Nâng cấp Hải Quân Vùng 2 và 3 lên Bộ Tư Lệnh
ĐÀ NẴNG (TH) - Quân đội Việt Nam vừa có động thái gia tăng việc pḥng thủ khu vực biển Đông bằng quyết định nâng cấp và đổi tên “Bộ Chỉ Huy Vùng Hải Quân” thành “Bộ Tư Lệnh Vùng Hải Quân” cho hai khu vực Vùng 2 và Vùng 3 Hải Quân.
Một trong số các 'Nhà Giàn DK1' nằm ở thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, cách đất liền 250-350 hải lư. (H́nh: HoangSa.Org)
Tờ Tuổi Trẻ ngày Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011 đăng tin này cho thấy tính cách đặc biệt của vấn đề hiện đang có nhiều nguy cơ bùng nổ tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và các nước trong khu vực, đặc biệt với Trung Quốc.
Việc nâng cấp và đổi tên từ “Bộ Chỉ Huy” thành “Bộ Tư Lệnh” kèm theo đó sẽ là việc nâng cấp vũ khí, tàu bè và cả quân số sĩ quan lẫn binh lính.
Trách nhiệm của Vùng II Hải Quân “quản lư, bảo vệ chủ quyền vùng biển từ Nam B́nh Thuận đến Bạc Liêu, chiều dài khoảng 300 km và thềm lục địa phía Nam, trong đó có khu vực trọng điểm là vùng biển có các cụm kinh tế-khoa học-dịch vụ (gọi tắt là DK1) thuộc thềm lục địa phía Nam, gồm có các tỉnh: phía Nam của B́nh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sài G̣n, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và vùng biển phía Đông Nam của tỉnh Cà Mau (bao gồm cả nhà giàn DK1/10 ở băi ngầm Cà Mau).”
Trụ sở Bộ Chỉ Huy của Vùng II đặt tại Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Vùng III Hải Quân chịu trách nhiệm cả đoạn giữa miền Trung, từ Quảng B́nh đến B́nh Định gồm các tỉnh và bao các đảo Cồn Cỏ, Lư Sơn... Trụ sở Bộ Chỉ Huy này đặt tại Đà Nẵng.
Vùng II Hải Quân chỉ được thành lập từ tháng 8, 2009. Các vùng hải quân do một đại tá làm chỉ huy trưởng nhưng khi nâng lên thành “Bộ Tư Lệnh,” có thể sẽ phải do một cấp tướng chỉ huy mà hiện nay chưa thấy loan báo.
Chiến hạm của Việt Nam thật ít ỏi, cũ kỹ và trang bị yếu kém trong khi quân số có khoảng 42,000 người cho tất cả các binh chủng.
Việt Nam đặt Nga đóng 6 tàu ngầm hạng Kilo dự trù tiếp nhận chiếc đầu tiên vào năm 2013. Chiến hạm to nhất, mới nhất là hai chiếc hộ tống hạm Gepard mua của Nga, tiếp nhận hồi năm ngoái, cũng chỉ là loại chiến hạm nhỏ, 1,200 tấn trang bị hỏa tiễn.
Năm nay, Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục đàm phán về tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Đông, theo lời đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với báo chí Bắc Kinh hồi trước Tết Tân Măo.
Bộ Qui Tắc Ứng Xử trên biển Đông đă được 10 nước ASEAN kư với Trung Quốc từ năm 2002 nhưng không có tính ràng buộc pháp lư. Hàng năm Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc tập trận hải quân qui mô để đe dọa các nước trong khu vực.
Ngày 17 tháng 2, 2011, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa. Mỗi năm, Việt Nam đưa ra lời phản đối Trung Quốc nhiều lần về hành động xâm phạm chủ quyền lănh thổ biến đảo của Việt Nam nhưng các lời phản đối suông không dẫn đến một kết quả nào.
(TN/Nguoiviet)