Bạn bè làng văn gọi ông là "gă khùng" v́ ông toàn làm những chuyện không giống ai. Có những việc rất nên làm, v́ nó mang lại lợi ích, th́ ông lại bỏ qua. C̣n những việc thuộc về người khác, chẳng đem lại lợi lộc ǵ th́ ông lại bỏ nhiều thời gian, tâm trí và tiền bạc để làm cho bằng được.
Kỷ lục Việt Nam và kỷ lục thế giới
Nhà văn Mạc Tuyền.
Ngày 18/12/1010, Trung tâm Sách kỷ lục VN đă tổ chức trao giấy xác lập lỷ lục người cao tuổi nhất VN cho Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH) Trần Thị Viết, ngụ ấp Cả Gừa, xă Tuyên B́nh Tây, huyện Vĩnh Hưng (Long An). Mẹ Viết sinh năm 1892, tết này là tṛn 120 tuổi (tuổi ta), mẹ sinh 10 người con, có 7 con trai và 1 cháu nội là liệt sĩ, bản thân mẹ cũng từng phục vụ chiến đấu trong những năm chiến tranh, từng bị giặc bắt giam, tra tấn, nhưng vẫn một ḷng son sắt với cách mạng. Các con trai của mẹ đi chiến đấu và lần lượt hi sinh, để lại cho mẹ bầy cháu nheo nhóc giữa Đồng Tháp Mười. Mùa nước lũ ngập hết nhà cửa, mẹ đưa các cháu nhỏ lên sống trên ngọn tràm...
Đứng ra sưu tầm tư liệu, làm hồ sơ để mẹ Viết được công nhận là người cao tuổi nhất nước không phải là Sở VHTTDL, Sở LĐTBXH, Hội VHNT hay cấp chính quyền nào của tỉnh Long An, mà là một người dân b́nh thường, đó là nhà văn Mạc Tuyền. Ông mới 65 tuổi, nhưng trông già như ông lăo 80, trong người lại đủ thứ bệnh, nên hơn ai hết, ông rất hiểu giá trị của tuổi thọ con người. Ông cho biết, bản thân tuổi thọ 119 của mẹ Viết đă là điều đáng ngưỡng mộ, đây lại là mẹ VNAH, người đă dâng hiến cho Tổ quốc đến 7 đứa con, càng đáng được tôn vinh. Thuyết phục các cơ quan chức năng tỉnh Long An làm hồ sơ công nhận kỷ lục VN cho mẹ mà chẳng đơn vị nào nhận làm, ông Mạc Tuyền đă tự ḿnh t́m hiểu thủ tục và dày công làm bộ hồ sơ gửi Trung tâm Sách kỷ lục VN. Từ TP. Tân An, nơi ông ở, tới huyện Vĩnh Hưng đường dài cả trăm cây số, mẹ Viết lại ở trong đồng sâu, phải đi ghe vào nhà. Chẳng quản khó khăn, ông đă đi lại bằng xe gắn máy nhiều bận để làm hoàn chỉnh bộ hồ sơ.
Vừa làm hồ sơ công nhận kỷ lục, ông vừa làm bộ phim tư liệu về mẹ Viết. Trước đó ông cũng vận động các cơ quan chức năng tỉnh Long An làm bộ phim này, nhưng không có kết quả. Ông đă tự viết kịch bản, mướn máy quay và những đạo cụ cần thiết, rồi nhờ bạn bè đi "bấm máy". Dù vậy, bộ phim (dài 15 phút) cũng ngốn hơn 20 triệu đồng từ tiền viết sách, viết kịch bản phim hàng đêm của ông. Làm phim xong, ông đem tặng bạn bè làng văn và hầu hết quan chức tỉnh Long An, đồng thời nài nỉ Đài PTTH Long An phát sóng (không trả tiền bản quyền) nhân dịp mẹ Viết được công nhận kỷ lục. Không dừng lại ở đó, ông đang nhờ bạn bè liên lạc với Tổ chức Guinness thế giới để làm hồ sơ đề nghị công nhận kỷ lục thế giới về sống lâu cho mẹ Viết. Ông đă t́m hiểu và biết người đang được Sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận cao tuổi nhất là cụ bà người Mỹ Eunice Sanborn - sinh năm 1896 tại Louisiana, tức nhỏ hơn mẹ Viết những 4 tuổi. Ông cho biết, kết quả bước đầu rất khả quan, việc xác lập kỷ lục thế giới cho mẹ Viết không quá khó khăn như nhiều người nghĩ.
Mẹ mất, ông rất đau buồn...
Cách đây mấy tháng, trở về từ Vĩnh Hưng sau khi thực hiện xong phần quay h́nh cuộn phim tư liệu về mẹ Viết, gặp tôi ở TP. Tân An, ông thở phào: "Vậy là thành công, chỉ sợ nửa chừng mẹ mất". Không phải ông lo sợ vu vơ, bởi trước khi làm phim về mẹ Viết, ông đă có kế hoạch làm phim về Mẹ VNAH Phạm Thị Thượt (xă An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ), người có cuộc đời thú vị mà ông rất ngưỡng mộ. Lần ấy, sau khi mọi thứ sẵn sàng, chỉ chờ "ngày tốt" là khởi quay, bất ngờ ông được tin mẹ qua đời. Vậy là hết, bao nhiêu công sức đổ bỏ, mẹ mất làm ông c̣n đau buồn hơn chính người thân của mẹ. Ông rút ra kinh nghiệm: Muốn làm điều ǵ cho các mẹ th́ làm ngay, kẻo không kịp. Các mẹ đều đă ở tuổi trên dưới 90, nhiều người trên 100, đều "như chuối chín cây".
Mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Viết
V́ lư do đó, ngay sau khi làm xong phim về mẹ Viết, ông tiếp tục bắt tay vào làm phim cho các mẹ VNAH tiêu biểu khác của tỉnh Long An. Đến nay, ông đă thực hiện xong phim tư liệu cho 2 mẹ VNAH và đang viết kịch bản phim cho mẹ thứ ba. Cũng v́ lư do chạy đua với thời gian mà trong những ngày này, thay v́ phải vui mừng v́ mẹ Viết được công nhận kỷ lục VN, ông cứ lo lắng như ngồi trên lửa. Thông tin từ Vĩnh Hưng cho biết mấy ngày qua mẹ Viết lâm bệnh nằm một chỗ, không đi lại được. Ông trầm ngâm: "Nếu mẹ mất, tôi rất đau buồn... Người Nhật, người Mỹ rất tự hào khi người dân họ lập kỷ lục thế giới sống lâu 115 - 116 tuổi. Nay ḿnh có người thọ 119 tuổi, mà lại là mẹ VNAH, bằng mọi giá phải tôn vinh cho thế giới biết. Nếu cần phải bỏ chi phí ra giám định ADN hay thủ tục nào khác, tôi sẽ lo hết". Ông quan niệm: Kỷ lục sống lâu không chỉ có ư nghĩa về tuổi thọ, mà c̣n là văn hóa, là "thương hiệu" du lịch cho một vùng đất, một đất nước.
Nhà văn "gàn"
Ông dám bỏ ra hàng chục triệu để làm những chuyện "bao đồng", thế nhưng ông hoàn toàn không phải là người giàu có, nếu như không nói là nghèo "rớt mồng tơi", như cái tên "Mạc" của ḿnh. Cách đây 4 năm ông c̣n ở nhà tập thể cơ quan (trước đây ông công tác ở Sở Xây dựng Long An, về nghỉ "ngang" không có lương hưu). Khi khu tập thể bị giải tỏa, ông xin được ít vật liệu phế thải về cất nhà ở tạm trên bờ kênh công cộng ở ngoại ô TP. Tân An. Cách đây 2 năm, một bữa ông đi Sài G̣n nộp bản thảo cuốn truyện vừa viết, sự cố chập điện đă thiêu rụi nhà ông. Trở về đứng trước đống tro tàn, ông không tiếc của (có đồ đạc ǵ đáng giá đâu mà tiếc), mà chỉ xót toàn bộ văn thư một đời viết lách đă thành tro.
Bạn bè làng văn quyên góp giúp ông cất lại nhà ở tạm. Không biết có phải do "cháy nhà lúc nước lớn" (quan niệm dân gian Nam Bộ là điềm lành) hay không, mà từ dạo ấy ông có nhiều đơn đặt hàng viết sách, viết kịch bản phim... Con trai ông ở Sài G̣n cũng làm ăn thuận lợi hơn. Cha con ông dành dụm mua được khoảnh đất heo hút bên bờ sông Vàm Cỏ Tây. Rồi họ tự thiết kế, vẽ vời để xây ngôi nhà tuy chẳng tốn bao nhiêu tiền nhưng khá xinh xắn, đầy chất "nghệ sĩ", đúng với phong cách "Mạc Tuyền". Vậy là đến tuổi 64, lần đầu tiên ông có nhà thực thụ.
Cách đây vài năm, t́nh cờ một nhà báo Long An biết chuyện ông là tác giả bài hát cổ nổi tiếng "Hoa tím bằng lăng". Nhà báo Long An nọ đă dày công đi điều tra, tiếp xúc với nhiều người trong cuộc để cuối cùng chứng minh: Bài ca đó do Mạc Tuyền viết năm 1977, được một bạn văn chỉnh sửa nhiều chỗ, trở thành một trong những bài ca cổ nổi tiếng nhất từ sau ngày giải phóng miền Nam đến nay. Thế nhưng, Mạc Tuyền đă từ chối làm thủ tục sở hữu "bản quyền" bài ca. Lư do: "Có được bài hát được người đời yêu thích là hạnh phúc rồi, cần ǵ "bản quyền" hay "sở hữu trí tuệ"! Để thời gian làm việc khác có ích hơn".
Cả đời viết lách, ông đoạt khá nhiều giải thưởng, từ cấp tỉnh, đồng bằng, TP.HCM tới cấp quốc gia. Gần nhất là giải C của UB toàn quốc các Hội VHNT Việt Nam trao cho tập truyện ngắn "Khúc phụng cầu hoàng" của ông năm 2008. Thế nhưng, khi có người gợi ư ông làm thủ tục xin kết nạp vào Hội Nhà văn VN, ông lắc đầu cười: "Dành thời gian để làm việc khác thú vị và có ích hơn". Việc có ích, việc thú vị như chúng ta thấy, là những chuyện "bao đồng" làm nên biệt danh "gă khùng"!
(Theo Bee.net.vn)