Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 04-24-2011   #1
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Hoàng Phi Hồng - con người của huyền thoại (Kỳ 3)

Hoàng Phi Hồng - con người của huyền thoại
Kỳ 1: Nổi tiếng cả ngoài đời và trên màn bạc


Trong lĩnh vực điện ảnh, Hoàng Phi Hồng là nhân vật truyền kỳ đă chinh phục hàng triệu trái tim khán giả qua tài diễn xuất bậc thầy về vơ thuật.

Từ cuối năm 1940 đến nay, Trung Quốc và Hồng Kông đă thực hiện hàng trăm bộ phim và kịch truyền h́nh về Hoàng Phi Hồng khiến tên tuổi nhà vơ thuật yêu nước này trở nên thân thuộc với mọi tầng lớp khán giả. Đề tài Hoàng Phi Hồng thực sự trở thành cơn sốt ở nhiều quốc gia châu Á khác trong đó có Việt Nam. Vậy Hoàng Phi Hồng là con người như thế nào mà có nhiều huyền thoại và được ái mộ đến thế?




Xuất thân

Hoàng Phi Hồng tên thật là Hoàng Tích Tường, sinh năm 1850 ở làng Lộc Đan, núi Tây Triều, thuộc phủ Nam Hải, huyện Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh, từng theo học Thiếu Lâm Phúc Kiến (Nam Thiếu Lâm) với thiền sư Lục A Thái. Theo cha từ năm 5 tuổi tập vơ nghệ, đến khi 13 tuổi, Hoàng Phi Hồng cùng cha đi đến Quảng Châu để biểu diển vơ thuật và bán thuốc (thường gọi là "Sơn Đông măi vơ"). Thời gian này, Hoàng Phi Hồng đă học thêm nhiều danh sư các môn vơ khác nhau, do đó tài nghệ của ông dần dần c̣n hơn cả cha ḿnh. Đương thời có người lớn thách đấu, Hoàng Phi Hồng đă sử dụng côn pháp để chiến thắng, nhờ thế nổi tiếng khắp nơi. Tuyệt chiêu của Hoàng Phi Hồng bao gồm Hổ Hạc Song H́nh Quyền, Thiết Tuyến Quyền, Công Tự Phục Hổ Quyền, Vô Ảnh Cước, Tử Mẫu đao, Đơn song hổ trảo, Tứ Lượng Tiêu Long côn, Song phi đà, La Hán bào. Một trong những điểm đáng chú ư của Hoàng Phi Hồng là tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, người ta nói rằng ông c̣n học vơ của bà vợ cả là một danh thủ thuộc một môn phái khác.

Nhắc đến Hoàng Phi Hồng mà không nói tới "Vô Ảnh Cước" là một thiếu sót lớn nhưng không phải ai cũng hiểu rơ thế đánh và tinh hoa của ngón vơ "độc nhất vô nhị" này. Trên thực tế ngón vơ này là do Hoàng Phi Hồng trao đổi với Hồng Đông Huy và để bù lại Hoàng Phi Hồng phải truyền lại cho Hồng Đông Huy bài Hổ Hạc Song H́nh và Công Tự Phục Hổ Quyền. Nguyên lư cơ bản của đ̣n thế này là sử dụng nhuần nhuyễn cả hai chân như một, ban đầu vơ sư sẽ tung cú đá bằng một chân, uy lực, nhưng không hiểm, đối phương hóa giải đ̣n ấy không khó, nhưng rất mất lực, khi vừa đỡ hoặc né xong, c̣n chưa định thần th́ "dính" ngay cú đá của chân kia, đó là cú đá mà đối phương không nh́n thấy được (thế mới gọi là Vô Ảnh Cước).

