Tủ lạnh là thiết bị điện quan trọng đối với nhiều gia đ́nh. Đây là nơi bảo quản thực phẩm, giúp tiết kiệm thời gian đi chợ cũng như tránh lăng phí những phần thức ăn chưa dùng hết sau bữa ăn.
Tủ lạnh ngày nay có nhiều kiểu thiết kế khác nhau. Có loại tủ hai cánh, có loại tủ bốn cánh (hoặc hơn), có tủ ngăn đá nằm ở phía trên ngăn mát, cũng có tủ ngăn đá nằm phía dưới. Nhiều tủ lạnh trước đây có bảng điều khiển cơ dạng nút ấn hoặc nút vặn. Ngày nay, nhiều tủ lạnh được nâng cấp với bảng điều khiển cảm ứng, có màn h́nh hiển thị LED.
Tuy nhiên, dù tủ đời cũ hay tủ đời mới, chúng đều có một đặc điểm chung, đó chính là ngăn mát có đèn, ngăn đá không có đèn. Việc bố trí đèn trong tủ lạnh giúp quá tŕnh sử dụng thuận tiện hiện, mọi người dễ quan sát đồ dùng trong tủ hơn. Vậy tại sao người ta không bao giờ thiết kế đèn cho ngăn đá (ngăn đông).
Robert H. Frank, giáo sư kinh tế tại Đại học Cornell, cho biết tất cả đều quy về nguyên tắc chi phí - lợi ích. Đầu tiên, tần suất mở ngăn đá so với ngăn lạnh ít hơn rất nhiều. Do đó, việc lắp đèn ở đây là không thật sự cần thiết.
Trong ngày, bạn có thể mở ngăn mát tủ lạnh rất nhiều lần để lấy hoa quả, lấy nước uống, lấy thực phẩm để chế biến các bữa ăn. Đôi khi, bạn sẽ mở tủ rồi nh́n chằm chằm vào nó mà chưa biết ḿnh sẽ ăn ǵ. Bạn có thể mở ngăn mát tủ lạnh vào ban đêm đề t́m đồ ăn, thức uống. Trong tất cả những t́nh huống này, đèn trong tủ lạnh có vai tṛ quan trọng.
Ngược lại, tần suất mở ngăn đá lại ít hơn rất nhiều, một tuần chỉ cần mở vài lần để lấy đá, lấy thực phẩm cấp đông. Những lần mở ngăn đá tủ lạnh thường là lúc chuẩn bị nấu nướng. Khi đó, đèn pḥng bếp đă chiếu sáng sẵn, không cần phải thêm đèn trong tủ. Ngoài ra, ngăn đá của tủ thường đặt ở phần trền, nơi có thể bắt được ánh sáng từ trên cao.
Một lư do khác khiến các nhà sản xuất cắt đèn trong tủ lạnh chính là giúp tiết kiệm chi phí. Việc thêm một chiếc đèn trong ngăn đá có thể không tốn kém quá nhiều nhưng với một doanh nghiệp lớn, lợi nhuận là trên hết, có thể cắt giảm bất cứ thứ ǵ dù là nhỏ nhất cũng có thể giúp họ tối ưu hóa chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận.
Về phía người dùng, việc không lắp đèn trong ngăn đá tủ lạnh cũng là cách giúp cắt giảm chi phí phải trả cho sản phẩm và tiết kiệm điện. Nếu tủ lạnh có thêm đèn ở ngăn đá, người tiêu dùng sẽ phải trả khoản tiền lớn hơn khi mua thiết bị và cũng phải trả thêm tiền điện trong quá tŕnh vận hành.
Trên thực tế, việc lắp đèn ở ngăn đá tủ lạnh cũng không mang lại nhiều lợi ích. Diện tích của phần ngăn đá thường khá nhỏ và người dùng có xu hướng xếp chồng thực phẩm lên nhau để tận dụng không gian. Một chiếc đèn nhỏ sẽ không phát huy được công dụng của nó bởi ánh sáng bị che lấp bởi các hộp thức ăn.
Ngoài ra, ở cái thời mà ngăn đá tủ lạnh thường bị đóng tuyết dày cộp sau một thời gian sử dụng, việc lắp đèn ở đây lại càng không có ư nghĩa.
Sau này, các mẫu tủ không bị đóng tuyết ở ngăn đá được ra đời vào những năm 1950 nhưng truyền thống không lắp đèn ở ngăn đá vẫn được duy tŕ. Người tiêu dùng đă quen với việc ngăn đá tủ lạnh không có đèn nên các nhà sản xuất cũng không có lư do ǵ để thêm chi tiết này vào sản phẩm của ḿnh.
Thêm vào đó, trước đây, các bóng đèn sợi đốt kiểu cũ sẽ bị vỡ khi bật tắt liên tục trong môi trường nhiệt độ thấp. Bóng đèn sợi đốt cũng tỏa ra một lượng nhiệt rất lớn trong ngăn đá khiến hệ thống làm mát trở nên kém hiệu quả. Do đó, lựa chọn lắp đèn ở vị trí này trong tủ lạnh là không hợp lư.
Khi công nghệ đă được cải tiến, các loại đèn có khả năng chịu biên độ nhiệt cao, tỏa ra ít nhiệt ra đời nhưng việc bố trí đèn trong tủ lạnh vẫn không thay đổi.
Các nhà sản xuất không phải không thể đưa đèn vào ngăn đá tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu thêm đèn, chi phí sản xuất thiết bị sẽ tăng lên. Vấn đề lúc này là người tiêu dùng có sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để mua sản phẩm hay không. Dựa theo nguyên tắc chi phí - lợi ích, người ta có thể đưa ra dự đoán rằng người tiêu dùng (ngay cả khi có mức thu nhập cao) cũng không chi thêm tiền v́ nghĩ rằng một chiếc tủ lạnh có thêm đèn trong ngăn đông là không cần thiết.
|