nó trông có vẻ giống nhau.

Một trong những tính chất cơ bản của phép cộng là kết quả của nó sẽ không thay đổi khi bạn thay đổi hoặc di chuyển dấu ngoặc. Ví dụ 1 + (2 + 3) = (1 + 2) + 3. Nhưng trong nhiều chuỗi số bao gồm cả chuỗi số của Grandi th́ vị trí dấu ngoặc lại làm thay đổi kết quả.

Hóa ra, các nhà toán học chỉ đang mượn khái niệm "cộng" và "bằng" từ phép cộng để thảo luận về chuỗi số sao cho thuận tiện hơn. C̣n về bản chất, một chuỗi số không thể "cộng" lại được, chúng chỉ có thể "hội tụ" lại một giá trị.

Khi ta nói một chuỗi số hội tụ về một giá trị thay v́ có tổng bằng một giá trị, nó có khả năng giải quyết nhiều mâu thuẫn của các chuỗi số vô hạn mà các nhà toán học trước đây đă không thể giải quyết trong suốt hàng thế kỷ.

Nhưng với các chuỗi số không hội tụ như chuỗi Grandi th́ sao?

Các nhà toán học vẫn có thể có cách tính ra tổng của nó, hay nói cách khác, t́m giá trị hội tụ của chuỗi. Phương pháp này được gọi là tính tổng Cesàro, đặt theo tên người phát minh ra nó, nhà toán học Ư Ernesto Cesàro sống ở thế kỷ 19.

Cesàro nói rằng nếu một chuỗi số vô hạn, không hội tụ theo cách thông thường, tức là không tiệm cận một giá trị cụ thể khi số hạng ngày càng tăng, ta vẫn có thể tính tổng của nó bằng cách xét trung b́nh của các tổng riêng thứ n của chuỗi.

Ví dụ, thay v́ hỏi Sn, phương pháp tổng Cesàro lấy trung b́nh của S1 và S2, sau đó là S1, S2 và S3, sau nữa là S1, S2, S3, S4 cứ thể để xem các tổng riêng này hội tụ về đâu?

Điều thú vị là nếu bạn áp dụng phương pháp này cho một chuỗi số hội tụ như chuỗi số của Zeno, nó sẽ luôn cho bạn câu trả lời giống nhau. Tuy nhiên, đôi khi nó sẽ cho một câu trả lời khác khi áp dụng cho chuỗi số không hội tụ theo định nghĩa chuẩn. Cụ thể, chuỗi số của Grandi có tổng Cesàro là 1/2.

Càng ngày, các nhà toán học càng sáng tạo ra nhiều phương pháp tính tổng cho các chuỗi số. Ngay cả khi chúng đôi khi cho kết quả khác nhau trên cùng một chuỗi, điều đó không tạo ra mâu thuẫn nếu mọi người quy ước trước về định nghĩa mà họ sử dụng.

Nhưng có một điều kỳ lạ là: Hầu hết các cách tính tổng của chuỗi Grandi đều cho kết quả ½.

V́ vậy, nếu thực sự phải đưa ra một đáp án nôm na cho câu hỏi ở đầu chương tŕnh "Ai là triệu phú này", 1-1+1-1+1-…. bằng mấy? Th́ đáp án cuối cùng sẽ là: Chuỗi Grandi không có tổng bằng bất kỳ số nào, nhưng nếu có th́ tổng đó phải bằng ½.

Toán học sẽ chỉ giúp được bạn đến vậy thôi. Trở lại trường quay của chương tŕnh Ai là triệu phú, nếu bạn c̣n sự trợ giúp 50/50, lời khuyên là hăy sử dụng nó thử xem sao.

miro1510
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 1 Hour Ago
Reputation: 13475


Profile:
Join Date: Oct 2014
Posts: 41,150
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	7ac1f69ba6d44f8a16c5.jpg
Views:	0
Size:	33.5 KB
ID:	2420603  
miro1510_is_offline
Thanks: 9
Thanked 1,915 Times in 1,769 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 51 miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6miro1510 Reputation Uy Tín Level 6
Reply

User Tag List


Facebook Comments


 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 16:15.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05120 seconds with 12 queries