Hoàng Phi Hồng không chỉ được biết đến với tài năng vơ thuật mà c̣n ở năng lực sử dụng thảo dược để chữa bệnh, ông đă mở hiệu thuốc Bảo Chi Lâm ở đường Nhân An, chuyên bán thảo dược trị thương. Mặc dù là vơ sư dân gian nhưng cuộc đời Hoàng Phi Hồng đă gắn liền với lịch sử Trung Quốc cận đại. Năm 1885, tướng quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc tấn công quân Pháp ở Việt Nam. Năm sau danh tướng Lưu Vĩnh Phúc được điều động về Phúc Kiến làm tổng binh. Hoàng Phi Hồng được Lưu Vĩnh Phúc chọn làm trưởng ban huấn luyện. Năm 1895, chiến tranh Trung Nhật nổ ra, Hoàng Phi Hồng theo Lưu Vĩnh Phúc đến Đài Loan. Quân Thanh đại bại, triều đ́nh cắt Đài Loan cho Nhật, quân dân Đài Loan khởi nghĩa và phong Hoàng Phi Hồng làm "Điện Tiền Tướng Quân" thống lănh. Sau này cách mạng Tân Hợi (1911) bùng nổ, Lưu Vĩnh Phúc mời Hoàng Phi Hồng làm giáo đầu, luyện dân đoàn tỉnh Quảng Đông.

Một ḿnh đánh bại cả chục người, Hoàng Phi Hồng trở thành vị cứu tinh của những người bị áp bức. Bị triều đ́nh truy nă, Hoàng Phi Hồng phải chạy trốn. Về sau Lục Chính Cương t́m đến nơi trú ẩn của Hoàng Phi Hồng, kể lại chuyện người phương Tây đem chó berger đến khiêu chiến và nhiều nhà sư bị chó tấn công, Hoàng Phi Hồng đùng đùng nổi giận lập tức đến Hương giang đập găy xương sống con chó hung ác ấy. Ngày hôm sau báo chí Hồng Kông chạy tít đỏ về tin này và gọi đó là "chí khí người Trung Quốc".

Trở về Quảng Đông, Hoàng Phi Hồng mở thêm một nhà thuốc nữa ở Phật Sơn, trở thành một trong bốn vị thầy thuốc lớn nhất Quảng Đông lúc bấy giờ. Về chuyện t́nh cảm, Hoàng Phi Hồng có tới 4 người vợ. Người vợ cả là một vơ sư khá có tiếng. Riêng về chuyện người vợ thứ tư, Quế Lan, đă là một giai thoại thú vị. Đó là khi Quế Lan 19 tuổi, trong một lần cô đi xem Hoàng Phi Hồng tŕnh diễn vơ thuật, không biết trời xui đất khiến thế nào mà khi múa bài chĩa ba vũ gia, ông lại văng chiếc giày vào mặt Quế Lan. Cho là bị xúc phạm, Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "Một vơ sư nổi tiếng như ông không thể phạm sai lầm như thế, đây là chiếc giày nếu là vũ khí th́ sao". Kính phục, Hoàng Phi Hồng đă xin cưới nàng làm vợ.

Ngày 8-8-1933 đoàn tự vệ vũ trang Quảng Đông của Thương đoàn Quảng Đông, tổ chức cuộc bạo loạn chống lại chính quyền của Tôn Trung Sơn. Bảo Chi Lâm cũng bị tổ chức này thiêu rụi. Quá tức giận, Hoàng Phi Hồng ngă bệnh rồi qua đời, hưởng thọ 83 tuổi. Thi thể ông được an táng tại Phật Sơn (Quảng Đông).


Hoàng Phi Hồng

Nhân vật huyền thoại trên màn ảnh

Giữa những năm 50-70 của thế kỷ 20, đă có tới hàng trăm phim mà nhân vật chính là một người mang tên Hoàng Phi Hồng. Kịch bản các phim này hướng theo triết lư Trung Hoa hơn là theo chiều hướng h́nh tượng. Kungfu không c̣n là tiết mục phụ mà đă trở thành ngay chính nền tảng của kịch bản. Những phim đó biểu diễn đích thực về nhiều thể loại vơ thuật, chuyển hóa từ 5 trường phái lớn của miền nam Trung Quốc là hồng, lưu, thái, lư và mạc. Để có bề ngoài thực hơn, những diễn viên đóng vai Hoàng Phi Hồng phải là những vơ sư đích thực.

