Bị thoái hóa khớp, ngoài việc uống thuốc, tự điều chỉnh lối sống, thói quen… thì chế độ luyện tập tốt, đúng cũng góp phần cải thiện bệnh.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
- Nguyên nhân nguyên phát
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi. Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này là hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên đau và thoái hóa.
- Nguyên nhân thứ phát
Di truyền.
Thừa cân, béo phì.
Gặp chấn thương.
Bệnh nghề nghiệp, làm các công việc nặng.
Ảnh hưởng bởi những xương khớp khác như viêm khớp dạng thấp, những người thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, làm tăng cơ hội phát triển bệnh.
Bị thoái hóa khớp, ngoài việc uống thuốc, tự điều chỉnh lối sống, thói quen… thì chế độ luyện tập tốt, đúng cũng góp phần cải thiện bệnh.
Lợi ích của việc tập luyện cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Nguyên tắc chung cho mọi chế độ tập luyện là bắt đầu từ từ rồi tăng dần và khiến cho việc luyện tập thấy thú vị. Khi bắt đầu buổi tập, có thể làm ấm khớp bằng chườm ấm, kết thúc buổi tập bằng chườm lạnh. Khởi động bằng các bài tập cải thiện biên độ vận động khớp, sau đó tăng cường bằng các bài tập sức mạnh.
Tập luyện thường xuyên và phù hợp ở bệnh nhân thoái hóa khớp mang lại rất nhiều lợi ích:
- Kích thích phát triển sụn khớp và các thành phần khác của khớp.
- Tăng cường sức mạnh cho khối cơ cạnh khớp.
- Giảm cứng khớp, giảm đau và sưng khớp, tăng cường sức khỏe sụn.
- Giảm cân: Khi có một lộ trình tập luyện đều đặn và kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh thì có thể hỗ trợ giảm cân, ngăn tình trạng béo phì, từ đó hạn chế gây áp lực lên khớp gối.
Lưu ý: Hạn chế lựa chọn các bộ môn thể thao hay bài tập cần nhiều thể lực như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá,… Hạn chế các động tác mạnh như nhảy, gập gối đột ngột. Không luyện tập quá sức, cần có lịch tập riêng biệt và phù hợp. Luôn khởi động nhẹ nhàng 10 phút trước khi bắt đầu bài tập giúp làm tăng lưu lượng máu, làm ấm cơ thể và giúp cơ bắp trở nên linh hoạt hơn.
Thoái hóa khớp xảy ra liên quan đến độ tuổi.
Các bài tập phù hợp cho bệnh nhân thoái hóa khớp
Các bài tập thể dục cho người thoái hóa khớp nên bắt đầu bằng các bài tập thể dục nhịp điệu cường độ thấp và trung bình, sau đó dần dần kết hợp các bài tập có đối kháng tăng cường sức mạnh cơ bắp.
Có rất nhiều loại bài tập phù hợp nhưng tốt nhất cho bệnh nhân thoái hóa khớp, đó là:
Bài tập cải thiện độ vận động khớp. Các bài tập này giúp duy trì vận động bình thường của khớp, giảm cứng khớp, tăng cường tính linh hoạt của khớp do bệnh nhân thoái hóa khớp thường bị giảm khả năng vận động khớp, đặc biệt các khớp chi dưới như khớp háng, khớp gối.
Tập luyện dưới nước, tốt nhất là nước ấm. Hình thức tập luyện này giúp thư giãn cơ, giảm đau và giảm cứng khớp tốt nhất là đối với thoái hóa khớp háng, khớp gối bởi khi ở dưới nước, cơ thể không chịu nhiều áp lực đè nén lên các khớp này như ở trên cạn.
Bài tập sức mạnh: Giúp tăng cường sức mạnh cơ cạnh khớp, từ đó hỗ trợ và bảo vệ khớp. Các bài tập này có thể thực hiện với các quả tạ nhỏ, máy tập, các loại dây kéo cao su hay tập có kháng lực dưới nước.
Đi bộ đúng cách. Đi bộ là bài tập tốt nhất dành cho người bị thoái hóa khớp. Trong thời gian đầu, người bệnh nên lựa chọn đi bộ với quãng đường ngắn và không đi quá 30 phút. Bằng cách này khớp gối được làm quen dần dần, tránh hiện tượng đau khớp gối do tập luyện quá sức.
Duy trì thói quen này thường xuyên, người bệnh sẽ thấy tình trạng được cải thiện rõ ràng. Cơn đau nhức ở khớp gối giảm bớt và tăng cường, bảo vệ sự linh hoạt khớp.
Duy trì các hoạt động, vận động hằng ngày vừa sức khác khoảng 30 phút mỗi ngày.