Vua Tin Vịt Vơ Tiền Về (VTV)Trẻ H'mong đang ăn trưa miễn phí ở một nhà trẻ ở Mèo Vạc, Hà Giang hôm 3/4/2015 (minh hoạ) icon-zoom HOANG DINH Nam / AFP
Nguyễn Nhơn (RFA)
Xin lỗi quư Đài Truyền h́nh Quốc gia Việt Nam, nhưng xú danh này của quư đài, chắc hẳn bất cứ nhân viên nào đeo thẻ VTV đều biết. Tuy có hơi vơ đũa cả nắm-dư luận xă hội mà, nhưng ngẫm kỹ th́ sự thể cũng không oan cho quư Đài là mấy.
Mấy ngày vừa qua có một phóng sự trên VTV, rất có đầu có đuôi, ghi lại bữa ăn của một trong những em bé học sinh tại điểm trường Màng Mủ, trường mầm non Mồ Dề, xă Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Trọng tâm của phóng sự này là h́nh ảnh dưới đây:
anh-chup-man-hinh-2024-09-29-luc-131844-17275908135912236558 15.png
Cặp lồng cơm trộn gừng của trẻ (ảnh chụp từ màn h́nh). VTV
Phóng viên VTV cho biết chén cơm với (một thúng) gừng trong h́nh ảnh nói trên là của cháu bé A., năm tuổi, mang đi ăn trưa tại trường.
Vẫn theo phóng viên VTV, do hoàn cảnh quá khó khăn, gia đ́nh không có thức ăn nào khác nên các bé học sinh ở điểm trường này thường xuyên phải ăn cơm trắng với gừng chấm muối như thế. Một số cháu khác ăn cơm với đường. Trường có 141 cháu từ hai tuổi đến năm tuổi. 98% dân số huyện này là người Mông.
Trong một h́nh ảnh khác, cô giáo chủ nhiệm của em bé ăn gừng nói trên vừa khóc vừa nói nhà trường hôm nay có bốn cái bắp cải, thái ra nấu canh loăng cho 138 bé ăn để được ngon miệng hơn.
Ối chu cha răng mà tội nghiệp ri bay?
Nhưng mà khoan, dừng lại khoảng chừng là hai giây.
Thần đồng ăn gừng?
“Bé mới năm tuổi ăn cơm trưa mà gừng trong cặp lồng (cà mèn, cà mên) gấp ba lượng cơm thế kia á? “Gừng cỡ ấy th́ phải chấm đến hai con vịt mới hết”- cư dân mạng b́nh luận.
Mà nếu chỉ có mỗi đường với gừng chấm muối để ăn trưa th́ sao trong phóng sự trông các cháu đều mũm mĩm, phúng phính, hai cái má nom yêu như hai cái bánh đúc đắp vào thế kia? Lại c̣n ăn mặc rất gọn gàng sạch đẹp tươm tất từ học sinh đến phụ huynh?
Điểm trường cũng rất sáng sủa khang trang, pḥng học lát gạch bóng loáng, cô giáo xinh xắn khỏe mạnh.
Người xem VTV khóc tu tu thương cho hoàn cảnh bọn trẻ miền núi vô cùng thiếu đói. Trên má th́ lệ tuôn, tay th́ sờ ví xem c̣n đồng nào móc nốt gửi lên trên trường ấy, tặng các cháu một bữa cơm có thịt. Chứ xót xa quá, như đứt từng khúc ruột.
Tiếng khóc trước màn h́nh VTV vang lên đến tận nhà anh Hờ A Dê, cha của em bé năm tuổi kiêm thần đồng ăn gừng đă nói. Hôm sau, trước ống kính của các phóng viên khác, anh Dê hồn nhiên nói hôm ấy anh đang chuẩn bị chiên trứng cho con mang đi ăn th́ phóng viên VTV hỏi có gừng không, thái một ít bỏ vào cặp lồng cơm cho cháu. Anh Dê bèn vác cuốc ra vườn (xanh ngắt) sau nhà đào thêm gừng. Thái một ít.
“Chưa đủ, thái nhiều vào anh”-phóng viên yêu cầu.
