Đứng lên thay đồ cho con, khi quay lại mâm cơm tôi được cả nhà chồng để phần lại cho cục thịt mỡ đă bị xắn mất phần nạc. Khoảnh khắc ấy khiến tôi ám ảnh cả đời.
Chuyện đă qua 5 năm rồi nhưng không hiểu sao cục thịt mỡ ấy vẫn là mảng kư ức khiến tôi chẳng thể lăng quên được. Trong suốt 5 năm qua, có những lúc tôi c̣n vất vả hơn thế như phải dắt bộ xe v́ hết tiền đổ xăng, hay phải muối mặt sang nhà hàng xóm xin bát cơm cho con nhưng tất cả đều qua đi rất nhẹ nhàng, duy chỉ có h́nh ảnh mâm cơm hôm đó th́ tôi chẳng bao giờ quên.
Tôi lấy chồng sớm, 22 tuổi tôi mù quáng lao đầu vào tiếng gọi của t́nh yêu rồi kết hôn. Sau khi lấy chồng tôi cũng xin được một công việc khá ổn định, lương lậu cũng không đến nỗi nào. Tuy không quá cao nhưng v́ chỉ có hai vợ chồng nên chi phí sinh hoạt cũng không quá nhiều, nhờ vậy mà tôi cũng tiết kiệm được một khoản nhỏ.
Lấy chồng 2 năm, cuộc sống gia đ́nh của tôi khá yên ổn, mối quan hệ với nhà chồng cũng rất tốt đẹp. Bận rộn công việc nên thỉnh thoảng tôi mới sang nhà bố mẹ chồng chơi, mỗi lần sang không lần nào thiếu đồng quà tấm bánh. Lễ Tết tôi cũng biếu bố mẹ ít tiền tiêu. Tôi tự nghĩ bản thân khá chỉn chu và biết cách cư xử nên chung sống khá ḥa b́nh với nhà chồng.
Cho đến năm thứ 3, tôi có em bé, đây là việc nằm ngoài kế hoạch nên khi ấy tôi khá hoang mang. Đặc biệt thời điểm ấy công việc của tôi không hề thuận lợi cho việc mang thai nên càng khiến tôi lo lắng, suy nghĩ đến mức cả thai kỳ chỉ lên được đúng có 5kg.
Ban đầu tôi nghĩ bầu b́ th́ vẫn đi làm b́nh thường, đến khi đẻ th́ nghỉ đúng theo chế độ thai sản của công ty. Nhưng mọi việc không diễn ra như tôi mong muốn. Ở tuần thứ 21 của thai kỳ, tôi buộc phải khâu eo tử cung v́ nguy cơ sinh non con. Cũng từ đó tôi bắt buộc phải nghỉ làm, ở nhà dưỡng thai. Đến khi sinh con được 6 tháng th́ lại chẳng có ai hỗ trợ chăm sóc bé để tôi đi làm lại. Vậy là tôi ở nhà, không công ăn việc làm đến tận khi con 1 tuổi.
V́ để thuận tiện cho việc chăm sóc con nhỏ, cộng với việc thu nhập bị giảm sút nhiều do tôi không đi làm, vợ chồng tôi quyết định chuyển về nhà nội ở. Mọi chuyện phức tạp, mâu thuẫn cũng diễn ra từ đây.
Mỗi tháng lương chồng tôi không được nhiều nhặn ǵ, lại phải lo cho con nhỏ nên chỉ có thể gửi ông bà nội được một ít tiền sinh hoạt. Tôi hiểu điều này nên mỗi tháng cũng trích ra một ít tiền tiết kiệm của ḿnh để gửi bà thêm tiền ăn uống. Sinh hoạt trong nhà tôi cũng rất giữ ư tứ, nhưng dù là thế suốt 1 năm ở với bố mẹ chồng thần kinh của tôi luôn trong trạng thái căng thẳng như sắp đứt ra.
Mẹ chồng tôi rất tiết kiệm, nhất là trong khoản ăn uống. Cả nhà có 7 người, toàn người ăn khỏe mà bà chỉ mua có 2 lạng thịt về kho thật mặn để ăn cho đỡ tốn. Mỗi tháng tôi và chồng gửi cho bà 5 triệu tiền ăn, không quá nhiều nhưng cũng không đến nỗi tằn tiện như vậy. Đă thế, từ chồng cho đến bố mẹ chồng đều có suy nghĩ tôi ở nhà ăn bám, không kiếm ra tiền rồi lại c̣n thích chi tiêu, trong khi các khoản chi đều là tôi chi cho con.
Áp lực từ cuộc sống khiến tôi ngày càng gầy rộc đi, đến khi quá ngột ngạt không chịu được nữa tôi bèn ngỏ lời nhờ bà trông cháu để ḿnh đi làm th́ bà lại không đồng ư. Thế là tôi lại tiếp tục ở nhà làm kiếp “ăn bám” chồng trong mắt các thành viên gia đ́nh chồng.
Cho đến ngày hôm đó, lúc đang ăn cơm th́ con tôi muốn đi vệ sinh. Tôi buông bát cơm ra đứng dậy dắt con đi rồi vệ sinh, thay đồ sạch sẽ cho con. Xong xuôi quay trở lại, mâm cơm chỉ c̣n đúng nửa bát cơm đang ăn dở của tôi và 1 cục thịt kho trong bát lơng bơng nước. Thậm chí, miếng thịt này c̣n không nguyên vẹn v́ đă bị xắn mất phần nạc, chỉ c̣n lại phần mỡ tua tủa lông heo.
Cầm bát cơm lên, tôi cảm thấy cổ ḿnh ứ nghẹn, ḷng tôi không c̣n chút cảm xúc nào nữa. Quay sang nh́n đứa con bé bỏng c̣n chưa biết nói, tôi nghĩ ḿnh phải t́m con đường sống khác đi thôi, chứ măi thế này tôi sẽ kiệt quệ mà chết mất.
Thế là tôi ly hôn và nuôi con một ḿnh. Tôi dọn về nhà ngoại sống, chỉ xin ông bà cho ở để mẹ con có chỗ nương thân, rồi tôi đem con đi gửi trẻ, cố gắng làm hết việc này đến việc khác để kiếm tiền trang trải cuộc sống của hai mẹ con.
Hiện tại mẹ con tôi rất ổn, cũng may c̣n có nhà ngoại cưu mang bao dung, không một lời trách cứ oán hờn. Những năm qua vất vả nhiều nhưng tất cả những khó khăn với tôi đó không là ǵ với cục thịt mỡ vỏn vẹn trong mâm cơm năm ấy.
VietBFsưu tập