Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 01-02-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Tiên đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong năm 2011

Tiên đoán các sự kiện sẽ xảy ra trong năm 2011

Đứng trước một tương lai, dân tộc nào cũng có khuynh hướng tiên đoán về những sự kiện sẽ xảy ra - và theo tâm lư chung, cá nhân nào cũng ao ước được biết trước những sự “cát hung”, tức là các việc lành và dữ liên quan đến đời ḿnh.

Bởi thế mới xuất hiện các nhà “tiên tri”, và cũng v́ vậy mới có nghề bói toán, cho dù kết quả không bao giờ bảo đảm chính xác tuyệt đối. Trong trường hợp ở các phần dưới đây của bài viết, các từ ngữ “có lẽ”, “có thể” thiết tưởng thích hợp hơn cả.

Vâng, vốn đă là một thói quen rất phổ thông khi các chuyên gia vẫn tiên đoán những sự kiện rất có thể sẽ diễn ra trước ngưỡng cửa một Tân niên trong dịp “tống cựu nghinh tân”. Dưới đây gồm một số sự kiện trong năm mới 2011, mà phần đông các chuyên gia thuộc nhiều quốc gia đă... vô t́nh tiên đoán giống nhau:

* Chính trường quốc tế

Nói tổng quát, trong năm mới 2011, kế hoạch giảm bớt các lực lượng ngoại quốc hay rút quân (của Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh của khối quân sự NATO) ở Afghanistan, “được” đ́nh lại vô thời hạn. Trung Cộng củng cố mạnh hơn nữa vị thế của họ trên thế giới. Và thêm một chương tŕnh nguyên tử nữa của Iran bị phanh phui. Trong khi đó:


1. Khủng bố
: Âu Châu có thể sẽ bị thiệt hại nặng nề bởi một cuộc tấn công mới, lớn mạnh hơn, tối thiểu cũng tầm cỡ biến cố đă xảy ra ở London, thủ đô vương quốc Anh và ở Madrid, thủ đô Tây Ban Nha. Tuy nhiên cũng có thể diễn ra cảnh mà người Việt ḿnh vẫn gọi là “kẻ cắp gặp bà già”, hay “vỏ quít dày đă có móng tay nhọn”, nghĩa là các mưu định mới đó của khủng bố sẽ bị các cơ quan t́nh báo khám phá nhanh chóng, để rồi chúng bị vô hiệu hóa và bị loại khỏi ṿng chiến. Các quốc gia thuộc về đạo Tin Lành/đa văn hóa ở Tây-Bắc Âu sẽ đặc biệt bị hứng chịu các tai ương của nạn khủng bố.


2. Di chuyển về hữu khuynh hơn nữa
: Những người (hay các chính đảng) dân-chủ-xă-hội sẽ vẫn phải vất vả trong công cuộc tranh đấu, hầu t́m một chỗ đứng vững vàng cho ḿnh trên chính trường. Ở nhiều quốc gia, cuộc chiến sẽ phải đối đầu với nhiều tân chính đảng hữu khuynh, trong khi những thành phần chiến thắng được công nhận lại là các chính đảng bảo-thủ-cấp-tiến. Những ǵ đă xảy ra ở Thụy Điển trong năm ngoái, là một thí dụ điển h́nh: Nữ chính khách danh tiếng Mona Sahlin đă phải từ chức lănh tụ chính đảng Dân Chủ Xă Hội, trước áp lực của những người mệnh danh là Ôn Ḥa


3. Phá sản
: Sau khi một hay nhiều quốc gia vốn được gọi bằng một danh từ viết tắt: PIGS - tên của Portugal (Bồ Đào Nha), Italy (Ư), Greece (Hy Lapï) và Spain (Tây Ban Nha) - không thành công trong việc sử dụng những món vay mượn của ḿnh và Âu Châu, đành phải t́m phương cách là để một quốc gia thành viên của Sự Hợp Tác Euro (cùng sử dụng đồng euro) phải tự tuyên bố phá sản. Nếu không trong lư thuyết - th́ điều này cũng không chắc chắn để họ gọi đó là phá sản - trong thực tế. Hy Lạp rất có thể hơn cả, là quốc gia đầu tiên và duy nhất sẽ tự tuyên bố “phá sản” trong năm 2011 này.


4. EU sẽ gặp một năm khó khăn
: Liên Hiệp Âu Châu (EU) vẫn tiếp tục cực nhọc, mệt mỏi trong việc đối phó với một chương tŕnh nghị sự mà họ đă không được tự chọn, và trong năm 2011, EU cũng sẽ phải làm việc vất vả để t́m ra những giải pháp hữu hiệu, hầu đối phó quyết liệt hơn với cơn khủng hoảng kinh tế trường kỳ hiện nay. Trong năm mới này, một phương pháp điều hành mới sẽ được thử nghiệm; theo đó sự đồng tâm nhất trí sẽ trở nên chặt chẽ mănh liệt giữa các quốc gia thành viên.