Thế là anh Dê thái phóng khoáng bỏ vào cặp lồng cho con, trông số lượng th́ ước khoảng mấy lạng gừng. Của nhà trồng được mà, tiếc ǵ với nhà báo Trung ương? Thái gừng xong th́ đến giờ anh đưa cháu đi học rồi nên vội không kịp cả chiên trứng.
Thế là đến trường, cháu th́ khóc v́ mở cặp lồng cơm ra ngửi hơi gừng đă cay sặc cả mũi. C̣n cô th́ khóc v́ các cháu c̣n bé tí tị t́ ti mà cứ phải toàn ăn cơm với gừng chấm muối thôi, thương nhắm!
Mồ Dề-vùng động lực kinh tế của huyện
Nào thế Mồ Dề ở đâu, Mù Cang Chải là cái chỗ nào nào?
Theo báo Yên Bái ngày 18/8/2023 : “Mồ Dề được biết đến là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của huyện Mù Cang Chải với Thác Mơ, rừng trúc, nhà ngô, vơng lúa ruộng bậc thang” (trích). C̣n theo Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam của Bộ Xây dựng th́ “xă Mồ Dề là vùng động lực kinh tế nông - lâm nghiệp đặc sản phía Đông Bắc của huyện Mù Cang Chải.”
Đặc biệt, “xă Mồ Dề nằm tiếp giáp với thị trấn Mù Cang Chải, cách thị trấn 3,5km, các bản đều có đường giao thông liên thông với thị trán nên thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa, phát triển một số ngành nghề truyền thống như: Rèn, đúc, chế tạo khèn,... Kinh tế nơi này cần được đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với Danh thắng Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Mù Cang Chải; xây dựng và phát triển các Tour du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm gắn Khu tham quan du lịch gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trên địa bàn xă”.
À ra thế, túm lại nghe tên th́ có vẻ tít mù rừng thẳm, nhưng hóa ra chỗ ấy lại là vùng du lịch trọng điểm, giao thông th́ thuận tiện đến mức xe máy phóng vù vù từ thị trấn vào xă chỉ mấy phút.
C̣n anh Hờ A Dê th́ tuy nhà có nhiều gừng nhưng anh lại vẫn c̣n trồng thêm lúa, thu hoạch đều đều mỗi năm 30 bao thóc (chắc đủ ăn). Anh c̣n siêng năng đi làm thuê kiếm thêm tiền và có “lương chức vụ” là 1,3 triệu đồng/tháng do anh kiêm chức tổ phó an ninh của bản.
Năm nay, gia đ́nh anh Dê có tên trong danh sách được chính quyền hỗ trợ 60 triệu đồng để làm nhà mới. C̣n hàng ngày con anh vẫn được ăn cơm với cá, thịt, trứng…
Tôi hỏi thăm những người bạn dân tộc Mông đang sinh sống ở miền Bắc Việt Nam. Các bạn tôi nói hồi trước nhà nghèo th́ có ăn cơm với muối gừng. Gừng giă nát ra với muối như muối mè, muối lạc của người Kinh để ăn cùng cơm. Nhưng sau này th́ c̣n ít người ăn như thế lắm. Lưu ư: gừng cũng phải giă nhỏ ra với muối chứ không ai thái lát gừng to oạch thế kia để ăn, nhất là lại cho cháu bé mới năm tuổi, răng c̣n chưa mọc đủ, ăn. Miếng gừng miền núi cay ứa nước mắt, bố cháu ăn thế cũng khóc đầm đ́a c̣n hơn cả cô giáo chứ nói ǵ đến cháu!
Trẻ em miền núi thiếu ăn, ăn không đủ dinh dưỡng là sự thật. Nguyên nhân có thể từ gia đ́nh chúng, hoặc từ chính nhà trường, hay sự bất cập trong chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng, trong vụ việc cụ thể này, không thể lấy điều đó để lấp liếm việc VTV đă dựng lên một câu chuyện không có thật.
Chỉ sau một ngày khi “phóng sự” của VTV lên sóng, Đoàn kiểm tra của huyện Mù Cang Chải, đặc biệt là phóng viên các báo khác đều đến t́m hiểu. Sự thật phơi bày. VTV đă xóa video trên tất cả các nền tảng xă hội.