Người đầu tiên thủ vai này là Quan Đức Hưng - diễn viên nhạc kịch Quảng Đông, và là bậc thầy trong môn phái vơ bạch hạc. Ông đóng vai Hoàng Phi Hồng trong nhiều hồi của loạt phim này. Nhân cách của ông biểu thị đức hạnh của đạo lư Khổng giáo dưới tất cả mọi h́nh thái. Đó là một đứa con tôn trọng quê hương quốc gia, tôn ti trật tự xă hội và gia đ́nh. Những phim vơ hiệp đó ca tụng đức khiêm cung, ḷng trung thành, ư thức tôn sư trọng đạo và chỉ chiến đấu trong những trường hợp thực sự cần thiết. Quan Đức Hưng đă tạo ấn tượng tốt đẹp cho người xem về người anh hùng này, một chi tiết ấn tượng của phim là: trong một lần nh́n cặp gà chọi đấu nhau, Hoàng Phi Hồng nghĩ ra ngay cách giả gà để đối phó với thế trận con rết, sự sáng tạo này được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh.

Gần nửa thế kỷ sau, khi mà Quan Đức Hưng đă 92 tuổi, trở thành bậc cha chú trong lĩnh vực điện ảnh vơ thuật th́ cơn sốt Hoàng Phi Hồng lại rộn lên lần nữa. Không biết bao nhiêu bộ phim Hoàng Phi Hồng xuất hiện và không biết bao nhiêu tài tử đóng, vậy mà h́nh ảnh thần tượng này vẫn không phai nhoà, c̣n trải rộng ra khắp thế giới. Khán giả gặp lại Hoàng Phi Hồng qua Lư Liên Kiệt, vượt xa phim của Quan Đức Hưng ở màu sắc, âm thanh và kỹ xảo. Lư Liên Kiệt kế vị Quan Đức Hưng, trở thành người đi đầu và đóng nhiều phim điện ảnh về Hoàng Phi Hồng nhất, với những chi tiết hài nhẹ nhơm, những pha đấu vơ đẹp mắt, những nhân vật hư cấu có vơ công cao cường như Quỷ Cước Thất, Nha Sát Tô, Thập Tam Di và cả người t́nh hư cấu d́ Mười Ba; bộ phim đă thật sự lôi cuốn người xem, tạo được cơn sốt nóng, đưa Hoàng Phi Hồng trở thành nhân vật truyền kỳ trên màn ảnh lớn khắp Á châu và thế giới- những nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống.

Sau thành công của loạt phim Hoàng Phi Hồng do Lư Liên Kiệt đóng, một vơ sư quán quân vơ thuật Trung Quốc nữa là Triệu Văn Trác được mời vào thay thế. Đây cũng là một vai diễn thành công do Triệu Văn Trác đă biết cách biến hoá những đường Hồng gia quyền trở nên đẹp mắt hơn, diễn xuất với 1 phong cách khác hơn so với Lư Liên Kiệt. Ngoài các phim truyền h́nh về Hoàng Phi Hồng, một số phim đă khắc hoạ Hoàng Phi Hồng qua những h́nh tượng khác, như trong Drunken master, Iron monkey... Những phim này không ngừng tô điểm cho những kỳ tích có thật hoặc giả định về Hoàng Phi Hồng, để lại một nhân vật hoàn mỹ trong ḷng khán giả hâm mộ vơ thuật trên toàn thế giới.

