Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 03-28-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 141,215
Thanks: 11
Thanked 13,039 Times in 10,412 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 161
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết)

Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc tự ngàn năm qua và trong những năm tháng gần đây hơn những sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, chiến tranh biên giới 1979, lấn đấn, lấn biển, khai thác quặng mỏ ở Cao Nguyên Trung phần, uy hiếp ngư dân vùng biển phía Bắc Việt Nam, v.v.. đă khiến người Việt Nam, nói chung, có một cái nh́n rất ít thiện cảm với chính quyền nước CHND Trung Hoa nói riêng. hay với người Tàu nói chung.

DCVOnline xin được giới thiệu đến bạn đọc một bài viết của tác giả dchph với nhiều nhiều thông tin, lư luận về về sự liên hệ giữa “người Tàu” và “người Việt”. Bài viết chỉ là một phụ đính nhỏ viết bằng tiếng Việt trong một bản thảo của một khảo luận cùng tác giả viết bằng Anh ngữ, “What Makes Vietnamese So Chinese? An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies”

Mời bạn đọc theo dơi, “Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (On the Origin of the Vietnamese People)

Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (On the Origin of the Vietnamese People)

dchph

Bạn hiền:


Gần đây, bạn thường gởi email cho bạn bè, trong đó có tôi, những bài viết về Tàu, về lịch sử Trung hoa, về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, về những vấn đề gay cấn trong mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc hiện nay. Có lần bạn xin lỗi tôi và D. trước với ư nghĩ là e rằng lời lẽ của bạn sẽ làm hai đứa tôi phật ḷng v́ bạn cho là trong đám bạn có lẽ hai đứa tôi có máu Tàu trong người nhiều nhất. Tôi nhớ là đă trả lời với bạn là bạn chẳngcần phải xin lỗi ai hết, chúng ta đều là người Việt Nam. Tôi tuy là người việt gốc “Bông” nhưng khôngchừng tôi lại là Việt Nam hơn rất nhiều người, kể cả những ông mang họ Nguyễn và họ Lê nào đó... là những họ mà người ta thường cho là đa số người Việt Nam mới có.

Nói như vậy là v́ có những ông trở thành côngdân nước khác mà quên mẹ nó mất là ḿnh là người gốc Việt. Cũng trong cách nh́n nầy, tôi là người Việt Nam nhưng tôi lại khôngquên tôi có gốcTàu (khôngphải là ḿnh thường chê người Mỹ da trắng tứ xứ ở Mỹ là sao họ lại quên mẹ nó mất tổ tiên họ là ai?) Cây có cội nước có nguồn mà lị (câu nầy là của Tàu à nha: “Thụ hữu căn thuỷ hữu nguyên”)! Bạn cứ xem những điều tôi sắp viết ra đây là chuyện tư văn, trà dư tửu hậu, đọc rồi quên đi, chớ quan trọng hoá vấn đề quá cỡ, câu chuyện sẽ trở nên nặng nề. Có lẽ không mấy ai sẽ kiên nhẫn đọc và đồng ư với những điều tôi sẽ nói, “biết rồi, khổ lắm, nói măi”, nhưng có những sự kiện mà nhiều người không biết hoặc tảng lờ đi.

Thí dụ, người Hán hiện đại là một dân tộc hợp chủng. Tương tự, người Việt hiện đại cũng có nguồn gốc hợp chủng. Tôi hy vọng là giữa tôi và bạn có cùng “mẫu số chung” cho dù “phụ hệ có tử số riêng”. “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy là khác giống nhưng chung một giàn” (chữ “bầu” là tiếngTàu, chữ “bí” là tiếng Việt, nhưng cùng gốc cả!)

Tôi sẽ lần lượt triển khai và tŕnh bày ư kiến của tôi nhưng đây không phải là nghiên cứu ǵ ráo trạo mà chỉ là nghĩ sao viết vậy, chẳng lớp lang, là kếtquả mà tôi lượm lặt được trong quá tŕnh nghiên cứu và học hỏi, và v́ tới tuổi thần trí bắt đầu kém hẳn đi, tôi không nhớ được nguồn trích dẫn và những con số chính xác cho những luận cứ hoặc định luận nêu ra ở đây. Điều quan trọng đó là khôngphải tưởng tượng và bịa đặt.

Ở đây, ngoài ngữ tố “Hoa”, như “người Hoa”, “Hoakiều”... là từ để chỉ những người c̣n mang bản sắc Trung hoa dù tổ tiên đă đến Việt Nam đó ba bốn đời nhưng chưa hoàn toàn hoà nhập với người Việt bản xứ, kể luôn cả “các chú”(<~”kháchtrú” <~ “kháchgia” <~ “Hakka”), tôi sẽ dùng cả từ “Tàu” rất nhiều, là từ chúng ta thường dùng để cái ǵ thuộc về Trung hoa, v́ tính cách lịch sử của nó (“Tần” ~> “Tàu”? hay là “ngườiTiều” ~> “ngườiTàu” ~> “nướcTàu” ~> “Tàu”?) chứ không có ư miệt thị ai (?) và có hay không th́ tuỳ vào ngữ cảnh hay cách nói chuyện của người sử dụng từ nầy. Ngoại trừ hai từ hàm ư miệt thị là “Chệt” (so sánh “Chin” hay bính âm hiện đại “Qín”) và “ba Tàu” (điều thú vị là đây cũng là một từ gốc Hán, trong cổ thư tiếng hán gọi là “Tam Tần”, để chỉ ba vùng đất mạn đông nam (Quan trung) được sát nhập vào nướcTần về sau, và đó cũng là cách gọi nướcTần ngày xưa của dân sống ở những vùng khác trên đất Trung hoa!) từ “Tàu” đối với tôi là một từ trung hoà, giống như ta nói “ở nhà Tây ăn cơm Tàu”, “trà Tàu”, “gái Tàu”, “vợ Tàu”, “cha Tàu mẹ Việt”, “Bác hoạt động cách mạng ở bên Tàu”, v.v... đều không mang nghĩa xấu.

Trong khi đó danh xưng “Trung Quốc” là một thực thể chính trị-địa lư (giống như hầu hết cả thế giới ngày nay đều gọi Sài g̣n là Thành phố Hồ Chí Minh vậy, bạn có thể không thích nhưng đó là một sự thật lịch sử) th́ dùng để chỉ nước Tàu hiện đại và ta không thể áp dụng tên nước của xứ nầy rồi đồng hoá mọi thứ liên hệ với nó là “nước Tàu” và “người Tàu” để rồi mang ra áp dụng cho tất cả những yếu tố “Tàu” ở Việt Nam. Do đó, Trung Quốc, cho dù nó bao hàm cả khái niệm “Trung cộng”, “nước Tàu”, ưnghĩa của nó chỉ giới hạn ở những cách nói như “chuyên viên Trung Quốc khai mỏ Bôxít”, “hàng hoá Trung Quốc tràn ngập thị trong nước”, “du khách Trung Quốc đến Vịnh Hạ Long tăng cao mỗi năm”, “hai phe Trung cộng và Quốcdân đảng bắt tay nhau', “ghe thuyền đánh cá Việt Nam bị tàu Trung cộng uy hiếp”, v.v... Giống như ta phân biệt trong giọng điệu khi nói về người da đen ở Mỹ, thí dụ, “tôi hănh diện là công dân của nước Mỹ có mộ tvị tổng thống là người da đen” khác với “mứcđộ phạmpháp của những tên lưumanh người da đen.” Do đó để tỏ sự nghiêm chỉnh ta không thể mỗi khi bàn tán chuyện Việt Nam và Trung Quốc là kèm theo “Chệt” và “ba Tàu”, xỏ xiên quên bẵng “ba gai là cha mách qué, kỳ đà là bố kỳ nhông”. Tóm lại, điều mà số đông chấp nhận cũng chưa chắc đó là sự thật lịch sử, chớ nên quơ đũa cả nắm “vú cả lấp miệng em”, như vậy chỉ cho thấy ḿnh là người thiếu hiểu biết. Bên Mỹ, mỗi lần tôi cầm một tờ báo Việt Nam lên, lướt qua mà bắt đọc thấy đại loại những từ trên là xếp chúng vào hạng lá cải ngay.