Tuy nhiên, bất ngờ vẫn c̣n ở phía trước. Trên trang Facebook của ḿnh, VTV khẳng định có đủ chứng cứ chứng minh phóng sự trên hoàn toàn là sự thật và “sẽ sớm liên hệ với UBND huyện Mù Cang Chải để làm rơ”.
Thôi th́ trong khi chờ VTV “làm rơ sự thật” kinh ngạc về cháu bé thần đồng ăn gừng, chúng ta nhẩn nha xem lại trong quá khứ họ từng có bao nhiêu vụ tương tự.
-Năm 2011, VTV đăng phóng sự về “cô Lượm”, một phụ nữ bất hạnh bị mẹ bỏ rơi từ khi mới sinh, được một bà cụ ăn xin nuôi nấng, lớn lên có mối t́nh lại tiếp bất hạnh, có con th́ con bị bệnh tim bẩm sinh. Lượm phải kiếm tiền chữa bệnh cho con bằng cách buôn bán ma túy hay làm cave…
Sự thật là một phụ nữ tên D. (được ăn học, có gia đ́nh đàng hoàng) đă dàn dựng lại toàn bộ câu chuyện này. Khi VTV liên lạc để quay h́nh, D sắp xếp người phụ diễn như thật trước ống kính.
Khi bị phanh phui, D. tỏ ra sám hối trước báo chí: “Hai anh chị ở VTV hẹn tôi quay phóng sự (…) Khi về quay, hai anh chị không hỏi ǵ nhiều để thẩm định thông tin mà chỉ bảo tôi cứ làm những công việc hàng ngày để họ quay (…) Hai d́ cháu tôi diễn rất nhịp nhàng (…) Khi được mời giao lưu tại trường quay, phóng viên soạn sẵn câu hỏi để tôi trả lời. Tôi được khá nhiều người viết thư chia sẻ, động viên và ủng hộ tiền”.
VTV bị phạt 18 triệu đồng.
-Năm 2015, VTV đăng một clip cảm động về chuyện t́nh và điều ước của cô gái khiếm thị nghèo khó và một chàng trai công tử con một, tốt nghiệp khoa thanh nhạc Nhạc viện quốc gia. Dù gia đ́nh chàng trai phản đối, họ cương quyết cưới nhau rồi cùng nhau đi hát rong, sống rất hạnh phúc.
Phát sóng xong, người dân địa phương và báo chí phát hiện nhiều điểm đáng nghi ngờ trong câu chuyện. Lúc đó VTV mới “lập tức cho xác minh thông tin” và “thấy hoàn cảnh cũng như câu chuyện của hai nhân vật không đúng như thực tế”. Lần này VTV bị phạt 40 triệu đồng v́ đưa tin sai sự thật.
-Năm 2016 lại vẫn VTV đăng một phóng sự quay cảnh nông dân miền Bắc dùng chổi chà quét trên vườn rau và hồn nhiên kể: “Giờ phải quét để giả sâu ăn, chứ không người ta không ăn (dân Việt Nam tin rằng rau sạch không bón phân thuốc th́ mới có sâu-NV). Một nông dân khác c̣n nói thẳng: “Ḿnh dùng chổi quét xuống nh́n cũng giống rau rách. Quét thế chẳng qua để lừa người tiêu dùng”.
Phóng sự trên gây chấn động xă hội. Người dân địa phương bùng lên. Họ nói có ba phóng viên VTV về quay nhưng tự đưa chổi cho người dân nhờ quét trên ruộng rau và nói những câu thoại như trên.
VTV sau đó thừa nhận
“phóng viên tập sự tŕnh độ non kém, nhận thức yếu”. Các phóng viên về địa phương xin lỗi trước toàn thể người dân trong xă nhưng không được chấp nhận.
-Vẫn trong năm 2016, phóng sự nhiều kỳ mang tên “Kư sự Syria” do VTV thực hiện bị phát hiện đường dây kịch bản giống hoàn toàn một phóng sự do một nữ nhà báo Nga thực hiện trước đó hai năm, vào năm 2014. Sự trùng lặp có trong tất cả các phân cảnh. “Phóng sự” cũng bị khán giả khắp nơi nhận xét rằng đă dàn dựng trong một không gian tài liệu chứ không ghi nhận thực tế.
