Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 02-04-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 140,816
Thanks: 11
Thanked 12,946 Times in 10,335 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 160
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default Thăm hoàng cung Nhật Bản

Cuối năm 2010, tôi lại có cơ may được tháp tùng Chủ tịch nước tham dự Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 18 tại TP Yokomaha, Nhật Bản. V́ thời gian chỉ bó hẹp trong 5 ngày, lịch tŕnh hoạt động của Chủ tịch ken đặc nên việc thực hiện các chuyến thăm di tích lịch sử ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) cũng thật khó. Rất may là nhờ có một người quen người Việt ḿnh ở Nhật mà mấy anh em trong đoàn chúng tôi đă có một chuyến thăm Hoàng cung Nhật tại thủ đô Tokyo.


Một ngôi nhà cổ trong khuôn viên Hoàng cung Nhật Bản.


Sau gần một giờ ngồi trên xe điện, từ TP Yokomaha, chúng tôi đă đến nhà ga trung tâm ở thủ đô Tokyo. Đi về hướng Tây theo một con đường lớn, chúng tôi đă thấy một công viên rộng lớn với nhiều cây xanh, thấp thoáng phía sau là những lâu đài cổ, tường trắng, mái ngói cong như những ngôi đền từng thấy ở Việt Nam. Đó là Hoàng cung - nơi mà Hoàng gia Nhật đang cư trú và làm việc Tại đây, Nhật hoàng và Hoàng hậu đón tiếp khách quư và lănh đạo các nước, tiếp nhận các đại diện ngoại giao được cử sang nhậm chức tại Nhật Bản. Đây cũng là một khu vực lịch sử tôn nghiêm nhất của đất nước Hoa anh đào.

Hoàng cung nằm trong một khu công viên rộng lớn được bao bọc bởi hào nước và tường thành bằng đá, bên ngoài trồng nhiều cây thông cổ thụ được cắt tỉa khéo léo. C̣n trong khuôn viên Hoàng cung, phần cho du khách đến tham quan là một công viên rộng lớn với đủ loài cây, song tập trung nhiều nhất vẫn là loại cây cứ vào những ngày đầu đông lại ngả màu lá đỏ. Phía trước Hoàng cung là chiếc cầu đá hai nhịp bắc qua hào sâu, mang tên Nijubashi.

T́m hiểu thêm, chúng tôi được biết: Hoàng cung được xây dựng và hoàn tất năm 1888, rồi bị không quân Mỹ tàn phá năm 1945. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoàng cung được phục chế theo kiểu cũ, một số cổng và chùa nhỏ bên trong Hoàng cung được phục chế. Đến năm 1968, Hoàng cung được trùng tu hoàn thiện như ta thấy ngày nay.

Được bao bọc bởi những tường thành cổ và hồ nước sâu, Hoàng cung toát nên một không khí thâm nghiêm, trái ngược với nhịp sống ồn ào, náo nhiệt bên ngoài. Mỗi năm, cung điện của Nhật hoàng chỉ mở cửa cho dân chúng vào thăm hai lần: Lần đầu vào ngày 2-1 hàng năm, nhân dịp đầu năm và đồng thời là ngày Tết của Nhật. C̣n lần thứ hai vào sinh nhật của Nhật hoàng đương nhiệm Akihito (23-12). Vào những ngày đó, Nhật hoàng sẽ đứng trên ban công để dân chúng chúc mừng. Những ngày khác trong năm, mọi người chỉ được đứng bên ngoài cổng Hoàng cung ngắm và chụp ảnh lưu niệm. Mọi sự tiếp cận đối với gia đ́nh hoàng tộc đều được Cơ quan Quản lư Hoàng gia kiểm soát nghiêm ngặt...

Thật khác với những ǵ tôi đă thấy ở các Hoàng gia của một số nước như Tây Ban Nha, Bỉ… Ở Hoàng cung Nhật Bản, khách thập phương đều có thể đến thăm khu vườn ngoài trời của cung điện, khu vườn phía Đông và công viên Kitanomaru. Từ khu vườn ngoài trời trước Hoàng cung, du khách có thể nh́n thấy cây cầu Nijubashi bắc qua hào nước sâu. Đây là cây cầu bằng đá có hai nhịp được người Nhật gọi là cầu Mắt kính, v́ nó trông giống như 2 tṛng của một cặp kính đeo mắt. Phía sau ẩn ḿnh giữa các hàng thông xanh là những cung điện nhỏ tường trắng, mái ngói đen, chứ không có vẻ hoành tráng như tôi từng thấy ở Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) hay các cung điện ở châu Âu.

Không gian xanh mát và yên tĩnh của các khu vườn Hoàng cung nằm giữa TP Tokyo vào mùa lá đỏ, tôi đă thấy khá đông khách nước ngoài và người dân thủ đô Nhật Bản đến nghỉ ngơi, thư giăn. Tuy Hoàng cung là địa điểm nhiều du khách tham quan và chụp ảnh, nhưng mọi chuyện ở nơi này đều hết sức ngăn nắp, trật tự, băi cỏ vẫn xanh mướt, các gốc tùng bách được cắt xén nghệ thuật tạo nên một không gian mang đậm nét quyền quư.


Tác giả, đồng nghiệp và các cán bộ văn pḥng Chủ tịch nước chụp ảnh kỷ niệm trong khuôn viên Hoàng cung Nhật Bản.

