Cho tới trưa thứ Bảy 12/02, Chính phủ Việt Nam chưa đưa ra tuyên bố chính thức về việc tổng thống Ai Cập từ chức, trong khi báo chí đưa tin dè dặt.
Quyết định ra đi của ông Hosni Mubarak được đưa ra vào gần nửa đêm 11/02, giờ Việt Nam.
Sáng sớm 12/02, hầu hết các báo điện tử trong nước đều đã chạy tin về sự kiện này, nhưng để ở bên trong chứ không nằm lớn trên trang chủ như báo nước ngoài.
Chạy nhiều bài liên quan tới diễn biến mới tại Ai Cập là tờ VnExpress, nhưng các bài đều nằm trong chuyên mục tin quốc tế phải rà chuột xuống cuối trang chính mới thấy.
Dường như các báo đang chờ đợi phát ngôn chính thức của Chính phủ.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có bình luận gì về việc ông Hosni Mubarak từ chức. Website của bộ này chỉ có phát biểu của Người phát ngôn đưa ra từ bốn hôm trước, rằng "Việt Nam quan tâm theo dơi những diễn biến gần đây tại Ai Cập và mong muốn t́nh h́nh Ai Cập sớm đi vào ổn định".
Cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đặt cao tầm quan trọng của ổn định xã hội-chính trị.
Dư luận quan tâm
Không như các kênh chính thống, các diễn đàn tiếng Việt tràn ngập bình luận của người quan tâm tới thời sự nói về tình hình Ai Cập.
Một blogger viết: "Bây giờ Ai Cập, bao giờ đến Việt Nam".
Người khác tỏ ra băn khoăn rằng cuộc chính biến tại Ai Cập hiện nay chưa có dấu hiệu của một cuộc "cách mạng dân chủ thực sự".
Mubarak ra đi, Thụy Sỹ phong tỏa tài sản - khi nào th́ nhân dân lấy lại được những ǵ đă bị cướp bởi những kẻ độc tài?
Blogger Osin
Có người quan ngại rằng việc mạng internet đóng vai trò quan trọng trong điều phối làn sóng biểu tình ở Ai Cập có thể dẫn tới hậu quả là trang Facebook sẽ tiếp tục bị chặn ở Việt Nam.
Nhà báo Huy Đức, hay blogger Osin, viết trên trang Facebook của mình: "Mubarak ra đi, Thụy Sỹ phong tỏa tài sản - khi nào th́ nhân dân lấy lại được những ǵ đă bị cướp bởi những kẻ độc tài?"
Nhà vận động dân chủ tại Mỹ Đoàn Viết Hoạt, trong bài viết mới gửi cho BBC, thì khẳng định: "Quần chúng Ai Cập đă thắng, sức mạnh của nhân dân đă thắng".
"Cuộc biểu t́nh của mấy trăm ngàn người kiên tŕ nhưng ôn ḥa bất bạo động, diễn ra trong trật tự, với sự đồng t́nh và bảo vệ của quân đội, đă biến thành những ngày hội dân chủ, một sự kiện độc đáo chưa từng có, đă làm nức ḷng mọi người yêu dân chủ trên toàn thế giới, nhất là tại những nước như Việt Nam."
Ông Hoạt viết: "Dù t́nh h́nh Ai cập c̣n nhiều bấp bênh nhưng sau những ǵ đă xẩy ra ngoài đường phố Cairo, chắc chắn không một thế lực độc tài nào c̣n có thể dễ dàng khuynh loát được sinh hoạt chính trị tại Ai Cập."
Quan điểm của giới bất đồng chính kiến
Theo ông Đoàn Viết Hoạt, "quần chúng là động lực, xuất phát điểm và mục đích cuối cùng của cuộc biểu dương dân chủ".
Chế độ độc tài ở Ai Cập còn non kém, khác xa với độc tài có khoa học của chủ nghĩa Lenin
Linh Mục Nguyễn Văn Lư
Ông cũng nhận định rằng biến chuyển chính trị tại Việt Nam đi theo một lộ tŕnh khác với Tunisia và Ai Cập, đó là "lộ tŕnh chuyển hóa dân chủ, vừa từ dưới lên, vừa từ trên xuống", và nó đang xảy ra.
Còn linh mục bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Lý thì cho rằng liên quan của các diễn biến tại Bắc Phi như Tunisia và Ai Cập tới Việt Nam chỉ là "trong nhận thức của một số người có theo dõi, chứ chưa liên quan tới từng tế bào gân thịt của người dân".
"Đa số người dân vẫn không biết những gì đang xảy ra tại Tunisia hay Ai Cập."
Theo linh mục Lý, "chế độ độc tài ở Ai Cập còn non kém, khác xa với độc tài có khoa học của chủ nghĩa Lenin".
Linh mục Nguyễn Văn Lý cho rằng muốn có những thay đổi như ở Bắc Phi, các nhà hoạt động ở Việt Nam phải phấn đấu nhiều nữa, "làm sao để người dân Việt Nam thoát khỏi sợ hãi và dối trá", mà ông cho là hai nền tảng của chế độ xã hội trong nước hiện nay.
BBC