Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 02-23-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 139,696
Thanks: 11
Thanked 12,809 Times in 10,214 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 159
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default Việt kiều về nước làm ăn - cơ hội và thách thức

Việt Nam hiện là một địa chỉ mà người Mỹ gốc Việt nhắm đến ngày một nhiều, không đơn thuần là một chốn để quay về, mà c̣n là một nơi để gầy dựng sự nghiệp.

Photo courtesy of nhatrangbeachvietnam.com

Khu du lịch và giải trí Vinpearl Land (Đảo Ḥn Tre - Nha Trang)


Xu hướng chọn Việt Nam như một chỗ để gầy dựng sự nghiệp của người Mỹ gốc Việt có ǵ đặc biệt, đáng chú ư? Ngọc Lan đă t́m hiểu và tường thuật.

V́ sao lại là Việt Nam?

Xin được bắt đầu câu chuyện từ Quyên – Quyên chỉ là cách gọi, không phải tên thật của nhân vật được kể trong câu chuyện này, v́ cô yêu cầu ẩn danh. Quyên là một khuôn mặt quen thuộc trong các sinh hoạt văn hóa – văn nghệ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Quận Cam, tiểu bang California. Đây cũng là lư do khiến cô được mời về Việt Nam làm việc trong hai tháng.

Có vài lư do làm Quyên đắn đo về lời mời đó. Tuy thù lao mà đối tác phía Việt Nam đưa ra cao hơn nhiều so với mức thù lao mà Quyên thường nhận khi làm việc tại Mỹ và chuyện tham gia vào những sinh hoạt văn hóa – văn nghệ tại Việt Nam, c̣n đồng nghĩa với việc sẽ có thêm hàng triệu khán giả biết đến cô, nhưng Quyên vẫn phân vân, bởi cô là một người Mỹ gốc Việt. Quyên hiểu biết về Việt Nam nhiều hơn những người Mỹ b́nh thường, nên cô lo âu hơn trước những thông tin về thực tế vốn đầy dẫy những bất cập tại Việt Nam.

Quyên chỉ là một trong số nhiều người Mỹ gốc Việt đă, đang và sẽ c̣n đắn đo về những lư do như vậy.

Ở Mỹ có hàng ngàn kiến trúc sư nên tôi khó có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, trong khi ở Việt Nam th́ những cơ hội như vậy lại rất nhiều bởi không mấy ai chịu về Việt Nam làm việc.
KTS Andy Phạm


Những cuộc tiếp xúc với một số người đă, đang hoặc sẽ về Việt Nam như một nơi có thể tổ chức kinh doanh, phát triển sự nghiệp của riêng ḿnh cho thấy ở họ có một số điểm tương đồng. Điểm tương đồng thứ nhất là đa số chỉ rời Việt Nam khi đang là thiếu niên. Việt Nam không phải là nơi hoàn toàn xa lạ với họ, cho nên khi chốn cũ có nhiều cơ hội phù hợp, trở về trở thành điều được cân nhắc, tính toán.


Một dăy nhà ở Làng Việt kiều châu Âu (Hà Nội) do Việt Kiều góp vốn đầu tư. Photo courtesy of nhadatviet.vn

Andy Phạm - một kiến trúc sư, đang làm việc cho một công ty xây dựng ở B́nh Dương, qua email trao đổi, đă giải thích tại sao anh chọn Việt Nam để làm việc: "Cuối năm 2007, tôi về Việt Nam chơi và nhận ra Việt Nam đă thay đổi rất nhiều. Chỗ nào cũng có dự án xây dựng trong khi tại Mỹ, công việc của tôi đang dậm chân tại chỗ. Điều đó khiến tôi nghĩ đến việc thay đổi môi trường".

Andy kể thêm rằng: "Ở Mỹ có hàng ngàn kiến trúc sư như tôi nên tôi khó có cơ hội tham gia thực hiện các dự án lớn, trong khi ở Việt Nam th́ những cơ hội như vậy lại rất nhiều bởi không mấy ai chịu về Việt Nam làm việc."

Cũng v́ vậy, Andy Phạm tiếp tục quay lại Việt Nam, song không phải để chơi. Andy bắt đầu t́m hiểu nhu cầu của thị trường lao động, gửi hồ sơ xin việc cho nhiều nơi và đến đầu năm 2008 th́ t́m được việc làm tại Việt Nam .

Nguyễn Xuân Tŕnh – một luật sư kiêm doanh nhân trở về Việt Nam cũng v́ những lư do gần giống với Andy. Anh kể: "Thay v́ đầu tư bên đây th́ ḿnh đầu tư bên kia. Thành công dù nhỏ cũng tạo được việc làm cho một số người. C̣n thành công lớn th́ tạo thêm được việc làm cho nhiều người và tôi thấy đó là điều nên làm cho nên tôi quyết định mạo hiểm".

