Theo tờ báo, hai quốc gia này đă nổi lên là những nước hưởng lợi lớn nhất từ cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, tương lai cũng sẽ mang đến những thách thức mới với họ.Theo tờ El Pais (Tây Ban Nha), mọi cuộc chiến đều có người chiến thắng và chắc chắn bao gồm cả chiến tranh thương mại. Kể từ tháng 1/2018, khi Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump lần đầu tiên tăng thuế đối với một loạt hàng hóa, bao gồm từ các tấm pin mặt trời, nhôm, thép, cho đến tivi, máy giặt… từ Trung Quốc, các quốc gia như Việt Nam và Mexico đă chứng kiến xuất khẩu tăng lên.
Cơ hội và thách thức với Việt Nam
Việt Nam là ví dụ nổi bật và rơ ràng nhất. Theo phân tích của Bloomberg, ngay từ năm 2019, Việt Nam đă tiếp nhận hơn một nửa lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc chuyển sang các nước châu Á khác do thuế quan.
Với đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gần 33% vào năm 2023, Việt Nam hiện là nơi đặt nhà máy của các công ty công nghệ nổi tiếng như Foxconn và Luxshare của Trung Quốc; Pegatron của Đài Loan/Trung Quốc; Samsung của Hàn Quốc; và các công ty Mỹ Dell, HP, Microsoft và Google. Tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam có liên quan nhiều đến việc Hà Nội duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp với cả Trung Quốc và Mỹ, với nhiều hiệp định thương mại tự do và các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho phép đặt các nhà máy chỉ cách các nhà cung cấp Trung Quốc tại Thâm Quyến 12 giờ lái xe.
Tuy nhiên, tương lai cũng sẽ mang đến cho Việt Nam những thách thức mới. Mặc dù Hà Nội đă nâng cấp mối quan hệ với Mỹ lên lên cấp “đối tác chiến lược toàn diện" vào tháng 9/2023, cả Mỹ và EU vẫn chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường (có nghĩa là xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, trợ cấp). Lực lượng lao động tay nghề chưa cao và mạng lưới điện yếu kém là những vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến nỗ lực phát triển các ngành bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam không được hưởng lợi từ việc Trung Quốc tăng thuế quan chỉ v́ họ sản xuất các sản phẩm tương tự và gần gũi về mặt địa lư với quốc gia châu Á này. Theo một nghiên cứu do nhà kinh tế học Pablo Fajgelbaum tại Đại học California, Los Angeles (UCLA) dẫn đầu, một yếu tố chính để hiểu quốc gia nào đang giành chiến thắng trong các cuộc chiến thương mại nằm ở khái niệm "độ đàn hồi thuế quan".
Ông Fajgelbaum giải thích rằng: "Một số quốc gia có thể thâm nhập vào Mỹ nhanh hơn những quốc gia khác v́ họ có vị thế tốt hơn để định hướng lại các hoạt động thương mại của ḿnh do thị trường lao động linh hoạt hơn hoặc dựa trên các thỏa thuận thương mại trước đó. Các quốc gia chiến thắng là những quốc gia có thể phản ứng nhanh chóng với thuế quan và định hướng lại hoạt động thương mại và sản xuất của họ, điều này không phải lúc nào cũng phù hợp với những quốc gia đang chuyên về các ngành chịu thuế quan".
Mexico - cửa ngơ vào Mỹ của Trung Quốc
Một phát hiện khác từ nghiên cứu trên là sau khi Trung Quốc áp thuế, những "quốc gia chiến thắng" này không chỉ tăng xuất khẩu sang Mỹ mà c̣n tăng doanh số bán hàng sang các nước c̣n lại trên thế giới. Các nhà kinh tế Daniel Chiquiar, từ Viện Công nghệ Tự trị Mexico (ITAM) và Martín Tobal, từ Ngân hàng Mexico, đă đi đến kết luận tương tự về Mexico trong một nghiên cứu cho rằng việc tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô sẽ cải thiện khả năng cạnh tranh quốc tế.
Mexico đă có vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan nhờ hiệp định thương mại tự do USMCA với Canada và Mỹ. Các công ty Trung Quốc nắm rơ điều này, và chỉ riêng trong năm 2022 họ đă tăng gần 50% đầu tư vào Mexico, đạt tổng cộng 2,5 tỷ USD. Các công ty sản xuất của Trung Quốc như Lingong và TDI và các nhà sản xuất xe điện như BYD đă thể hiện sự quan tâm đến Mexico. Cán cân thương mại cũng cho thấy một câu chuyện tương tự: Mexico đă vượt qua Trung Quốc vào năm 2023 để trở thành nước xuất khẩu hàng hóa hàng đầu sang Mỹ trong năm đó, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mexico tăng với tốc độ thậm chí c̣n nhanh hơn.
Rủi ro rơ ràng nhất của cam kết ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Mexico là Mỹ có thể sẽ mất kiên nhẫn. Thâm hụt thương mại của nước này với Mexico đă tăng 17% vào năm 2023 lên 152 tỷ USD. Cơ quan phụ trách chính sách thương mại của Mỹ đă chỉ trích quốc gia láng giềng phía Nam v́ thiếu minh bạch liên quan đến việc nhập khẩu thép và nhôm của Trung Quốc (rồi tái xuất sang Mỹ). Nhưng sự thật là hiệp định thương mại tự do USMCA có những lỗ hổng cho phép tích hợp các thành phần từ các quốc gia khác vào các sản phẩm sau đó được bán nhân danh Mexico. Thậm chí c̣n có nhiều rủi ro hơn vào năm 2026, khi Mexico, Canada và Mỹ sẽ họp lại để quyết định có gia hạn thỏa thuận hiện tại cho đến năm 2042 hay không.
Ireland tranh thủ cơ hội ở châu Âu
Danh sách các quốc gia bên thứ ba được hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung không chỉ giới hạn ở Mexico và Việt Nam. Ở châu Âu, là trường hợp của Ireland, trong 5 năm qua đă tăng gấp ba lần kim ngạch thương mại song phương với Trung Quốc, thu hút sự quan tâm của các tập đoàn như WuXi Biologics, Huawei và ByteDance, công ty sở hữu TikTok. Sau đó là Hungary, theo báo cáo của nhóm nghiên cứu Merics của Đức, đă nhận được 44% khoản đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu trong năm 2023. Ba Lan, nhà sản xuất pin lớn thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), đă chứng kiến lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng 112% kể từ năm 2017, theo Financial Times.
Ông Ian Bremmer, người sáng lập công ty tư vấn Eurasia Group, b́nh luận: "Trung Quốc luôn t́m cách vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ, giống như Nhật Bản đă làm vào những năm 1980". Ông giải thích rằng chính quyền Biden bị hạn chế khả năng phản ứng do "không muốn tăng thuế đối với các đối tác và đồng minh".
Cũng theo ông Bremmer, "ông Trump không có chung bất kỳ sự do dự nào của ông Biden và bà Harris" và có thể sẽ đàm phán lại với các đối tác những quy định liên quan đến điểm xuất xứ và hạn chế số lượng sản phẩm Trung Quốc được sử dụng để sản xuất hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia "bên thứ ba" đó sang Mỹ.
|