Riêng bản thân tôi, nói và đọc viết được tiếngTrung hiện đại và đọc được ít nhiều tiếng hán cổ đại là do tôi bắt đầu học chúng như một ngoại ngữ trên đại học gần ba mươi năm trước, tôi vẫn tự xem ḿnh không những là người việt sanh ra và lớn lên trên đất Việt màc̣n hănh diện tự hào là tôi nắm đủ tiếng Việt để viết lách chút đỉnh từ năm 16 tuổi với bài viết đăng trên gần cả chục tạp chí như Khởi hành, Văn, Vấn đề, v.v... và nay đang nghiên cứu tiếng Việt và biên soạn từ điển từ nguyên tiếng Việt của những từ có gốc Hán, và ngay cả đề xướng việc cải tổ tiếng Việt, cho dù bạn không thích nhưng không thể phủ nhận “tính phi thường” của sự kiện! Bạn đến chơi nhàtôi th́ biết đấy, không có ǵ là “Tàu” hết phải không? Nếu tôi không mách bảo bạn, th́ có lẽ bạn không biết và giờ nầy không cần phải ṿng voTam quốc chi ở đây để ráng chứngminh tôi là người Việt Nam hầu mongsao ngườikhác nh́n những điều tôi viết thấy có vẻ khách quan (chứ không phải “khách sáo”) và nặng kư (“quả đấm thôi sơn”) một chút. Nếu lời lẽ nầy do một ông Nguyễn nào đó viết th́ ngườiđọc sẽ bớt đi một ít thiên kiến v́ chưa bao giờ có ông “thuần tuư” Việt Nam nào tự vỗ ngực đi nhận bà con xa gần với anh Tàu. Do đâu? Định kiến và thiên kiến. Điều nầy chỉ nói lên tính thiển cận và nông cạn của mộtsố người thiếu am hiểu vấn đề. Học giả nhà ta có thể viết sách nghiên cứu văn minh Hy lạp và văn minh La mă tràng giang đại hải rất có tầm vóc nhưng khi đụng tới vấn đề nguồn gốc người Việt là cóchuyện, không ồ chấy th́ cũng tháu cáy, chụp m ũ “ba Tàu” ngay. Bạn lên mạng google là t́m thấy ngay những bài viết nực mùi phân biệt chủng tộc kiểu như vậy.

Như tôi đă nói, máu mủ Tàu trong con người tôi chỉ có khác với bạn ở chỗ là tổ tiên tôi có thể chỉ mới di cư sang Việt Nam đến Việt Nam sau tổ tiên của bạn đă rất nhiều đời. Gịng họ P. nhà tôi c̣n giữ gia phả nên tôi biết chắc được nguồn gốc của ḿnh. Tổ tiên của tôi làm quan dưới triều Mi nh cư trú ở Tỉnh Phúc Kiến đă được sai phái đến đảo Hải Nam cách đây hai mươi đời khoảng 500 năm trước. Tới đời ông cố tôi, vào khoảng đầu thế kỷ 20, có lẽ do v́ miếng cơm manh áo ḍng họ tôi đă di cư tới Việt Nam bằng đường biển và định cư ở Tuy Hoà, Phú Yên. C̣n những chi phái cùng tông khác đă di cư và rải dài không ít ra khắp nơi ở Việt Nam, và ngày nay, sang đến nước Mỹ và những nước khác. Một người cùng họ với tôi, nếu có chữ lót là C. cùng vai vế, như vậy chắc chắn chúng tôi có bà con xa gần với nhau. Thời kháng Pháp loạn lạc, ông nội tôi lại đưa gia đ́nh tản cư ra vùng Bồng Sơn, Tỉnh B́nh Định, hoà nhập vào thiểu số dân Hải Nam đă đến trướcđó có thể bằng đường biển, và đa số đều nói tiếng Việt sơi như dân Việt. Sự phân bố người Tàu di cư đến Việt Nam rơ ràng là có nhiều ngă đường, phần đông dân Hải Nam định cư ở vùng miền Trung (Đà Nẵng, Qui Nhơn, Tuy Hoà...) nhiều nhất v́ điều kiện địa lư gần gũi thông qua đường biển.

Chồng của một bà cô họ của tôi, nămnay đă trên 86 tuổi, ông kể là thời thanh niên thuở đôi mươi ông đă đi đi lại lại về Hải Nam thường xuyên và có vợ ở cả hai nơi (giống như một số Việt kiều ở Mỹ về nước vậy, hi hi)! Tôi nói dông dài như vậy để cho bạn thấy chỉ trong chi tổ họ P. của tôi trên đất Việt có lẽ đăcó sự hiện diện của hàng ngàn người trở lên, rồi nay v́ những biến cố lịch sử, lại di cư một lần nữa sang nước Mỹ và các nước khác, mà hễ là họ P. dĩ nhiên là từ Việt Nam đến. Bạn lật sổ điện thoại ra, in ở bên Việt Nam lẫn bên Mỹ, là thấy ngay nhiều tên mang họ của tôi có tên lót đi sau như P.C. (vai của tôi), hoặc P.T. (vai của ông già tôi), P.G. (vai của con tôi), chưakể các đời trước và đời sau đó, v.v. Riêng ở SF, có khoảng bốn người trùng tên với tôi. Nguồn gốc vai vế nầy rất rơ ràng, dựa vào một bài thơ Đường do ông tổ đầu tiên khi mới đến Hải Nam đặtra, với tất cả những người mang họ P. như tôi, nếu cha ông vẫn c̣n theo đúng truyền thống tổ tiên đặt tên con với chữ lót có lớp lang, tôi chắc chắn là họ có chung một ông tổ với tôi. Dĩ nhiên là nhiều tông phái thuộc ḍng họ khác của người Tàu, cũng có truyền thống nầy. Tênhọ người Việt Nam nếu cũng theo “trường phái” nầy th́ tôi đoán họ cũng có nguồn gốc Tàu cận đại hơn. Tôi tin là nhiều người Việt Nam, nếu có gia phả hoặc c̣n nhớ lời ông bà kể lại, th́ cũng sẽcó câu chuyện tương tự như trên của tôi để kể cho mọi người nghe. Cứ thế mà quy nạp nhân lên cấp số nhân là gần bằng dân số “người Kinh” ở Việt Nam hiệngiờ.


Quan Tàu (1890), Quan Việt Nam (Hoàng Cao Khải, 1850-1933)
Nguồn: OntheNet

Bạn mang họ Huỳnh, là họ rất “Tiều” (Tàu?) xuất phát từ miền Nam, cùng gốc với họ “Hoàng” xuất phát từ miền bắc. Bạn có lẽ không biết tổ tiên ḿnh có gốc Tàu bởi lẽ là gịng họ nhà bạn đă Việt hoá bao nhiêu đời và v́ tiên nhân không để lại gia phả hay là đă bị đánh mất. Tuy không ăn xổi ở th́ và xuề xoà thực sự như người trong Nam của người họ Vơ (họ nầy được chọn ra ở đây là để nhấn mạnh sự đối lập với họ Vũ thường thường là gốc Bắckỳ như cái cặp họ Huỳnh/Hoàng), nhưng tính cách của bạn vẫn là người mang nặng rất nhiều yếu tố miền Nam có sao nói vậy, và có lẽ bạn không biết họ Huỳnh (cũng như họ Vơ) lại có gốc Triều châu lập nghiệp ở miền Tây Nam bộ. Chắc bạn chưa quên là đa số người Triều định cư ở miền Tây là hậuduệ những người theochân Mạc Cửu với hơn 50 ngàn người Minh Hương ào ạt từ Tàu tỵ nạn thẳng tới miền Tây Việt Nam bằng đường biển khi nhà Minh sụp đổ cách đây hơn 500 năm. Có phải v́ vậy ta gọi họ là “người Tàu”? Giống như “thuyền nhân”, “boat peop le”, Việt Nam vậy. Thành phần người Tàu đó cộng chung với một thiểu số khác có lẽ đă đến trướcđó cũng bằng tàu ghe, bao gồm cả những nhóm mà ta gọi là người Hẹ, người Phúc Kiến, người Quảng... đă đến định cư lâu đời ở miền Tây, đa s ố có thể giờ đây đă Việt hoá hoàn toàn.

Nhưng cũng chưa chắc, cứ thử giả định rằng ông cố ông sơ của bạn cũng có thể mang họ Nguyễn, và nếu quả lànhư vậy cũng rất có khả năng là tổ tiên bạn đă đổi họ tên sau khi mang gịng máu họ Nguyễn từ Bắc di cư vào Nam bằng đường bộ. Họ Hoàng hay họ Vũ cũng theo đường này. Tuy nhiên, có thể có một hay nhiều khâu dọc theo đường cái quan cha ông của tổ tiên bạn đă lấy vợ hoặc là người Chàm hoặc là người Chân lạp... và như vậy đời con đời cháu đă hoà chủng với người bản xứ.