(C̣n nữa)

Nguyễn Dũng
(PLXH)

Last edited by adams; 04-29-2011 at 03:58.
adams_is_offline  
Attached Images
 
Old 04-29-2011   #2
adams
R8 Vơ Lâm Chí Tôn
 
adams's Avatar
 
Join Date: Jun 2009
Location: US
Posts: 17,796
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 33
adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1adams Reputation Uy Tín Level 1
Default Hoàng Phi Hồng - con người của huyền thoại

Kỳ 2: Hoàng Phi Hồng người mang số khắc thê

Hoàng Phi Hồng - "Nhất đại tông sư" của giới vơ lâm vùng Lĩnh Nam - là một kỳ nhân vơ thuật trong lịch sử cận hiện đại Trung Hoa Đại Lục. Nhưng trong chốn riêng tư, ông có những nỗi niềm thầm kín: Ba người vợ đều chết trẻ, từng thề nguyền không dạy vơ cho con và chết trong tuyệt vọng…

Sang v́ vợ…

Theo nhận định của các nhà tử vi, Hoàng Phi Hồng có số "khắc thê". Ông từng có tới 4 đời vợ, nhưng đều là người trước qua đời th́ ông mới lấy người sau. Vợ cả của ông là La thị, cưới được 3 tháng th́ bà mất. Vợ kế là Mă thị, sinh được 2 con trai là Hoàng Hán Lâm và Hoàng Hán Sâm th́ cũng bệnh mà chết. Đến người vợ thứ ba là Sầm thị, sinh được một trai nữa là Hoàng Hán Khu th́ cũng qua đời. V́ "mệnh khắc thê" nên khi Hoàng Phi Hồng cưới người thứ tư là Mạc Quế Lan th́ chỉ gọi là "thiếp" chứ không gọi là "thê". Mạc Quế Lan chính là h́nh ảnh d́ Mười Ba (Thập Tam) trong phim, vốn ḍng vơ Mạc gia, từ nhỏ đă luyện Mạc gia quyền, sau theo Hoàng Phi Hồng luyện vơ rồi kết nghĩa vợ chồng. Lúc ấy Mạc Quế Lan mới 19 tuổi, c̣n Hoàng Phi Hồng đă 64 tuổi...

Bà Quế Lan sinh năm 1892, tại Quảng Châu, sống tṛn 90 tuổi (mất năm 1982). Mặc dù chồng đă mất năm 1924, nhưng suốt 58 năm liền, bà góa phụ Mạc Quế Lan chỉ sống với mục đích duy nhất là tạo dựng tên tuổi cho người chồng quá cố để tinh hoa vơ thuật của bậc anh hùng này được truyền bá rộng khắp Trung Hoa. Câu chuyện về t́nh yêu của họ trong cái thời "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy" c̣n hay hơn bất cứ tác phẩm giàu sức sáng tạo nhất nào của điện ảnh Hong Kong. Một lần, trong cuộc diễn vơ, chiếc giày của Hoàng sư phụ bị tuột ra và bất ngờ bay vào mặt một cô gái. Lúc ấy Hoàng đă nổi danh là bậc anh hùng cái thế. Cô gái Quế Lan lúc ấy 19 tuổi đă làm một việc không thể hay hơn khi muốn chiếm được t́nh yêu của người anh hùng, leo thẳng lên vơ đài "xáng" cho người mà cả Quảng Đông ngưỡng mộ một bạt tai nổ đom đóm mắt cùng câu quát: "Nếu chiếc giày là vũ khí th́ sao?".