5. Phi Châu phát triển
: Trong mấy năm qua, trên 100 triệu người Phi Châu đă có một cuộc sống không thua ǵ những người trung lưu ở Tây phương. Phải, Phi Châu sẽ trở thành một lục địa khả dĩ đối đầu được rơ rệt nhất với chiều hướng của cơn khủng hoảng kinh tế. Nhiều quốc gia nữa sẽ đạt được những tỷ lệ phát triển đáng nể phục, vốn là những kết quả của việc hợp nhất ngày một sâu rộng trong nền kinh tế thế giới.


* Kinh tế

Nói tổng quát, trong năm mới 2011, giá dầu hỏa lên cao, tiền lời có thể gia tăng sau mùa hè, và nhu cầu cho kế hoạch cứu nguy ở EU.

1. Kinh tế tư nhân
trở nên tốt đẹp cho lớp công nhân vốn có mức lương trung b́nh. T́nh trạng thất nghiệp giảm thiểu khả quan ở một số quốc gia, nhờ sự đầu tư tốt đẹp của chính phủ, đồng thời nhờ có một chính sách kinh tế ổn định và việc giải quyết trong thị trường lao động (làm việc) không bị áp lực quá đáng.


2. Chính sách tiền lời
không thay đổi. Các ngân hàng trung ương, điển h́nh ở Hoa Kỳ, sẽ tiếp tục cùng đường hướng như năm cũ. Điều này có nghĩa là “chúng ta” vẫn được hưởng một mức tiền lời tương đối thấp trong năm 2011 này.


3. Việc điều chỉnh lương bổng
sẽ không xảy ra trong năm 2011, nghĩa là mức lương của những người đi làm vẫn gần giống mức lương cách nay 2 năm. Điều này chưa hẳn là một “tin mừng”, bởi v́ trong khi mức lương “dậm chân tại chỗ”, giá sinh hoạt vẫn không ngừng leo thang.

Tuy vậy, theo sự tiên đoán của các chuyên gia, việc điều chỉnh mức lương bổng vẫn có thể diễn ra ở một số lănh vực; trong đó phải kể ưu tiên là các ngành nghề mà người ta không ngừng cần đến kế hoạch tuyển mộ, điển h́nh là ngành giáo dục, y tế và “chăm sóc” (về xă hội).

4. Sẽ có nhiều công ăn việc làm
. Điều này có cùng những nguyên nhân như điểm số 1 trên đây. Đặc biệt các nước vốn ít bị ảnh hưởng bởi cơn khủng hoảng tài chánh toàn cầu, trong năm 2011 sẽ có cơ may lớn lao hơn, để phát triển nhân lực, nghĩa là không cần “chiến đấu” lắm với t́nh trạng thất nghiệp.

Lời tiên đoán trên đây không “tác dụng” đối với Hoa Kỳ. Theo đó, kinh tế ở Hiệp Chủng quốc tuy có ngoi lên được chút đỉnh trong năm 2011, nhưng tỷ lệ thất nghiệp 10 phần trăm của năm 2010 cũng sẽ xuống thang chút đỉnh trong năm mới này, nhưng chưa được gọi là “khả quan”; trong khi đồng Mỹ kim vẫn chưa lấy lại được “phong độ” cũ (vẫn bị giảm giá trị trên thương trường quốc tế); đồng thời kinh tế Hoa Kỳ vẫn không thể chặn đứng nổi mức “thừa thắng xông lên” của kinh tế Trung Quốc.

5. Sự tiến bộ của Trung Quốc như một tân siêu cường
, sẽ nổi bật nhất trong năm 2011; tuy nhiên phần quan trọng hơn cả của thế giới vẫn là các nước đang phát triển. Ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng ở cả Á Châu lẫn Phi Châu.


Âu Châu tiếp tục là “một phần nhỏ” của thế giới. Do đó Trung Quốc và Ấn Độ được đánh giá là quan trọng đối với nền kinh tế thế giới, hơn là các cơn khủng hoảng địa phương ở Âu Châu.

Những vấn đề lớn lao ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ái Nhĩ Lan (Ireland) và các quốc gia thành viên khác của EU, sẽ vẫn tiếp tục chế ngự trong năm mới này.

* 2011: EU sẽ chặn đứng kế hoạch “mua lại” của Trung Quốc

Tất cả chuyên gia và “thầy bói” ở khắp nơi trên thế giới đều không chỉ “tiên đoán”, mà c̣n quả quyết rằng Trung Quốc sẽ càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa về kinh tế. Trong những năm qua, họ đă (và vẫn không ngừng tiếp tục) tung hoành ở Á Châu và đặc biệt ở Phi Châu. Vào cuối năm 2010, Trung Quốc đă khởi sự cuộc “tấn công” mạnh mẽ nhắm vào Âu Châu, qua lời hứa “giúp đỡ các nước Âu Châu nào đang phải đối đầu một cách vô vọng với những vấn đề kinh tế nan giải”.