Nói như vậy tôi có ư nhấn mạnh là càng tiến sâu vào miền Nam, lượng máu Tàu của di dân khai hoang lập nghiệp trong Nam có lẽ ngày càng loăng dần. Đối với một thiểu số người ta có thể dùng mắt trần nh́n thấy sự khác biệt qua vóc dáng và thể chất. Nhưng bạn vẫn tự hào là người Việt Nam cho dù cái họ Huỳnh, nếu không phải gốc Tàu th́ tổ tiên bạn sẽ “đớp” (adopt) cái họ Việt Nam có ư nghĩa hơn là “vàng” chứ không mắc mớ ǵ lại mượn tiếng Hán Việt “hoàng kim” hay “huỳnh kim”. H́nh như chẳng thấy ai làm nhưthế v́ tôi chưa hề biết là cóngười có họ “Vàng”, mà chỉ có họ Hoàng, mà người Tàu Quảng đông có cái họ đồng tông biến thể là họ “Wong”. Nhưng Hoàng với cách viết khác có nghĩa là “vua”, tức là bà con với một ông “Huang” ông “Wang” nào đó, mà “Wang” c̣n là đồng tông với họ “Vương”!

Một người bạn của chúng ta mang họ Đỗ, bạn ta cho rằng gịng họ của nhà bạn là họ Nguyễn, tổ tiên đổi họ không chừng có lẽ trong thời kỳ gịng họ Nguyễn lánh nạn trong Nam v́ có quan hệ tới Nguyễn Ánh. Lư lẽ của anh bạn ḿnh có thể sai bởi lẽ là gia đ́nh bạn ḿnh là Bắc kỳ di cư 54. Có điều là họ Nguyễn xuất hiện rất nhiều với tên của người gốc Quảng đông, Triều Châu và Hẹ (“Các chú”). Hầu hết mọi người trong chúng ta chỉ biết nói tôi đây là người Việt dù không giải thích được nguồn gốc cái họ Tàu của ḿnh. Cái dở của ông bà ḿnh là ở chỗ đó, có lẽ v́ chiến tranh loạn lạc và đói khát triền miên, nếu không giờ nầy ta không c̣n thắc mắc tại sao Lạc Việt, Lạc Hồng, Hùng Vương, Hồng Bàng, Đại Ngu, Đại Việt, và Việt Nam lại mang ngữ tố Hán Việt.

Theo sự suy luận của tôi dựa theo những dữ kiện lịch sử và ngôn ngữ, tôi luận định là từ “Tàu” rất có thể là do chữ “Tần” mà ra mặc dù vẫn chưa t́m thấy sự xuất hiện của cách gọi nầy trong sách vở xưa của Việt Nam bởi lẽ thư tịch cổ và công văn Việt Nam c̣n giữ được từ thế kỷ thứ 10 đến 1857 đều viết bằng tiếng Hán gọi nước Tàu bằng tên triều đại đang trị v́ bên đó, bao gồm cả chữ Nôm, tức nhiên là lấy chữ Tàu hoặc dùng thành tố đó để kư âm tiếng Nôm, và cái âm Nôm ta đọc là dùng tiếng Việt ngày nay để đọc, do đó, âm “tàu” chưa chắc là đă được đọc như vậy từ ngàn xưa. Xi n nhắc lại đây chuyện đại phu Khuất Nguyên là người nước Sở đă khẳng khái chống lại sự xâm lấn của quân Tần (“Tàu”) và ông đă trầm ḿnh tự vẫn v́ tức giận Sở Hoài vương không nghe lời khuyên can để bị nước Tần thôn tính. V́ ḷng kính yêu nhà thơ yêu nước nầy nên dân nước Sở đă nấu bánh-ú thả xuống sông nơi Khuất Nguyên trầm ḿnh để cá khỏi rỉa thân xác ông, do đó đă có tục ngày Tết Đoan ngọ mồng năm tháng năm âm lịch. Dân Việt cho măi tới ngày nay vẫn c̣n “ăn” Tết Đoan ngọ cũng như tất cả sắcdân của sáu nước bị nước Tần thâu tóm thuở xưa mà giờ đây toàn bộ đă trở thành thực thể Hán tộc, mà có lẽ trong vô thức tất cả đều xem người Tần là “người Tàu” xâm lược.

Dân nước Sở, theo sách vở, là một thành phần trong khối Bách Việt, thổ dân nguyên thuỷ sống phía dưới vùng phía nam hữu ngạn sông Hoàng Hà và toàn vùng lưu vực Sông Dương Tử về phía nam, mà B́nh Nguyên Lộc cho là họ thuộc chủng tộc Mă Lai, trong khi các nhà dân tộc học Tây phương ngày nay phân biệt rơ thành người Nam Á, hay là Austroasiatic, và Ma lay, thuộc Austronesian, và cả hai là tổ tiên của tất cả những cư dân phân bố khắp vùng đông nam Châu Á. Ngoài ra ta cũng có thể suy luận căn cứ vào thời điểm lịch sử và vị trí địa lư, cư dân nước Sở, nằm trong địa phận của Tỉnh Hồ Bắc thuộc Trung Quốc ngày nay, phải có nguồn gốc Bách Việt.

Có sách c̣n khẳng định họ là tổ tiên của dân tộc Nùng, hậu duệ của dân một nước có tên là Thương ngô thời cổ đại có từ 4000 năm TCN (trước Công nguyên). V́ lẽ đó, khi nhà Hán tiêu diệt nhà Tần, những người dân thuộc các sắc tộc có gốc Bách Việt trong sáu nước bị nước Tần thôn tính (phải hiểu là dân chúng trong mỗi nước là một tập hợp của nhiều sắc dân bản xứ đă hoà chủng với dân của người thuộc giai cấp thống trị đứng đầu là vua hay vương) đă dễ dàng chấp nhận sự cai trị và đồng hoá của người Hán (thời bấy giờ khái niệm nầy đối lập với “người Tần”). Thời điểm đó bao gồm luôn cả nhiều sắc tộc cư dân ḍng dơi Bách Việt của nước Nam Việt dưới sựcai trị của một vị tướng nhà Tần là Triệu Đà. Theo thời gian, v́ những lư do biến thiên lịch sử như ta đă biết, ta đă hoà đồng khái niệm “người Hán” và “người Tàu” vàochung một giỏ theo nghĩa ta dùng ngày nay, y chang như trong tâm thức “người Hán”, là họ ư thức được “tộc Hán” là một tổng thể kế thợp đa dạng. Do đó ta không lấy làm lạ ngày lễ ở Trung Quốc hiện đại không có ngày lễ nào gọi là lễ Ngưu, Thuấn, Lưu Bang (Hán Cao tổ), Lư Dân (Đường Thái tổ), hay ngay cả tên đường phố, dường như không có tên đường phố nào gọi là đường Viêm Đế, Châu Văn vương, Đường Minh Hoàng, Khang Hi hay Càn Long (đại diện cho dân tộc Măn châu đă bị Hán hoá), v.v…

Điều thú vị là ở Sài g̣n ngày xưa trước năm 1975 ta lại có những tên đường phố như Khổng tử, Trang tử, Hải thượng Lăn Ông, Triệu Đà, v.v... Trung Quốc ngày nay là một nước chính thức gồm có đại đa số thành phần dân tộc mà tôi gọi là “người Hán-tạp pín lù” và trên 50 sắctộc thiểu số chưa hoàn toàn bị Hán hoá, nói một cách khác, là một liên bang “hợp chủng Quốc” thành h́nh từ thời cổ đại và nếu xứ nầy không có chữ Hán gắn bó họ lại với nhau, ngày nay nước Tàu có thể đă bị chia năm xẻ bảy không khác ǵ Âu châu. Dân tộc Hán tự bản thân trong ḍng máu của họ cũng đă chan hoà đủ các thành phần sắc tộc rồi, và trên một nửa số các dân tộc thiểu số, họ là các sắctộc thuộc chủng Bách Việt (hăy so sánh chủng Ấn Âu của các xứ trong Cộng đồng Âu châu). Như vậy ta cũng có thể suy ra, trong gịngmáu họ cũng đă chảy đều một phần máu mủ của dân Bách Việt.
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	54
Size:	6.0 KB
ID:	275005  

Last edited by vuitoichat; 04-03-2011 at 12:02.
vuitoichat_is_offline  
Old 03-28-2011   #2
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 141,215
Thanks: 11
Thanked 13,039 Times in 10,412 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 161
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default