“Vua Tin Vịt”
Trong nội bộ làng báo Việt Nam, VTV được gọi chết tên là Vua Tin Vịt hay Vơ Tiền Về, tùy thuộc vào nội dung nào. Nhiều phóng viên có thể chứng thực về cách quay “phóng sự” nhưng lại hoàn toàn sắp xếp, dàn dựng sai sự thật để phục vụ ư đồ của ḿnh, của không ít phóng viên VTV.
Những vụ thông tin sai sự thật như đă biết của VTV như kể trên đều rất giống nhau: họ chọn những chủ đề hết sức nóng hoặc đánh thẳng vào trái tim giàu cảm xúc của người Việt Nam rồi dàn dựng, đạo diễn phân vai rất trực tiếp. Tuy thế những lỗi sai nghiêm trọng này khi được phát sóng rộng răi lại rất dễ phát hiện, v́ khán giả có thể tự ḿnh đối chứng với sự thật, cho dù nó diễn ra ở miền núi hay nước ngoài.
Trong nhiều trường hợp, VTV biện bạch do phóng viên mới chỉ là phóng viên tập sự nên tŕnh độ non kém, v́ thế chỉ cần kỷ luật phóng viên đó là sự việc xem như an bài. Nhưng càng nói, VTV càng chứng tỏ không chỉ phóng viên non kém mà là cả hệ thống VTV, và đặc biệt họ phủi tay thật nhanh.
Trong nghề báo ai cũng biết một bài báo để được xuất bản hay phát sóng đều phải qua trung b́nh ba tầng biên tập. Đầu tiên là Biên tập viên, sau đó đến cấp Trưởng pḥng ban, và trong các phóng sự nhạy cảm, gây ảnh hưởng lớn đến xă hội th́ đích thân Ban Giám đốc của VTV phải trực tiếp họp bàn, quyết định. Nhưng diễn biến các vụ việc cho thấy họ đă không hề xác minh cho đến tận sau khi bị phát giác.
Không giống như báo viết hay báo điện tử, một chương tŕnh truyền h́nh cần sự tham gia của rất nhiều người: phóng viên viết, quay phim, biên kịch, dựng phim, đạo diễn… Bất kể ai trong số này cũng có thể phát hiện ra những chi tiết quá sai sự thật trong các phóng sự trong quá tŕnh làm việc. Thế nhưng tại sao chỉ khi bị khán giả phát hiện th́ VTV mới nhận ra?
Điểm chung thứ hai trong các vụ việc cho thấy tâm lư háo hức muốn tạo ra một tác phẩm chấn động dư luận của đội ngũ báo chí tại VTV đến nỗi họ bất chấp nguyên tắc cốt lơi của nghề nghiệp. Từ phóng viên tập sự đến giám đốc một kênh tin tức của hệ thống VTV trong vụ kư sự Syria, dù tay nghề chuyên môn non yếu nhưng tay nghề dàn dựng của họ lại rất chủ động và bài bản.
Nếu xă hội, khán giả không phát hiện và làm ầm lên, liệu VTV có tự phát hiện những thông tin sai sự thật của ḿnh hay vẫn tiếp tục sừng sững là cơ quan báo chí quốc gia và kêu gọi tiền đóng góp ủng hộ cho các chương tŕnh đẫm nước mắt, đầy nhân văn ?
Sai sót th́ ai cũng có, cơ quan nào cũng có. Nhưng để sai sót một cách chủ động, nghiêm trọng, có hệ thống, ngang nhiên và bài bản như các vụ việc đă xảy ra trên VTV th́ khó trách v́ sao họ măi được độc quyền cái tên Vua Tin Vịt.
______________
Tham khảo:
https://www.baoyenbai.com.vn/13/2991...-long-dan.aspx
https://quyhoach.xaydung.gov.vn/vn/q...h-yen-bai.aspx
https://vtcnews.vn/co-luom-ke-chuyen...v-ar32254.html
https://tienphong.vn/nhung-chuyen-ta...post752039.tpo
https://infonet.vietnamnet.vn/vtv24-...uc-181930.html
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do