Tŕnh xác định:"Tôi luôn nghĩ là cuộc sống bên này chỉ gói gọn trong phạm vi gia đ́nh. Ḿnh ít có cơ hội mang lại điều ǵ đó thật thiết thực cho mọi người, bởi mọi thứ h́nh như đă băo ḥa. Trong khi trở về bên kia th́ những thứ ḿnh làm trở nên có ư nghĩa hơn"

Tôi là dân kinh doanh nên lợi nhuận là chuyện phải đặt hàng đầu. Việt Nam là quê hương của ḿnh, ngôn ngữ của ḿnh, nên tôi thấy thoải mái hơn khi đầu tư để kiếm tiền.
Anh Quân Nguyễn


Một Việt kiều khác là Quân Nguyễn, chủ một tiệm sushi ở Canada, cho biết tại sao anh mở thêm một tiệm sushi nữa ở TP.HCM, Việt Nam: "Tôi là dân kinh doanh nên lợi nhuận là chuyện phải đặt hàng đầu. Đầu tư vào Ấn Độ hay Phi Châu th́ cũng là đầu tư. Việt Nam là quê hương của ḿnh, ngôn ngữ của ḿnh, nên tôi thấy thoải mái hơn khi đầu tư để kiếm tiền"

Nói cách khác, bên cạnh cơ hội gầy dựng, phát triển sự nghiệp, “gốc rễ” là yếu tố khá quan trọng khi những người Mỹ gốc Việt mà chúng tôi đă tṛ chuyện, giải thích tại sao họ quyết định chọn Việt Nam như một nơi có thể đầu tư. Nguyễn Quí Đức – một người Mỹ gốc Việt, chủ một bar đi kèm gallery tại Hà Nội, qua emal, tâm sự: "Tôi tổ chức những buổi triển lăm, giới thiệu âm nhạc, văn chương và phim. Tôi mời nhiều nhạc sĩ, nhà văn, hoạ sĩ của cả cộng đồng người Việt ở hải ngoại, lẫn người Pháp, Đức, Sri Lanka, Úc, Thụy Điển, Mỹ, Canada và trong nước tham gia. Ngoài việc trông nom địa điểm này, tôi viết lách, làm tường thuật cho báo chí, dịch thuật. Tôi đă sống ở nhiều nơi trên thế giới nhưng tôi vẫn cảm thấy thiếu vắng.

Tôi quyết định dọn về Việt Nam v́ ở Mỹ tôi không đủ thời gian và khả năng lo cho mẹ tôi khi bà bị bịnh nặng."

Những bài học và những điều phải học

Bất kể đang thành công hay đă từng thất bại trong quyết định chọn Việt Nam như một nơi để gầy dựng, phát triển sự nghiệp của ḿnh, những người Mỹ gốc Việt mà chúng tôi đă tiếp xúc đều cùng cho rằng, dẫu Việt Nam là cố hương th́ họ vẫn cần phải học để thích nghi.

Sống và làm việc tại Việt Nam có ǵ khác với ở Mỹ? Câu trả lời đầu tiên là ở Việt Nam có rất nhiều cơ hội để gầy dựng và phát triển sự nghiệp.

Nguyễn Xuân Tŕnh nêu một ví dụ: "Ở Mỹ, không dễ để có thể làm chủ một khu apartment nhưng tại Việt Nam, mua đất, cất một khu nhà ở cho công nhân thuê làm chỗ trọ khá đơn giản và dễ dàng"

Song Tŕnh lại chính là một trong những người thất bại nặng nề khi đầu tư vào Việt Nam. Anh đă phải bán gần như toàn bộ cổ phần mà anh từng sở hữu trong một doanh nghiệp tại Việt Nam.

Tŕnh chia sẻ kinh nghiệm: "Khi đầu tư lớn, phải tính đến chi phí cho chính quyền. Đó là một khoản tốn kém mà người đầu tư vào Việt Nam rất khó tính chi tiết bởi nó không rạch ṛi theo kiểu cộng trừ cho đâu ra đó. Đầu tư cho kinh doanh tại Mỹ cũng tốn kém nhưng theo kiểu khác. Khi xin phép, có thể tính được chi phí cho luật sư, tiền thuế là bao nhiêu nhưng ở Việt Nam, có rất nhiều thứ ‘ẩn h́nh’, không nghe ai nói và nếu không có ai quen biết chỉ dẫn th́ không thể nào có đủ giấy tờ cần thiết cho công việc làm ăn."

Luật lệ ở Việt Nam không chặt chẽ, cách làm việc, áp dụng luật lệ c̣n nhiều nơi chưa thông suốt, cho nên rất nhiều người gặp trắc trở.
Anh Nguyễn Quí Đức


Andy Phạm– người kiến trúc sư trở về Việt Nam t́m việc làm v́ thấy rằng, nếu ở tại Mỹ, khó có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, cũng không hài ḷng với thực tế. Anh viết trong email: Tôi làm việc cho một công ty nhà nước đă được cổ phần hóa.