Do đó, “người Tàu” ngày nay (“Chinese”) về mặt dân tộc học, cái tổng thể của “dân tộc Tàu” bắt đầu thành h́nh lớn mạnh và nhanh hơn sau khi nước Tần (“Chin”) tóm thâu lục quốc (Sở, Yên, Tề, Nguỵ, Hàn, Tấn), và khái niệm “người Hán”, áp dụng chung cho tất cả người dân sống trong lănh địa Trung hoa “liên bang” thống nhất kể từ đó nhưng đó là sợi chỉ nốikết xuyên suốt từ thời Viêm Đế cho đến bây giờ, chỉ thực sự xuất hiện sau khi Lưu Bang (Hán Cao tổ) tiêu diệt nhà Tần lập nên nhà Hán. Trước năm 199 TCN, nước Tần (nước Tàu) chỉ là một nước nhỏ (“bang”) nằm trên vùng Tây Bắc thuộc Tỉnh Thiểm Tây (về sau nới rộng thành vùng Tam Tần (“Ba Tàu”) trong đó bao gồm nước Thục (Tứ xuyên ngày nay), nói chung là vùng Quan Trung (Guanzhong) của Trung Quốc bây giờ. Sau khi thống nhất nước Tàu, Tần Thỉ-Hoàng (221-208 TCN) đă huy động hơn 500 ngàn binh (con số to lớn nầy rơ ràng là một tâp hợp hùng binh của những nước đă bị nhà Tần thu tóm -- và trong đó thực sự đăcó sự hoà lẫn các sắc dân bản xứ của dân tộc Bách Việt rồi (như thí dụ về sự việc nướcSở tóm thâu nước Thương ngô, hay là thành phần dân nước Việt của Câu Tiễn và nước Ngô của thời Xuân thu Chiếnquốc) tiến xuống xâmlấn vùng đất được cổ thư Tàu mệnh danh là Nam Việt. Dĩ nhiên là thời đó vùng nầy chưa bị sát nhập “liên bang” Trung hoa mặcdù từ thế kỷ thứ ba TCN, Triệu Đà đă thống lĩnh vùng đất nầy trong đó bao gồm Giao Chỉ, Quảng Tây, Quảng Đông, và Phúc Kiến...

Sau khi nhà Hán diệt nhà Tần ở phương Bắc, nhân sự hỗn loạn ở vùng Trung nguyên, Triệu Đà lên làm vua (Triệu Vũ Vương) và đặt tên nước là Nam Việt, thủ phủ đặt tại Phiên ngung (nay là tên của một khu quận ở Thành phố Quảng châu hiện đại -- mộ của ông ta vẫn c̣n ở đó). Thành phần dân số lúc bấy giờ đa số vẫn c̣n là dân của các sắctộc thuộc tộc Bách Việt, ngay cả cho đến khi Hán Vũ đế đem quân thôn tính và sát nhập nước nầy vào lănh thổ Trung hoa năm 112 TCN. Giao Chỉ về sau trở thành một châu của nhà Hán và được đặt tên là Giao Châu. Dưới sựcai trị khắc nghiệt của nhà Hán, thổ dân bản xứ -- gốc Lạc Việt và rất có thể có mối quan hệ trên một chừng mực nào đó với một sắc tộc là tổ tiên của người Mon-Khmer ngày nay (căn cứ vào những vết tích từ vựng căn bản dù rất ít c̣n hiện diện trong tiếng Việt), là người Việt cổ đại trước khi có sự tách ra thành người Mường và người Việt -- dưới sự lănh đạo của hai bà Trưng Trắc và Trưng Nhị, họ đă nổi dậy chống lại quân thống trị nhà Hán nhưng thất bại. Nhiều người đă bỏ chạy lên miền Thượng du mà ta vẫn c̣n gọi chung là “người Thượng”, người ở lại miền đồng bằng chịu sự đồng hoá của người Hán – Hán hoá – và trở thành “người Kinh”, hay là người dân ở vùng kinh thành.


Lăng Mạc Cử (Hà Tiên)
Nguồn: vietbao.vn

Để củng cố sự thống trị của họ, nhà Hán thiết lập An nam Đô hộ phủ và bắt đầu tiến tŕnh khai hoá và đồng hoá dân bản xứ – người An nam thành h́nh (thuật ngữ An nam và dân An nam được dùng để phân biệt với dân Lạc Việt trước khi bị đồng hoá). Trong khi Sĩ Nhiếp mang văn hoá Trung hoa đến “Hán hoá” dân bản xứ, những người lính viễn chinh thuộc đủ mọi sắc tộc của nhà Hán cộng với những làn sóng người di cư đă đến đây và nhiều người đă không quay về lại nơi chôn nhau cắt rún xa lắc xa lơ ở phương Bắc, và họ đă nhận “An nam” làm quê hương, lấy vợ đẻ con, góp phần thúc đẩy tiến tŕnh “Hán hoá”, và ngược lại họ cũng đă bị “An nam hoá” bởi đám đông đa số “người Kinh”.

So sánh thêm sự kiện lính Mỹ đến miền Nam Việt Nam chỉ trong ṿng 10 năm 1965-1975 và họ đă để lại hơn 50 ngàn đứa con lai “Việt hoá”. Nếu mà cha của chúng có chọn ở lại Việt Nam, đám con lai vẫn nói tiếng Việt như người bản xứ cho dù chúng có mang họ Mỹ nào đó, giống như “dân Tây” sau 1954. Và quá tŕnh này đă tiếp diễn qua nhiều triều đại suốt 1000 năm dưới ách thống trị của người Hán, ngay cả sau khi nước Việt đă giành được độclập từ năm 936 (vào thời bên Trung hoa nhà Đường đang suy sụp), kinh qua sự sùng bái Nho giáo, chế độ phong kiến được xem là ưu việt thuở xưa, và sự thần phục nước Tàu cho măi đến năm 1884 khi nhà Nguyễn kư kết Hiệp định Huế với Pháp cụ thể phủ nhận sự thần phục triều đ́nh nhà Thanh!

Do đó, sự h́nh thành của người Việt thực chất là từ sự hoà chủng của người dân bản xứ (“50 con xuống biển”) với dân bản địa và dân tứ xứ từ khắp nơi ở phía bắc, bao gồm cả thành phần quân nhà Hán thời bấy giờ cũng đă có sự hoà chủng rồi, và phía nam (Môn, Khmer..) tới. V́ vậy, khi bàn đến khái niệm “người Việt”, ta phải hiểu là người Việt của thời điểm thế kỷ 21 (nói tiếng Việt với ngữ tố đồng nguyên với tiếng hán) không phải là người Việt của thế kỷ thứ nhất hay của thời Hùng vương (có thể dân thời đó nói một thứ “tiếngLạc Việt” cổ thuộc gốc Môn (?) và giỏi về kỹ thuật luyện đồng thau, và ta cũng nên tự hỏi thêm tại sao cha ông tổ tiên chúng ta đến ngày nay lại quên mất cách đúc trống đồng?)

(C̣n tiếp)
Theo DCVOnline
vuitoichat_is_offline  
Old 04-03-2011   #3
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 141,215
Thanks: 11
Thanked 13,039 Times in 10,412 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 161
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (Kết)

DCVOnline - Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc tự ngàn năm qua và trong những năm tháng gần đây hơn những sự kiện Hoàng Sa, Trường Sa, chiến tranh biên giới 1979, lấn đấn, lấn biển, khai thác quặng mỏ ở Cao Nguyên Trung phần, uy hiếp ngư dân vùng biển phía Bắc Việt Nam, v.v... đă khiến người Việt Nam, nói chung, có một cái nh́n rất ít thiện cảm với chính quyền nước CHND Trung Hoa nói riêng, hay với người Tàu nói chung.

DCVOnline xin được giới thiệu đến bạn đọc một bài viết của tác giả dchph với nhiều nhiều thông tin, lư luận về về sự liên hệ giữa “người Tàu” và “người Việt”. Bài viết chỉ là một phụ đính nhỏ viết bằng tiếng Việt trong một bản thảo của một khảo luận cùng tác giả viết bằng Anh ngữ, “What Makes Vietnamese So Chinese? An Introduction to Sinitic-Vietnamese Studies”

Mời bạn đọc theo dơi phần II, kết thúc “Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (On the Origin of the Vietnamese People)

Một vài suy nghĩ về nguồn gốc dân Việt (On the Origin of the Vietnamese People)

dchph

Trong mỗi giai đoạn của quá tŕnh phát triển của mỗi dân tộc, về mặt địa lư và lịch sử, có thể nhận thấy rằng thực thể dân tộc Việt Nam, phát triển song hành với sự thành h́nh của dân tộc Hán, càng xuống địa bàn phía Nam, tính hợp chủng với người dân bản xứ phía Nam càng đậm nét như khi đi sâu xuống tầng bản địa.

