Nước sông Hồng tại Hà Nội vẫn cuồn cuộn lên nhanh, đang ở cấp báo động lũ nào? Hiện nay, lũ trên nhiều hệ thống sông ở miền Bắc đã vượt báo động 3, trong khi mực nước sông Hồng tại Hà Nội cũng lên nhanh, sắp vượt báo động 1. Vậy báo động 3 là gì, các cấp báo động lũ thế nào?
Hiện nay, lũ trên nhiều hệ thống sông ở miền Bắc đã vượt báo động 3, vậy báo động 3 là gì, các cấp báo động lũ thế nào?
Lũ đặc biệt lớn trên sông Thao, nhiều nơi trên báo động 3
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước lúc 7 giờ ngày 10/9 trên các sông như sau, trên sông Thao tại Yên Bái 35,32m, trên báo động 3 (BĐ) là 3,32m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 1,1m.
Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 6,12m, dưới báo động 3 0,18m; trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 6,65m, trên báo động 3 0,35m;
Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,53m, trên báo động 3 0,23m. Trên sông Lô tại Tuyên Quang 26,02m, trên báo động 3 0,02m
Trên sông Hồng tại Hà Nội 9,74m, dưới báo động 1 0,24m.
Trong 12 giờ tới:Lũ trên sông Thao tại Lào Cai tiếp tục xuống; tại Bảo Hà biến đổi chậm; tại Yên Bái tiếp tục lên duy trì ở mức trên lũ lịch sử; tại Phú Thọ đạt mức trên báo động 1.
Lũ trên sông Lô và sông Cầu tiếp tục lên mức báo động 3; sông Thương biến đổi chậm ở mức trên báo động 3.
Lũ trên sông Lục Nam xuống chậm nhưng vẫn trên mức báo động 3.-Lũ trên sông Thái Bình, Hoàng Long tiếp tục lên vượt mức báo động 2.
Đáng chú ý, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh đạt mức báo động 1, sau đó đạt mức báo động 2 trong 12- 24 giờ tiếp theo.
Về mực nước sông Hồng, hồi 9 giờ sáng 10/9, tại trạm thủy văn Hà Nội (khu vực cầu Long Biên) đang ở khoảng 9,2m và còn 30cm nữa thì đạt báo động 1.
Lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông,bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuấtnông nghiệp, dân sinh và các hoạt động kinh tế-xã hội vùng hạ lưu sông Lô và sông Hồng- Thái Bình.
Mực nước lũ hạ lưu sông Hồng- Thái Bình duy trì ở mức cao nhiều ngày có thể làm lở đất ven sông và ảnh hưởng đến an toàn đối với cáctuyến đê vùng ven sông đồng bằng sông Hồng- Thái Bình.
Mực nước sông Hồng đang lên nhanh, vượt báo động I tại trạm thủy văn An Cảnh. Hiện nhiều người quan tâm đến câu hỏi: Báo động 3 là gì và các cấp báo động lũ ra sao? Ảnh: KTĐT.
Báo động 3 là gì và các cấp báo động lũ?
Câu hỏi nhiều người quan tâm là: Báo động 3 là gì và các cấp báo động lũ?. Theo Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 31/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ, cấp báo động lũ là sự phân định cấp độ của lũ.
Mỗi cấp độ lũ được xác định thông qua một giá trị mực nước tương ứng quy định tại các trạm thủy văn trên sông, suối, phản ánh mức độ nguy hiểm của lũ cũng như mức độ ngập lụt do lũ gây ra.
Cấp báo động lũ được phân thành ba cấp căn cứ vào đặc điểm, độ lớn mực nước lũ và mức độ tác động của lũ lụt đến an toàn đê điều, bờ, bãi sông, công trình và dân sinh, kinh tế - xã hội trên khu vực.
Theo quy định, có 3 cấp báo động lũ:
Báo động cấp I là mức giới hạn mực nước cho biết trên sông đã bắt đầu có lũ nhưng nước lũ còn ở giới hạn trong lòng sông - tương đương cấp lũ nhỏ.
Báo động cấp II là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức trung bình, nước lũ bắt đầu gây ảnh hưởng ngập lụt và tác động xấu đến dân sinh, kinh tế, xã hội - tương đương lũ trung bình.
Báo động 3 là mức giới hạn mực nước cho biết lũ trong sông đã lên đến mức cao, gây ảnh hưởng ngập lụt nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân dân - tương đương lũ lớn.
Theo Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, mực nước tương ứng với báo động 3 trên sông Hồng tại Hà Nội ở trạm thủy văn Sơn Tây sẽ là 14,4m, tại trạm thủy văn Long Biên là 11,5m; mực nước tương ứng với báo động 3 trên sông Đà tại Hà Nội sẽ là 17m; trên sông Đuống là 11m và trên sông Đáy là 7m.
VietBF@ sưu tập