Mặc dù quả sai trĩu trên cây và rụng la liệt dưới đất nhưng tuyệt nhiên không có người dân nào dám lấy về thưởng thức.
Những ngày gần đây, cộng đồng mạng Trung Quốc truyền tay nhau h́nh ảnh những quả roi tươi ngon rụng la liệt khắp đường phố tỉnh Quảng Đông. Điều khiến nhiều người chú ư và ṭ ṃ hơn cả đó là: “Không chỉ mỗi quả roi, nhiều loại quả khác như xoài, nhăn, mít… vào mùa cũng rụng đầy đường nhưng người dân tại đây lại luôn ‘thờ ơ’ và không có ư định hái ăn. Rốt cuộc v́ sao lại như vậy?”
Lư giải từ dân bản địa khiến nhiều người ngỡ ngàng
Theo chia sẻ của người dân bản địa, những cây roi được trồng tại Quảng Đông là loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tên khoa học của chúng là Syzygium samarangense, có nguồn gốc từ Malaysia và Ấn Độ, được người Hà Lan đưa vào Trung Quốc từ khoảng những năm 1624 - 1662.
V́ phù hợp với khí hậu, dễ chăm dễ trồng nên hiện tại những cây roi được lựa chọn trở thành giống cây trồng “phủ xanh đô thị”. Chính v́ được trồng với mục đích làm đẹp cảnh quan và cải thiện môi trường sống của người dân nên những cây roi này mặc dù nh́n rất xanh tốt, quả nào nh́n cũng đỏ hồng bắt mắt nhưng kỳ thực giá trị dinh dưỡng không cao, hương vị không ngon ngọt như những cây roi được trồng tại vườn ăn quả chuyên biệt.
Hơn nữa, do trồng ở đường lớn, các cây roi thường xuyên tiếp xúc với khí thải xe cộ và bụi bẩn nên có thể chứa kim loại nặng.
Người dân lư giải nguyên nhân v́ sao không nên ăn quả (Ảnh: Sohu).
Ngoài ra, để đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và hạn chế bị sâu bệnh, những cây trồng “phủ xanh đô thị” có quy tŕnh chăm sóc rất khác. Trong đó, việc thường xuyên phun các loại hóa chất để bảo vệ cây là điều không thể tránh khỏi.
Do đó những quả roi có nguy cơ tồn dư các loại hóa chất như thuốc trừ sâu là rất cao. Bởi vậy, chính quyền khuyến cáo người dân không nên ăn những loại quả này.
Chính v́ những lư do kể trên nên dù những cây roi có sai trĩu quả và rụng la liệt ngoài đường th́ người dân tại Quảng Đông (Trung Quốc) cũng không ai dám hái hay nhặt về ăn.
V́ sao lại dùng cây ăn quả “phủ xanh đô thị”?
Bên cạnh roi, mọi người c̣n có thể bắt gặp những loại quả khác rụng đầy đường như xoài, nhăn, đu đủ, thậm chí là dâu tằm, chanh dây khắp nơi. Đến mức, nhiều người c̣n nói vui rằng, người Quảng Đông có thể "vừa đi đường vừa đưa tay hái quả ăn".
Điều này khiến nhiều người dùng mạng xă hội ở các tỉnh thành khác không khỏi thắc mắc: "Người Quảng Đông có hiểu lầm ǵ về cây xanh đô thị không nhỉ? Người ta thường trồng những loại cây có nhiều lá để làm cây xanh, c̣n người Quảng Đông lại thích trồng cây ăn quả thành cây xanh đô thị".
Lư giải cho việc này, chính quyền địa phương cho biết những loại cây ăn quả này được lựa chọn để trồng làm cây xanh đô thị không chỉ bởi vẻ đẹp của chúng khi ra quả mà chúng c̣n là giống cây bản địa, phù hợp với khí hậu và môi trường, dễ chăm, dễ trồng, dễ quản lư và có thể chịu được gió băo hàng năm.
Nếu trồng những loại cây từ nơi khác đến, rễ và cành của chúng có thể không chịu được mưa gió, dễ bị bật gốc hoặc găy cành không đảm bảo an toàn cho người dân.
Những năm gần đây, để tránh trường hợp người đi đường bị quả rụng trúng đầu, cơ quan chức năng tại thành phố Quảng Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đă chủ động "triệt sản" cho một số cây xoài đô thị nhằm hạn chế tối đa việc cây ra hoa, kết trái.
Ngoài ra, những du khách tới đây du lịch cũng nên lưu ư rằng việc tự ư hái trái cây trong khu vực cây xanh đô thị c̣n có thể bị phạt tiền.
Theo quy định tại "Điều lệ quản lư cây xanh thành phố Quảng Châu", nghiêm cấm các hành vi leo trèo, bẻ cành, đóng đinh, buộc dây vào cây, làm tổn hại đến rễ, thân, vỏ cây; nghiêm cấm hái hoa, quả, lá cây, giẫm đạp lên cây xanh. Những hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt từ 20 - 50 NDT (khoảng 65.000 - 160.000 VND).
VietBF@ Sưu tập