Nếu bạn sang viếng thăm các tỉnh thuộc miền nam của Trung Quốc ngày nay, nhất là Tỉnh Quảng Tây, bạn sẽ thấy người dân của tỉnh nầy, không khác biệt mấy với dân Việt Nam ta; thí dụ so về mặt thể chất, như là vóc người nhỏ nhắn so người Tàu phương Bắc cao lớn (do họ hoà chủng lần nữa với “rợ Hồ” thuộc gốc Tartar, người Altaic, người Kim, người Măn châu, người Mông Cổ...) và tập quán ăn uống, thí dụ, cơm gạo và bún là món ăn chính của người phương Nam thay v́ bánh bao làm bằng bột ḿ của “người Hán” phương Bắc. Cái điểm chung trong cái văn hoá ẩm thực của tất cả là ai cũng đều biết dùng “đũa” (một từ có cùng gốc với tiếng Hán), uống trà (“chè”), một đặc sản phát xuất từ phương Nam ở vùng Phúc Kiến, hay là nước Việt của Câu Tiễn ngày xưa. Cũng với cái nh́n tương tự, ở xứ ta, càng xuống sâu vào trong Nam của nước Việt thời hiện đại, yếu tố bản địa hoà chủng với dân bản xứ (người Lâm Ấp, người Chàm, người Môn, người Chân Lạp, v.v... thuộc các nền văn hoá khác nhau trong đó bao gồm nền các văn hoá Sa Huỳnh, Hồi giáo, Ấn Độ, Ốc Eo...) cũng dần dần hiện rơ nét hơn. Dường như nơi nào có địa danh bản địa nơi đó càng mang đậm nét bản xứ, thí dụ, Đà Nẵng, Quảng Đức, Buôn Mê Thuộc, Pleiku, Đắc Lắc, Phan Rí, Sóc Trăng, Hà Tiên...

Tưởng cũng nên nhắc lại là hầu hết những địa danh ở Việt Nam ngày nay, ngay cả tại những vùng mới được sát nhập vào lănh thổ Việt Nam từ sau thế kỷ thứ 12 như từ Thuận Hoá trở vào miền Nam, từ Bắc chí Nam nơi nào cũng đầy rẫy những địa danh tiếng Hán Việt hoặc đối xứng hoặc đă có sẵn bên Trung Hoa từ ngàn xưa, thí dụ, Sơn tây, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Bắc, Hà Nam, Hà Đông (ta “chôm” luôn cả thành ngữ “sư tử Hà Đông”), Quảng Tín, Quảng Nam (đối xứng với Quảng Đông và Quảng Tây), Tây Ninh, v.v… quá nhiều kể không xuể; và điều ǵ đă buộc người ta không dùng địa danh bản địa đă có sẵn mà lại đặt những tên mới như vậy nếu chúng không mang một ư nghĩa đặc biệt nào đó với cư dân ở đó? Thành phần dân số từ đó cũng phản ảnh một cách chừng mực, thí dụ, bản sắc người thuộc Tỉnh Hà Đông khác với người vùng Tỉnh Sóc Trăng, dân Thuận Hoá dĩ nhiên là có những nét cá biệt khác với dân Phan Rang.

Ngày xưa người Tàu phương Bắc gọi những người phương Nam là “Nam Man”, nói chung là “man” là “mọi”. Tổ tiên của những người Kinh sống ở vùng đồng bằng Sông Hồng ngay từ xưa lại cũng dùng từ “mọi” để chỉ người dân thiểu số người Thượng sống trên miền thượng du, mà họ có thể đă từng là chủ nhân ông của vùng đồng bằng ruộng lúa màu mỡ và chỉ v́ họ bị đàn áp, tàn sát, truy đuổi, bất hợp tác với người Hán thống trị cho nên đă bỏ chạy lên miền núi rừng thiêng nước độc (so sánh những biến cố xung đột sắc tộc ở miền Tây nguyên đă đẩy hàng ngàn người thuộc dân tộc thiểu số gốc Mon-Khmer sang Cam bốt 10 năm trước đây.)

Nếu quả thật là họ cùng gốc với tổ tiên của người Kinh sinh sống ở vùng b́nh nguyên th́ người Kinh đă không gọi những người Thượng bằng cái danh từ “mọi” một cách trịch thượng có tính cách miệt thị như vậy (ngược lại cũng thế, Việt kiều sống ở Cam bốt trong lịch sử đă bị cáp duồn bao lần?) trong khi đó lịch sử cho thấy người Việt bao giờ cũng tử tế với “Hoa kiều” sống chung với họ mặcdù mẫu quốc của họ đă liên tục hiếp đáp dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước!

Trước những biến cố dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, nhà nước CHXNCN Việt Nam lo ngại về một viễn tượng “đội quân Tàu thứ năm” ở trong nước nên đă có chính sách mở cửa biên giới và công khai khuyến khích, nhưng không ép buộc, Hoa Kiều rời bỏ Việt Nam. Bấy giờ chỉ có một số ít khoảng 100 ngàn kiều dân chấp nhận trở về cố quốc của cha ông mấy đời trước qua ngă Nam Quan và Móng cái, c̣n số hàng trăm ngàn người c̣n lại đều theo chân người Việt chọn quê hương thứ ba khác trên thế giới.

Tính cả thảy trong thập niên 1975-85, khi người ta nói hơn một triệu người dân Việt bỏ nước ra đi, có nghĩa là hơn nửa triệu người Hoa đă được bao gồm trong đó. Khi sang định cư ở nước ngoài, Hoa kiều Việt Nam tỵ nạn vẫn giữ sự giao du làm ăn với người Việt hơn là người Tàu đến từ các xứ khác.

Người Hoa sinh sống trong những nước Đông Nam Á rất nhiều, Phi Luật Tân, Nam Dương, Thái Lan, và đặc biệt là ở Mă Lai với dân số Hoa kiều chiếm trên 33 phần trăm (thống kê chính thức) so với người gốc Mă Lai bản xứ, mà sự hoà chủng ở những xứ đó có lẽ sẽ không lặp lại những ǵ đă xảy ra ở xứ ta -- người Hán thống trị và xô đuổi dân bản địa lên miền rừng núi -- v́ lịch sử cho thấy khi kinh tế của những xứ đó mỗi khi có điều trục trặc gặp khó khăn là Hoa kiều ở đó bị “làm thịt” theo đúng nghĩa đen của từ này. Lịch sử ghi nhận trong quá khứ đă có hàng trăm ngàn Hoa kiều bị tàn sát ở Phi Luật Tân, Mă Lai, và Nam Dương. Chuyện này đă xảy ra ngay cả trong thời đại ngày nay tại Nam Dương thời thập niên 60 và chỉ mới 10 năm trước đây cho dù đa số người Hoa ở xứ đó đều mang tên họ người Nam Dương!


Tài tử người Việt, người Tàu, người Tàu, người Việt
Nguồn: DCVOnline tổng hợp

Trong khi đó, theo thống kê chính thức th́ có bao nhiêu “Hoa kiều” ở Việt Nam? Chỉ mới hơn 1 phần trăm dân số! Nếu thế, ta có thể đặt câu hỏi là dân Tàu từ phương Bắc xuống Việt Nam từ xưa nay đă biến đi đâu hết rồi? Rơ ràng là số dân Tàu di cư đến Việt Nam trong suốt hơn hai ngàn năm nay đă biến thành một thành tố không phân biệt được trong cái tổng thể cấu thành dân tộc Việt Nam. Về mặt thể chất, bạn đă đến Mỹ và tự quan sát và đă thấy, trẻ con Việt Nam ngay cả của của thế hệ thứ nhất sanh ở Việt Nam nhưng lớn lên ở Mỹ đều có vóc người cao lớn, trắng trẻo, và chúng thường bị nh́n lầm là người Tàu giữa đám đông dân Á châu như người Việt thuộc thế hệ cha chú mới đến, người Phi, hay người Campuchia nào đó. Do đó, những lư luận bàn cải về nguồn gốc dân Việt thuộc giống dân Nam Á (aka “Bách Việt”) có phải là từ lục địa xuống hay từ các hải đảo miền Nam lên 10 ngàn năm trước (?) th́ không ăn nhập ǵ tới sự kiện quan trọng là sự hoà chủng là giữa “Hán tộc” từ phương Bắc xuống với “Việt tộc” cho ra dân tộc Việt Nam ngày nay về mặt dân tộc học.

V́ vậy cách luận giải “người Việt là sự hoà chủng của người bản xứ (tức là dân Lạc Việt thuộc Bách Việt) với ‘người Hán-tạp pín lù’” có liên hệ mật thiết với sự kiện người Việt mang họ Tàu; nếu không, làm sao lư giải được sự kiện mỗi người trong chúng ta đều mang họ Tàu? Có người cho rằng nhiều họ đă được vua thưởng cho v́ có công. Nhưng triều đại Việt Nam chỉ có ngần ấy họ, nhà Trần, nhà Lê, nhà Nguyễn... C̣n họ của mấy ông vua th́ các ngài lấy đâu ra, xin của ai, ai thưởng cho? Họ của người Việt chỉ có năm ba chục họ đổ lại, c̣n họ Tàu bên Tàu th́ nhiều không kể xiết, không phải trăm họ mà cả hàng ngàn họ. Ta nhận thấy rơ họ Việt là một “sub-set” của hàng ngàn họ Tàu kia.