Cuối tháng 11 đầu tháng 12 hằng năm cũng là thời điểm cận kề với cái Tết của người Nhật. Không giống như các nước láng giềng khác ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam…, Nhật Bản tổ chức đón năm mới theo dương lịch. Người Nhật gọi dịp này là "Oshogatsu". Đây là sự kiện để người dân Nhật nghênh đón vị thần Toshigamisama… Theo những ǵ chúng tôi biết th́ người Nhật bắt đầu chuyển sang ăn Tết dương lịch theo phương Tây từ năm Minh Trị thứ 6, tức năm 1873. Vậy nhưng phong tục đón năm mới của người Nhật hiện vẫn giữ được những truyền thống Á Đông, bên cạnh đó là sự thu nhận những nét văn hóa mới từ phương Tây theo ḍng chảy của thời gian.

Tết của người Nhật diễn ra từ ngày 1 đến mồng 3/1 hằng năm song người Nhật bắt đầu chuẩn bị Tết từ ngày 8/12. Vào những ngày này, người Nhật có tập quán trang trí cây thông trước cửa nhà, trước cửa hàng hay trước cổng công ty. Họ quan niệm cây thông này là nơi đón Toshigamisama - vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Ngoài cây thông, người Nhật c̣n dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng... tượng trưng cho những mong ước, ư niệm mong một năm mới tốt lành.

Đêm 30 tết là thời gian các gia đ́nh sum họp. Họ cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Trái với người châu Âu và người Mỹ thường đón Giáng sinh cùng gia đ́nh, c̣n thời khắc giao thừa th́ t́m đến những địa điểm công cộng để chào mừng năm mới, người Nhật lại thường đi chơi Giáng sinh với người yêu, bạn bè và quây quần đón năm mới bên gia đ́nh. Vào đúng 0h đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản đều đánh 108 hồi chuông với ư nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Tiếng chuông cũng là âm thanh được coi là bậc nhất trong năm âm thanh của Phật pháp. Thời khắc giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang, sau khi nói lời chúc mừng năm mới tới mọi người xung quanh, tất cả mọi người trong gia đ́nh quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống vào dịp Oshogatsu.

Trên bàn ăn ở các gia đ́nh Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi là omochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… Cũng giống nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam… Những ngày đầu năm, người Nhật thường đi lễ chùa cầu may mắn, tốt lành cho năm mới. Phong tục này trong tiếng Nhật gọi là hatsumode. Thường người ta sẽ tới ngôi chùa nằm ở hướng được cho là hướng tốt của năm đó. Trước khi đi lễ phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Tiền hương hoa dâng Phật là những đồng tiền họ tung vào ḥm công đức đặt trước điện thờ. Người làm lễ sẽ chắp tay lạy hai lễ, vỗ tay hai lần, rồi chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Người Nhật thường bỏ tiền ra để rút quẻ hoặc mua một mũi tên thần nhằm cầu mong được thần Phật phù hộ độ tŕ một năm mới b́nh an, phát đạt.

Cũng giống như ở Việt Nam trong các ngày mồng một, hai và mồng ba Tết, người Nhật thực hiện các cuộc thăm viếng đầu xuân. Họ tới chúc tết các cấp trên ở công ty ḿnh, chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè cũng như hàng xóm láng giềng.

Thông thường mỗi nhà để một cuốn sổ kèm bút trước cổng để khách đến chúc tết ghi lại tên hoặc lưu danh thiếp lại thông báo đă tới thăm nhà. Nhiều người khách c̣n mang theo nhiều khăn tay nhỏ đề tên ḿnh để tặng chủ nhà làm kỷ niệm. Hệt như ở ta, Tết là khoảng thời gian yêu thích của trẻ con Nhật Bản v́ các em sẽ được nhận tiền mừng tuổi. Tiền mừng tuổi trong tiếng Nhật là "Otoshidama", từ này xuất phát từ ư nghĩa chỉ sức mạnh của vị thần Toshigamisama. Một trong những nét đặc sắc của phong tục đón tết của người Nhật là tập quán gửi thiếp chúc mừng năm mới.

Tập quán này tương đối giống các nước Âu - Mỹ, song thực tế khởi nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản. Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị các tấm thiệp ghi lời cảm ơn và lời chúc trang trọng nhất nhân dịp năm mới tới những người quen biết. Phong tục này thể hiện rất rơ truyền thống văn hóa "cảm ơn" của người Nhật. Mỗi tấm bưu thiếp dù nhỏ bé khi được gửi đi đều mang trong đó ḷng cảm tạ sâu sắc những ǵ người khác đă làm cho ḿnh. Bưu thiếp sẽ được chuyển tới tay người nhận vào đúng ngày mồng một Tết. Điều đặc biệt nữa là, đối với những ai có người thân vừa qua đời trong năm th́ sẽ không gửi hay nhận thiếp năm mới từ bất kỳ ai để họ có thể tĩnh tâm tưởng nhớ và cầu nguyện cho người đă khuất.

Tuy nhiên, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước th́ việc gửi lời chúc mừng năm mới qua điện thoại, e-mail thay v́ gửi bưu thiếp trở nên phổ biến hơn. Và khi gặp ai đó dịp đầu năm mới, người Nhật Bản cũng thường nói câu "Happy new year" hơn là sử dụng câu chúc mừng năm mới truyền thống bằng tiếng Nhật Oshogatsu là một trong những dịp lễ hội tồn tại lâu đời nhất ở Nhật Bản

( theo congannhanhdan )
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1296822346.img.jpg
Views:	29
Size:	46.4 KB
ID:	260486  
vuitoichat_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.