Vào ngày cuối - 30 tháng 12 - của năm 2010, ông Antonio Tajani, chính khách Ư, đặc trách lănh vực kỹ nghệ trong Hội Đồng EU, đă tuyên bố việc thành lập một cơ quan EU mới, nhằm bao vây mưu đồ “tiếp quản” của ngoại quốc đối với nền kỹ nghệ mang tính cách chiến lược quan trọng của Âu Châu.

Theo vị Cao Ủy Kỹ Nghệ của EU này, sở dĩ có sự ra đời của một cơ quan như vậy, là bởi các công ty Trung Quốc phát triển quá nhanh ở hải ngoại, xuyên qua việc “mua lại” các cơ sở và những việc đầu tư khác. Ông Tajani nói với tạp chí thương mại Đức Handelblatt: “Các công ty Trung Quốc có phương tiện để mua lại nhiều sinh hoạt của Âu Châu với kỹ nghệ cơ bản, trong các lănh vực quan trọng”. Yếu nhân này quả quyết rằng, điều vừa nói không chỉ liên quan tới việc đầu tư của người Trung Hoa ở ngoại quốc, mà c̣n là ở phía sau những quyết định đầu tư ấy, thấp thoáng một chính sách chiến lược khiến EU phải đáp lại bằng chính trị.

Được hỏi về phương cách ngăn chận bước tiến của Trung Quốc, ông Antonio Tajani tiết lộ rằng, ông đă nghĩ tới một cơ quan theo kiểu mẫu của Ủy Ban Hoa Kỳ vốn được thành lập vào năm 1975, dưới thời tổng thống Gerald Ford. Ủy ban này mang tên The Committee on Foreign Investment in The United States (CFIUS), canh pḥng và có thể ngăn chặn những việc đầu tư của ngoại quốc ở Hoa Kỳ, nếu các việc đầu tư này tạo nên mối đe dọa những quyền lợi về an ninh quốc gia.

Theo ông Tajani, cơ quan EU mới nên được quyền hạn tương tự, để quyết định, nếu một sự tiếp quản của ngoại quốc một xí nghiệp Âu Châu tiêu biểu một mối nguy cơ.

Tạp chí Đức kể trên đă viết, là nhiều công ty Âu Châu và Hoa Kỳ trong mấy năm gần đây đă ngưng hẳn nhịp độ khả dĩ những nhà cạnh tranh Trung Hoa muốn mua lại kỹ nghệ mới đó để phát triển ở bên trong lănh thổ Á Đông.

Trung Quốc đă tự dần dần loại bỏ những việc đầu tư của ngoại quốc ở trong nước họ, nhưng vẫn tiếp tục duy tŕ những giới hạn quan trọng. Trong khi đó ngược lại, Trung Quốc mở rộng những chương tŕnh đầu tư của họ ở ngoại quốc, mà trong năm 2011 họ nhắm đặc biệt vào thương trường Âu Châu.

* 2011: Gia tăng di dân

Theo International Organization of Migration, trong năm 2010 vừa qua, đă có cả thảy 214 triệu di dân trên thế giới. Con số này cho biết mức độ gia tăng là 2,9 phần trăm hàng năm - và việc tính toán cho phép ước lượng là tới năm 2015, trên 405 triệu người sẽ định cư ở một quốc gia khác không phải là sinh quán của ḿnh. Và theo tổ chức trên, riêng trong năm 2011, con số di dân cũng sẽ vượt hơn đáng kể tỷ lệ của năm trước.

Dĩ nhiên ở đây không nói về những người đi du lịch, nhưng đó là dân chúng di cư để t́m mưu kế sinh nhai, để đoàn tụ gia đ́nh, để t́m sự an ninh, tránh nạn chiến tranh, hoặc đơn giản là chỉ muốn thử nghiệm một cuộc sống khá hơn cuộc sống ở quê nhà.

Trước sự thông tin trên đây của International Organization of Migration, các tổ chức nhân quyền quốc tế đă đồng loạt kêu gọi: “Một khi việc di dân gia tăng, chúng ta ngay trong năm 2011 này, hẳn là có cơ hội để giật sập các hàng rào (ư chỉ chính sách di dân hạn hẹp, những thủ tục hành chánh rườm rà, những biện pháp an ninh khắt khe, những thành kiến kỳ thị, v.v.), đồng thời tạo dựng một nơi rộng lớn cho những người này vốn đă không được hưởng những nhân quyền như chúng ta”.

* 2011: Xung đột suy giảm

Sau hết, theo sự tiên đoán của các chuyên gia, chúng ta có lư do để tin rằng trong năm 2011, t́nh trạng xuống thang vẫn tiếp tục trong các cuộc xung đột bạo động trên thế giới. Số lượng những cuộc xung đột đang suy giảm. Trong mọi trường hợp, th́ nhân loại vẫn được phép hy vọng là khuynh hướng vừa nói trên vẫn tiếp diễn. Mong lắm thay!


Hoài Mỹ
VienDong
Attached Images
 
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.