Thực ra ta có thể làm nghiên cứu và truy nguyên ra những họ Việt tương đồng cùng gốc của những họ của những nhóm người Hoa gốc Quảng Đông và Triều Châu, của những nhóm khác có tổ tiên làm quan bên Tàu bị đày ải đi đến chốn của bọn “man di mọi rợ”, và của những người thuộc vào số người c̣n lại khác để giúp ta có thể quy ra là có nguồn gốc từ dân di cư đă đến từ miền Nam nước Tàu, cũng như từ những đám lính viễn chinh hỗn hợp đủ các sắc tộc bên Tàu có tổ tiên đă bị “Hán hoá” (mà tôi gọi là “người Hán-tạp pín lù”) trước khi thừa lệnh đến xâm chiếm vùng đất Giao Chỉ. Đa số những kẻ tha hương đó -- phần lớn là những trai tráng xuất thân cùng đinh cực khổ -- đă định cư vĩnh viễn ở vùng đất mới nơi đây.

Nên nhớ là thời xưa giao thông rất khó khăn, có người cả đời có lẽ chưa bao giờ rời xa quá 50 cây số khỏi làng mạc của họ, khi họ đă đến đây rồi họ sẽ khó mà có phương tiện để trở về cố quốc. Sau khi định cư lập ng hiệp họ đă lấy vợ người bản xứ và hoà nhập vào ḍng “Việt tộc”, sanh cháu sanh chít, tất cả do đó đều mang họ Tàu. Khái niệm “Hán hoá” là một từ lội ngược ḍng thời gian bao gồm luôn cả đa số người trong đám 500 ngàn lính viễn chinh của Tần Thỉ-Hoàng xuống chinh phục miền Nam Việt và đa số những người đó đă bị “Tần hoá” (Tàu hoá?) trước khi bị nhà Hán “Hán hoá”.

Nói đi nói lại kết luận chủ yếu vẫn là phần lớn dân Việt Nam chúng ta ngày nay là hậu duệ của dân bản xứ đă hoà chủng với những người Tàu (“người Hán-tạp pín lù”) đến vùng đất nầy ṛng ră từ hơn hai ngàn năm đổ lại đây, tính luôn thời điểm kể từ khi nước Việt giành được độc lập từ năm 936, và như vậy dân tộc Việt Nam đă thực sự thành h́nh như ta thấy ngày nay là cái tổng thể hoà hợp chủng tộc của “thổ dân” và người đến sau từ phương Bắc trong suốt một ngàn năm Bắc thuộc và của những triều đại tiếp theo sau đó. Hăy so sánh cái “melting pot” của nước Mỹ, hay đúng hơn là của các nước Nam Mỹ, v́ ta có thể nhận thấy mô h́nh chủng tộc của phần đông dân số các nước châu Mỹ La Tinh sau chỉ 300 năm bị người Tây Ban Nha (Spanish) thống trị và đồng hoá, thành phần “Hispanic” (dân bản xứ hợp chủng với người Tây Ban Nha da trắng) đa số mang họ Tây Ban Nha và nói tiếng Tây Ban Nha, c̣n dân bản địa vẫn là dân bản địa, có sự phân biệt rơ ràng, và ở xứ ta, dân bản địa chính là “dân Thượng”.

Nếu thế tại sao người Việt lại không “ưa” người Tàu? Bạn có “ưa” người Tàu ở Việt Nam không? Câu hỏi nầy thật khó trả lởi. Nói đúng ra là ta không ưa cái nước Tàu khổng lồ phương Bắc thường xuyên ăn hiếp nước ta chứ không phải cá nhân Hoa kiều nào cả. Bằng chứng là người dân xứ ta đă sống rất hoà đồng với nhiều cộng đồng người Hoa chung quanh, đa số là hậu duệ của những người mới di cư đến sau, cỡ từ 500 năm đổ lại đây, đó là người Quảng đông, người Hẹ, người Hải Nam, người Phúc Kiến, và người Minh hương bao gồm người Triều Châu, mà trên thống kê chính thức thiểu số người Hoa ở Việt Nam mới hơn khoảng 1 phần trăm dân số.

Bởi những lư do lịch sử, nước Việt dường như lúc nào cũng ở trong tư thế chuẩn bị để đối đầu với những đe doạ uy hiếp từ anh Tàu (để chỉ Trung Quốc) v́ anh ta quá mạnh xưa nay, nhất là vào thời điểm của thế kỷ 21 ngày nay. Từ xưa đến nay nước Việt lúc nào cũng phải hoà hoăn t́m cách pḥng vệ để khỏi bị Bắc thuộc một lần nữa. Ngày nay nhà nước CHXHCN Việt Nam chơi với anh Tàu, nhưng dân ta cũng như người Đài loan, người Tân Gia Ba, người Mă Lai -- về mặt thời gian th́ họ thuộc thời cận đại – không ai muốn trực thuộc Trung Quốc hết mặc dù thành tố người Tàu ở những xứ này rất là đông đảo. Mô h́nh chủng tộc của Việt Nam chính là h́nh ảnh của Đài Loan sau hai ngàn năm nữa, nếu xứ nầy c̣n tồn tại như một thực thể riêng biệt như ta thấy ngày hôm nay, dân của xứ này sẽ không nhận họ là “người Tàu” mà họ sẽ tự xem ḿnh là dân Đài Loan (ngày nay đă thế) mặc dù thành phần dân bản xứ (“thổ dân”) Đài loan rất là ít (nếu bạn sang Đài loan và thấy rất nhiều người nhai trầu bỏm bẻm khắp nơi, đó là hậu duệ của dân Phúc Kiến, là hậu duệ của sắc tộc Âu Việt trong tộc Bách Việt đă hoà chủng với “người Hán-tạp pín lù” chứ không nhất thiết phài là “thổ dân” gốc Austronesian).

Có phải nói như vậy mọi người trong chúng ta mang họ Tàu đều có tổ tiên là người Tàu hết à? Trả lời thoả đáng câu hỏi nầy chưa có nghiên cứu đứng đắn nào trực diện với vấn đề một cách khách quan (không có đầ uóc thiên Tàu hoặc bài Tàu) và khoa học (như là lập bảng mô h́nh gene-DNA -- không hiểu sao các ông khoa học gia nhà ta vẫn c̣n chưa thực hiện nổi dự án nầy -- cũng như đồng thời tiến hành những nghiên cứu mới mẻ về lịch sử cổ đại của các dân tộc thuộc tộc Bách việt như đă được ghi chép rải rác và tản mạn trong cổ thư của Tàu nhưng chưa có nghiên cứu nào nhắc đến chúng, không cứ phải nhai đi nhai lại những điều đă có sẵn từ Hoàng Lê Thông nhất Chí, Đại Nam Sử Lược, Việt Nam Sử Lược, v.v...)

Tóm lại, dưới mắt nh́n của tôi, người Việt của nước Việt ngày nay chính là hậu duệ của một tổng thể thành tựu và kết tủa từ đám cháu chít của dân bản địa -- tính luôn cả những nhóm đă bị hoà chủng hoàn toàn trước đó -- họ là những người gốc Tàu đă hoàn toàn “An Nam hoá” từ nhiều đời liên tục trong suốt hơn hai ngàn năm trước và đă trở thành “người Kinh” hay “dân tộc Kinh”. Trong thời đại ngày nay cứ đơn giản nh́n quanh bạn những người quen biết là bạn thấy ngay tỷ lệ Tàu/Việt khá cao, đó là chưa kể những người gốc Tàu đă hoàn toàn Việt hoá. Thí dụ, bên ngoại của tôi, nguyên cũng là người gốc Hải Nam và ông ngoại tôi vẫn c̣n nói trọ trẹ tiếng Việt, nhưng nay tất cả gia đ́nh phía cậu d́ cùng anh em cậu mợ đều đă trở thành người Việt Nam 100 phần trăm, và dĩ nhiên là cái họ Diệp chưa hề bị thay đổi.

C̣n “người Thượng”, họ là ai? Họ chính là những người dân bản địa bị đẩy lên vùng miền thượng du (tổ tiên của Mạc Đặng-Dung là người có thể thuộc dân tộc Tày -- Dai, Tai, Thai -- mà có sách gọi là dân tộc Đản thời cổ đại), trong số đó có cả “người Mường” (gần gũi với người Việt nhất, và Vua Lê Lợi có thể là người gốc Mường) là những người bất hợp tác với những người chủ mới trên đất đai của họ, là giai cấp thống trị của nhà Hán bắt đầu trước hơn thuở vùng đất Giao Chỉ được đổi tên thành Giao Châu vào khoảng năm 197.

