Từ quả mướp già, tưởng chừng như bỏ đi, chị Vơ Thị Ngọc Thư đă biến thành các sản phẩm hữu ích như miếng rửa chén, bông tắm, dép,… xuất khẩu sang nhiều thị trường.
Đang là giảng viên của một trường cao đẳng, năm 2022, chị Vơ Thị Ngọc Thư (Đà Nẵng) bất ngờ xin nghỉ việc để khởi nghiệp.
Từ quả mướp già, tưởng chừng như bỏ đi, chị Thư biến thành các sản phẩm hữu ích, thân thiện với môi trường, xuất khẩu sang nhiều thị trường, mang lại giá trị kinh tế cao.
Sau 2 năm khởi nghiệp, chị Vơ Thị Ngọc Thư đă xuất khẩu các sản phẩm làm từ xơ mướp sang nhiều thị trường
Chị Thư chia sẻ, trong một lần đi siêu thị, t́nh cờ nh́n thấy các sản phẩm từ xơ mướp nhưng lại có xuất xứ từ nước ngoài, chị Thư chợt nghĩ: “Từ xưa, xơ mướp đă được sử dụng để làm miếng rửa chén nhưng hiện nay hầu như bị bỏ phí. Vậy sao ḿnh không làm thử”.
Sau khi t́m hiểu thị trường, chị Thư nhận thấy, sản phẩm từ xơ mướp có tiềm năng phát triển bởi các nước có tiêu chuẩn cao về môi trường như Mỹ, Canada, Hàn Quốc,… rất ưa chuộng.
Xơ mướp là nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Đặc trưng của xơ mướp là dai, bền, nhanh khô, có khả năng chà tẩy mà không gây xước da nên có thể tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ đời sống.
Những lư do đó đă thôi thúc chị khởi nghiệp. Để tạo nguồn nguyên liệu cho sản phẩm, chị kết nối với những người nông dân ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam). Tuy nhiên, thời gian đầu, chị gặp nhiều khó khăn trong việc t́m kiếm loại mướp cho xơ tốt nhất.
Mướp nguyên liệu thu mua về được bóc vỏ, rửa sạch với nước sau đó đem phơi khô trước khi đưa vào máy ép, cắt, may
“Không phải cứ để quả mướp già là có thể lấy xơ. Tôi đă thuê nông dân trồng thử rất nhiều loại giống, thất bại không ít bởi quả mướp không đạt, quả nhỏ, ít xơ, màu xấu. Mất một năm t́m ṭi và 'học phí' gần 200 triệu đồng, tôi mới có được loại mướp ưng ư”, chị Thư kể.
“Quả mướp đạt chuẩn là to, thẳng, dày, nhiều xơ, màu sáng đẹp, không bị ong chích và đen, mốc”, chị Thư nói thêm.
Quả mướp già sau khi thu hoạch về sẽ trải qua các công đoạn như bóc vỏ, làm sạch, phơi khô, ép phẳng và cắt may. Bắt đầu từ những miếng chùi rửa đơn giản, chị Thư đă phát triển thành hàng chục sản phẩm dành cho nhà tắm, nhà bếp và các sản phẩm thời trang, trang trí nhà cửa.
Các sản phẩm có thể kể đến như: Đai tắm, bông tắm, túi đựng xà pḥng, đèn bàn, dép mát-xa chân, lót giày,… Các sản phẩm này được làm theo phương pháp thủ công, có giá từ 20.000 - 400.000 đồng/sản phẩm.
Xưởng sản xuất của chị tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương với mức lương trên 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra c̣n có nhiều lao động thời vụ nhận hàng về để may gia công tại nhà.
Mỗi tháng, xưởng cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 sản phẩm từ xơ mướp, doanh thu đạt khoảng 200 triệu đồng. Sản phẩm hiện được bán chủ yếu trên các sàn thương mại điện tử và phân phối cho các đại lư, khách sạn, cửa hàng quà tặng.
Theo chị, việc bán hàng trên sàn thương mại điện tử đă giúp chị nhanh chóng mở rộng thị trường, có cơ hội hợp tác với nhiều đối tác. Được thị trường đón nhận tích cực, đến nay, sản phẩm của chị đă có mặt tại Mỹ, Úc, Canada và một số nước châu Âu.
Tháng 8 vừa qua, chị Thư đă xuất khẩu chính ngạch sang Hàn Quốc đơn hàng đầu tiên với hơn 4.000 sản phẩm từ xơ mướp.
“Sản phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc phải đạt các yêu cầu khắt khe về kiểm dịch và chất lượng như màu sắc, độ dày, mẫu mă,… Sau đơn hàng đầu tiên, tôi đang xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản”, chị nói.
Chị đang liên kết với hơn chục hộ nông dân ở Quảng Nam để trồng mướp lấy xơ với diện tích khoảng 10ha. Không chỉ hỗ trợ giống, hướng dẫn kỹ thuật, chị c̣n kư hợp đồng bao tiêu đầu ra với giá ổn định từ 3.000 - 5.000 đồng/quả mướp.
Nói về dự định sắp tới, chị Thư cho hay sẽ liên kết thêm với các hộ nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, nâng diện tích lên gấp 3 lần vào năm sau để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, mở rộng nhà xưởng, đầu tư thêm máy móc, thiết bị.
Cùng với đó, chị sẽ hoàn thành chứng nhận OCOP, phát triển thêm các ḍng sản phẩm đèn xơ mướp, đồ lưu niệm, trang trí độc đáo.