Tuy nhiên cách quản lư, điều hành th́ vẫn c̣n như thời bao cấp. Trong công việc, họ cũng có tiêu chuẩn, cũng dùng nhiều tiêu chuẩn của nước ngoài nhưng h́nh như họ không hiểu v́ sao nước ngoài đưa ra qui định đó. Chẳng hạn họ bỏ qua các tiêu chuẩn về ‘pḥng cháy, chữa cháy’ v́ chưa bao giờ những vụ cháy như thế xảy ra tại Việt Nam . Họ làm cho có để đỡ tốn kém. Nói chung, họ làm việc theo cảm tính, thiếu kế hoạch, nguyên tắc. Nhiều lúc thiết kế chưa xong đă khởi công xây dựng chỉ v́ cấp trên muốn kịp tiến độ.


Ṭa nhà Vincom Hà Nội được các nhà đầu tư Viều kiều thực hiện. Photo courtesy of npc.com.vn

Anh Nguyễn Quí Đức – một doanh nhân Mỹ gốc Việt, đầu tư ở Hà Nội, cũng nhận xét gần giống như vậy. Anh bảo: "Tôi phải làm quen với cách làm việc ở đây. Họ thích học hỏi nhưng không có những thói quen cần thiết như đúng giờ, đúng hẹn.

Tại đây, quan hệ, cách đối xử giữa người này và người khác là điều quan trọng. Trong công việc, người ta chú trọng đến t́nh cảm hơn là sự hữu hiệu. Cho dù thể chế cộng sản đang chuyển dần sang thị trường tự do nhưng họ chưa có khả năng, hiểu biết như ở nơi khác.

Họ đi rất nhanh trong nhiều lănh vực, trong việc học hỏi cái mới nhưng người ta vẫn làm việc theo thói quen, chấp nhận hoàn cảnh, ít cầu toàn và không sắp đặt những kế hoạch dài hạn."

Điểm đáng chú ư là theo anh Đức: "Luật lệ ở Việt Nam không chặt chẽ, cách làm việc, áp dụng luật lệ từ địa phương đến các bộ, văn pḥng, cơ quan c̣n nhiều nơi chưa thông suốt, rành mạch cho nên rất nhiều người gặp trắc trở."

Vậy những nhà đầu tư, những chuyên viên người Mỹ gốc Việt có nản không? Liệu họ sẽ bỏ cuộc? Andy Phạm nói rằng: "Việt Nam là nước đang phát triển, ít nhiều vẫn c̣n theo lối cũ. Ḿnh nhập gia phải tùy tục."

C̣n Quân Nguyễn th́ bảo rằng: Lúc đầu rất là bực ḿnh. Nhưng đó là chuyện trước mắt. Nh́n xa hơn một chút th́ những điều bất toàn đó lại giúp ḿnh giải quyết những vấn đề nào đó theo hướng có lợi hơn. Ví dụ như khi ḿnh lái xe, bị cảnh sát chặn lại, ḿnh dùng tiền giải quyết ngay, vừa lẹ, vừa khỏe. Khoản tiền đó thực ra không đáng. Chứ ở Mỹ, bị cảnh sát chặn lại th́ rơ ràng rất phiền. Có muốn dùng chiêu đó cho tiện cũng đâu có được. Tôi không muốn b́nh luận. Chỉ nêu v́ dụ về sự thích hợp giữa con người và môi trường thôi."

Việt Nam là mảnh đất của cơ hội nên cạnh tranh nhiều hơn. Người ta giành giật, cấu xé nhau nhiều hơn. Về đây cũng là dịp để ḿnh rèn luyện chính con người ḿnh.
Anh Quân Nguyễn


Vào lúc này, Tŕnh đă quay về Mỹ sau thất bại khi đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, Tŕnh cho biết: "Tôi đang tĩnh tâm và sẽ tiếp tục quay trở lại khi có cơ hội phù hợp. Nếu ai đó cần lời khuyên th́ tôi cho rằng, cần biết ḿnh muốn làm ǵ ở Việt Nam. Quán cà phê khác nhà hàng, khác nhà máy. Xuất cảng khác, nhập cảng, mỗi lĩnh vực đều có cái khó, cái dễ riêng."

C̣n những người khác? Quân Nguyễn nhận định rằng: "Việt Nam là mảnh đất của cơ hội nên cạnh tranh nhiều hơn. Người ta giành giật, cấu xé nhau nhiều hơn. Về đây cũng là dịp để ḿnh rèn luyện chính con người ḿnh. Mảnh đất đó phù hợp với con người của tôi. Tôi không phải kiểu người thích cuộc sống b́nh dị, sáng đi làm, chiều về, mỗi tháng lănh lương và cuộc sống cứ tiếp diễn như thế. V́ thích như vậy nên tôi chấp nhận rủi ro, chấp nhận môi trường đó."

Ngọc Lan, thông tín viên RFA
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	nhatrangbeachvietnam.com-305.jpg
Views:	46
Size:	70.6 KB
ID:	264679  
vuitoichat_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.