Do đó từ câu chuyện nguồn gốc họ P. của tôi và họ Diệp bên ngoại tôi, nói thêm dăm ba câu nhàn đàm về họ Huỳnh của bạn, rồi nếu có tán thêm về họ Khổng, họ Đỗ, họ Vơ, họ Cao, họ Đoàn, họ Trịnh, họ Lâm, họ Lê, họ Lưu, họ Phạm, v.v.. cuối cùng kết luận tất cả vẫn đều là những họ Tàu. Và nói chung, không có họ nào là họ Việt Nam thuần tuư cả, kể cả họ Nông. Người ta cũng cho rằng họ Nông là họ của người Nùng nhưng thựcra đó cũng là họTàu!


Lư Thừa Văn, Yi Seungman hay Syngman Rhee, Tổng thống của Republic of Korea (xưng là người gốc Việt)
Nguồn: Wikipedia


Nói về người Nùng, như đă kể trên, đây là nhóm dân tộc thiểu số có mặt khắp nơi từ trên miền thượng du Bắc bộ ở Việt Nam trải dài đến suốt cả vùng miền nam Trung Quốc. Dân tộc nầy ở Trung Quốc ngày nay người ta gọi là tộc Tráng, dù họ vẫn giữ bản sắc riêng thuy đa số bây giờ cũng đă bị Hán hoá khá nhiều, tất cả hầu như ai cũng đều mang họ Tàu như ta. Cũng như sắc tộc Lạc Việt, tổ tiên của dân Nùng là một thành phần của các dân tộc Bách Việt của trên 4000 năm trước nằm trên địa bàn miền Nam Trung hoa vượt qua bên tả ngạn Sông Dương Tử lên tận đến vùng thuộc Tỉnh Sơn Đông miền Đông Bắc nước Tàu trước khi người Hán bành trướng đến chiếm lĩnh và đồng hoá. Trong thời đại ngày nay, dân tộc Tráng (Nùng) là một dân tộc có số dân thiểu số đông nhất thế giới, hơn 20 triệu người, sống trong một lănh thổ mà họ không có quốc gia riêng (quốc gia riêng của họ ngày xưa đă bị thay thế bằng nước Sở cách đây trên 2500 năm). Địa bàn tập tru ng của dân tộc nầy ngày nay nằm trong khu vực tự trị của Tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày xưa, người Nùng là người bất hợp tác với người Hán, số người chấp nhận sự Hán hoá, ngày nay đă trở thành người Quảng Đông, người Phúc Kiến!

Tôi đă từng hoài nghi là người Việt cổ đại của tổ tiên dân tộc Việt Nam ngày nay có máu mủ quan hệ với dân Nùng nhưng luận cứ nầy chỉ căn cứ trên những sự kiện văn hoá như di vật trống đồng mà cho tới ngày nay họ vẫn c̣n sử dụng vào các dịp lễ lạc (họ c̣n có cả chuyện cổ tích về nguồn gốc trống đồng), sự tích nỏ thần, và về mặt ngôn ngữ, ngữ pháp của tiếng Nùng có cấu trúc danh từ đi trước h́nh dung từ đi sau, và vết tích nầy vẫn c̣n hằn dấu trong tiếng Quảng Đông, thí dụ, “gà cồ” họ gọi là “cáy công” (tiếng Phước Kiến, Triềuchâu, và Hải Nam cũng đều có cách nói tương tự.) Có điều là khi tôi nghiên cứu từ nguyên đă không t́m thấy sự tương đồng nào đáng kể với các cụm từ cơ bản giữa tiếng Nùng và tiếng Việt, có lẽ v́ từ nguyên tiếng Việt đă bị Hán lấn át gần hết.
vuitoichat_is_offline  
Old 04-03-2011   #4
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 141,215
Thanks: 11
Thanked 13,039 Times in 10,412 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 39 Post(s)
Rep Power: 161
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8vuitoichat Reputation Uy Tín Level 8
Default

Sở dĩ tôi dài ḍng như vậy v́ vấn đề ngôn ngữ và dân tộc đều có mối quan hệ mật thiết với nhau, ví dụ, sự tách rời người Kinh và người Mường từ người Việt cổ bản xứ giống y như sự tách rời của tiếng Việt ra khỏi ngữ chi Việt-Mường. Thực ra nhận thức này chỉ nảy sinh trong tôi sau những cố gắng truy t́m nguồn gốc tiếng Việt, cụ thể hơn, đó là từ nguyên tiếng Việt có gốc Hán. Tôi nhận thấy sự h́nh thành dân tộc Việt Nam và tiếng Việt có rất nhiều điểm chung, đó là cái nền Bách Việt, c̣n cụ thể th́ tôi vẫn chưa biết cái nền nguyên sinh (aborginal stratrum) của Lạc Việt tiếp cận với thành phần sắc tộc thiểu số nào ngày xưa để bắt cây cầu nối bị đứt đoạn bắt đầu từ lúc dân Lạc Việt sau khi đă trải qua hết sự cai trị của 18 đời Hùng vương -- kéo dài tối đa là 500 năm, tuổi thọ thời đó không cao -- t́nh h́nh ở xứ Giao Chỉ thời bấy giờ đă ra sao trước khi hoà nhập vào nước Nam Việt của Triệu Đà? Đám dân bản xứ có ngón chân giao nhau đă biệt dạng chốn nào khi nhà Hán đến cai trị xứ nầy? “50 con lên núi?” Dân tộc đó có lẽ phải biết trồng lúa, ăn trầu, nhuộmrăng, xâm ḿnh, đánh cá, luyện đồng thau, đúc trống đồng, v.v... tuỳ theo thời điểm và không gian mà ta xác định là muốn bắt nguồn vùng Hồ Nam Động Đ́nh Hồ hay chỉ tính từ vùng Châu thổ Sông Hồng, mà ở cả hai vùng đều có mặt những người thuộc sắc tộc Môn (thuộc Mon-Khmer) v́ trong tiếng Việt đă giữ lại những dấu ấn đáng kể v́ ngoài sự vay mượn từ vựng do sự giao tiếp ra c̣n phải có mối liên hệ cật ruột nào đó trước khi người Hán tới.

Bàn đến vấn đề ngôn ngữ, sự h́nh thành một dân tộc thường đi đôi với sự h́nh thành tiếng nói của dân tộc đó. Những yếu tố cấu thành tiếng Việt hiện đại, trong quá tŕnh phát triển, yếu tố mạnh sẽ lấn át những yếu tố yếu. Do đó, nghiên cứu về nguồn gốc dân Việt cần phải có sự hỗ trợ của những thành quả nghiên cứu về tiếng Việt. Và ngược lại đối với tộc Hán cũng thế v́ người ta cũng đă t́m thấy rất nhiều dấu vết từ “Bách Việt” trong tiếng Hán (như yếu tố Mon-Khmer trong tiếng Việt).

Bài viết nầy chẳng phải là bài nghiên cứu về Việt ngữ cho nên những kết luận vắn tắt nêu ra ở đây là hệ luận rút tỉa từ những nghiên cứu của vấn đề đó mà ra. Tuy những nhà ngữ học Tây phương ngày nay -- theo thiển ư, có điều phiến diện và thiếu “ngữ cảm”, tuy là “Tây” nhưng không nhất thiết mấy ổng đúng v́ đa số dựa vào thông tin do “informants” hay “thông dịch viên” cung cấp, sử dụng công cụ ngữ học Ấn Âu một cách máy móc và cứng nhắc cũng như không “master” ngôn ngữ liên hệ mà họ nghiên cứu -- đều kết luận là tiếng Việt có nguồn gốc Nam Á (Austroasiatic, aka “Bách việt”) thuộc ngữ hệ Mon-Khmer, ngữ chi Việt-Mường phát triển từ tiếng Việt cổ đại, hay là “Vietic”.

Trong tiếng Việt hiện đại tất cả những thành tố tiếng Hán cổ đại và hiện đại đều hiện diện rơ nét và được sử dụng tích cực, nhất là về mặt từ vựng, bao gồm luôn những từ căn bản, trong khi đó tiếng Việt lại cách xa rất nhiều với những ngôn ngữ thuộc hệ Mon-Khmer. Dù là trong bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới ngày nay đều có những yếu tố vay mượn ngoại lai, nhưng những từ cơ bản dùng trong sinh hoạt hằng ngày cũng như những khái niệm để chỉ những sự vật và hiện tượng xung quanh ít khi có sự vay mượn. Do đó sự tương đồng của những từ cơ bản này trong tiếng Việt với nhiều phương ngữ tiếng Hán cho thấy mối quan hệ của chúng không chỉ đơn giản là sự vay mượn thuần tuư mà có thể có mối bàng hệ v́ lư do cả hai dân tộc Hán và Việt, như đă kể trên, h́nh thành do sự hoà chủng lẫn nhau. Sự kiện nầy cho ra kết quả phản ánh rơ nét trong hầu hết các phương ngữ tiếng Hán và tiếng Việt. Giống như về mặt ḍng máu sắc tộc, càng tiến về phương Nam, yếu tố “Hán-phương Bắc” loăng dần và yếu tố “bản địa-phương Nam” đậm lên.

Cách sử dụng từ vựng ở miền bắc Việt Nam cho đến ngày nay vẫn c̣n bị ảnh hưởng tiếng Hán, cả cổ đại và hiện đại, một cách mạnh mẽ trong khi tiếng miền Nam biến âm và kết nạp nhiều ngữ tố bản địa, thí dụ “lợn” (Hán Việt “độn”) đối lập với “heo” (HV “hợi”); ngan | ngỗng; giời | trời, giăng | trăng; bố | tía; mợ | mẹ; xơi | ăn; tiểu | đái; ********* | đụ ... cho dù trong tiếng Nam vẫn c̣n lưu giữ những âm vị cổ như Việt | “Jiệt”, vô | “dô”... Đồng ư là số đếm “một” đến “năm” trong tiếng Việt đồng nguyên với các thứ tiếng Mon-Khmer, nhưng không có ôngTây nào biết “bánh chưng”, “bánh dày”, “dưa hấu”, “đậu phụng”, “bắp”, “chả lụa”, “ruốc”... đều đồng nguyên với tiếng Hán. Câu hỏi đặt ra ở đây là nếu trên 90 phần trăm từ vựng trong tiếng Việt có mối quan hệ trực tiếp với tiếng Hán, thành phần dân Việt cóphải có cùng tỷ lệ?

Nhiều chủng tộc khác trên thế giới ngày nay như là người Ấn độ, người Châu Mỹ La tinh, như người Tàu và người Việt hiện đại (tôi cố ư lặp lại ở đây), đều có nguồn gốc hợp chủng! Tôi và bạn và những người Việt Nam ngày nay chỉ khác nhau ở chỗ là tổ tiên của mỗi người trong chúng ta di cư đến nơi nầy trước và sau mà thôi, giống như dân của Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ vậy.

Người mà ta chính thức gọi là “Hoa kiều” hay “người Hoa” là những người có tổ tiên mới đến từ Tàu thời gian sau khi Triều Minh bên đó bị Nhà Măn Thanh thôn tính. Một vài thế hệ nữa, những người Hoa này sẽ trở thành người Việt Nam hoàn toàn, hay nói đúng hơn, một người Tàu Việt Nam, hoặc là “người Việt gốc Hoa”, giống như bên Mỹ họ gọi “người Mỹ gốc Hoa”, “người Mỹ gốc Việt”, và thế hệ thứ hai thứ ba sinh đẻ ở Mỹ sẽ đơn giản gọi là người Mỹ.

Giống như lời bàn luận của anh NTK về sự h́nh thành của nước Mỹ và người Mỹ, thuở ban sơ bắt đầu từ dân Anh di cư nổi lên làmcách mạng dành độc lập. Thực tế là người Mỹ thuở ban đầu là người gốc Anh và sau khi họ giành được độc lập nước Anh và người Anh vẫn là người đồng minh tự nhiên của họ. Một trong những lư do là điều kiện địa lư xa xôi, Đế quốc Anh không vói tay tới Mỹ được để thuộc địa hoá lần nữa. Và nước nầy vẫn c̣n đang trong tiến tŕnh trưởng thành để trở thành một nước hợp chủng đúng nghĩa. Nếu ta cứ giả dụ rằng những người Mỹ đến trước là người da vàng, th́ thực thể chủng tộc sẽ không c̣n sự phân biệt nào nữa, y chang như sự cấu thành thành phần dân tộc Hán hay Việt Nam.

Tôi đưa sự kiện h́nh thành nước Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ, nhưng chưa tới 300 năm, để chúng ta dễ dàng nhận thấy dân Hán ở bên Trung Quốc ngày nay là một tổng thể hợp chủng “hiệp chủng Quốc” đă có và h́nh thành trong suốt hơn 5000 năm (Nhà Ân bị nhà Hạ tiêu diệt, nhà Thương lấy nhà Hạ, nhà Châu hạ nhà Thương, rồi nhà Châu bị suy yếu trong thời “Xuân thu chiếnquốc”, nhà Tần hùng mạnh lên diệt nhà Châu (“Đông chu liệt quốc”) tóm thu thiên hạ -- đa số là dân có nguồn gốc Bách Việt -- rồi bị nhà Hán tiêu diệt, Hán hoá tất cả dân các nước xong họ tiếp tục bành trướng xuống phương Nam. Do đó ta thấy dân Hán tức là cái tổng thể hoà hợp đó, là cái “tạp pín lù” nát nhứ chin rục từ cái nồi súp với mọi thứ rau cỏ thịt thà trong đó. Phải nói đây là nồi súp de hoặc nối áp suất mới đúng, thứ ǵ bỏ vào đều bị tan rục: dân Rợ, dân Nam man, dân Kim, dân Măn châu, dân Mông cổ, và suưt nữa là dân Nhật khi họ xâm lăng Trung Quốc trong thời Đệ nhị Thế chiến (cho dù họ có gọi là Đại Đông Á, Xứ Mặt trời mọc hay lặn hay là cái chi chi ǵ chăng nữa th́ cái thành tố “Hán” vẫn c̣n đó bất kể dưới danh xưng nào.

Nước Việt may mắn là Vua Quang Trung không sống đủ lâu để thực hiện giấc mộng lấy lại hai vùng đất Lưỡng Quảng, nếu thành công và ngay cả cho dù có thâu tóm cả nước Tàu và gọi nước nầy là nước Đại Việt đi chăng nữa th́ bản chất của nó vẫn là “Hán” như ta đă lặp đi lặp lại nhiều lần ở trên. Got the ideas, my buddy? Phải hiểu lịch sử h́nh thành nước Tàu từ xưa đến nay như thế nào mới không có những khái niệm lệch lạc về người Tàu.


Tướng Việt (Diệp Quang Thuỷ), Tướng Tàu (Đặng Tiểu B́nh)
Nguồn: DCVOnline tổng hợp

Do đó ngày nay khi chúng ta bàn về ư đồ bành trướng với “chủ nghĩa đế quốc mới” của Trung Quốc, cũng đang nới rộng qua đến những nước Phi châu, ta biết rằng là trong tâm thức người Tàu (“người Hán hiện đại”) bao giờ cái ư tưởng bành trướng về phương Nam vẫn là con đường lư tưởng nhất và cần thiết để sinh tồn. V́ vậy, mối đe doạ “Bắc thuộc kiểu tân thời” là một hiện thực mà Việt Nam phải đối đầu thường trực, nếu không, 100 năm hay 200 năm nữa xứ ta không chừng sẽ trở thành một tỉnh của Trung Quốc, không khác ǵ Quảng Đông ngày nay.

Như đă nói trên, dân Quảng Đông bản xứ 2200 năm trước có thể là cùng gốc với người Nùng -- giống như Việt và Mường vậy -- sau bị “người Hán” thống trị và Hán hoá nay trở thành “Đường nhân” hay là “Tḥng dành”. Sở dĩ họ thường tự xưng như vậy là v́ di dân từ khắp nơi vào vùng nầy nhiều nhất xảy ra vào đời nhà Đường, tiếng Quảng Đông là tiếng biến dạng của tiếng nói từ đời nhà Đường xây dựng trên cái nền “tiếng Nùng cổ đại”. Trong đám bạn của chúng ta có LVD và HHQ là người có thể người Quảng gốc Nùng đó, bạn hiền ạ.

Tôi không nghĩ là có nhiều người Việt Nam hiểu rơ nước Tàu và người Tàu như tôi đă tŕnh bày, ở mỗi thời đại người Hán mỗi khác, và đa số những cái nh́n hạn hẹp nông cạn của những tay kỳ thị chủng tộc này nọ chỉ lặp đi lặp lại những quan điểm và cái nh́n của những những tay kỳ thị chủng tộc khác. Và đây là bài viết để những người đó hiểu sâu hơn chút nữa nếu họ chịu suy gẫm về những luận định của tôi.

Nếu không biết địch là ǵ và cũng chẳng biết ta là ai luôn, lúc đụng trận bị thua là cái chắc.

DCVOnline
vuitoichat_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.