Hoàng Phi Hồng không hổ danh là bậc anh hùng cũng làm một việc không thể hay hơn của một kẻ đại trượng phu trong t́nh huống tương tự, ngay lập tức ông "xin" cưới luôn Quế Lan trên vơ đài. Rồi suốt 71 năm sau đó, ḍng họ Hoàng có được một con người tài đức vẹn toàn chăm lo vun vén. Sau khi chồng qua đời, bà Quế Lan đă đứng ra thành lập quỹ Hoàng Phi Hồng và cũng chính từ nguồn quỹ này đă có một trường giáo dục thể chất mang tên Hoàng Phi Hồng được thành lập tại Hồng Kông và Hiệp hội Vơ thuật Quốc gia Hoàng Phi Hồng cũng được thành lập. Bảo Chi Lâm sau sự kiện bi thảm năm 1924 (bị đốt phá, thiêu rụi) đă trở nên tan hoang nhưng bà Quế Lan lại tiếp tục tạo dựng việc buôn bán, sau đó xây dựng lại nguyên trạng cơ ngơi như khi chồng c̣n sống để Bảo Chi Lâm lúc nào cũng nằm trong 4 hiệu thuốc lớn nhất của Quảng Đông. Tài năng kinh doanh của bà không c̣n phải bàn căi nhưng ngay cả vơ học của chồng, bà cũng có những đóng góp không nhỏ.

Bên cạnh những việc làm trên bà Quế Lan c̣n là người cùng với Hoàng Phi Hồng "sáng chế" ra tuyệt kỹ Hương Lân (con lân có mùi thơm). Vào thời của Hoàng Phi Hồng tất cả các hiệu thuốc dù lớn hay nhỏ đều là các vơ đường và đều có một đội lân do các vơ sư hàng đầu biểu diễn, để bán thuốc và thi đấu với nhau nhằm quảng bá thương hiệu. Nhưng chính nhờ có bà vợ cả của Hoàng sư phụ là một vơ sư nên đội lân Bảo Chi Lâm có một tiến bộ khác người, bà là người đầu tiên mạnh dạn dùng nữ để múa lân, với chiêu thức "Hương Lân quá giang". Bà Quế Lan cho sắm một bộ đồ múa lân khác lạ so với trước đây, đó là một con lân yểu điệu thục nữ, màu sắc trang nhă, khuôn mặt thanh thoát, và trông đáng yêu. Hương Lân với lợi thế linh hoạt mềm dẻo lại có phục sức và cách múa điệu đàng đă tận dụng tối đa lợi thế của ḿnh trong các cuộc thi tài. Đến tận bây giờ, tuyệt kỹ "Hương Lân quá giang" vẫn được biểu diễn định kỳ ở Bảo Chi Lâm.


Diễn viên Lư Liên Kiệt người thể hiện thành công loạt phim Hoàng Phi Hồng

Những điều khiến “Nhất đại tông sư” ân hận…

Có thể nói Hoàng Phi Hồng tung hoành trong giang hồ mấy chục năm, cũng là nhờ vào vơ nghệ cao siêu, dũng cảm hơn người, cơ trí linh mẫn và bách chiến bách thắng, danh tiếng vang khắp nơi, lưu lại rất nhiều huyền thoại. Tuyệt kỹ của Hoàng Phi Hồng gồm có Song phi đà, Vô ảnh cước, Hổ hạc song h́nh quyền, Tử mẫu đao, La Hán bào, Thiết tuyến quyền, Đơn song hổ trào, Công tự Phục hổ quyền, La Hán Kim tiền phi tiêu, Tứ tượng tiêu long côn. Ông có công rất lớn trong việc cải cách hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm Nam phái, bỏ được các điểm yếu như động tác lặp lại nhiều, chậm chạp, nặng nề, thêm nhiều đ̣n chân, thay đổi cái lệ "quyền Nam cước Bắc". Hổ hạc song h́nh quyền qua Hoàng Phi Hồng cải tiến trở nên độc đáo, mới lạ. Hổ h́nh chuyên luyện khí và lực, động tác dũng mănh, khí thế uy phong. Hạc h́nh chuyên luyện tinh và thần, thân thủ mau lẹ, động tác th́ rất biến hóa. Bài quyền này sau khi được Hoàng Phi Hồng chỉnh lư đă theo chân các môn sinh lưu truyền rất rộng răi từ Quảng Đông ra khắp Trung Quốc, sang tận các nước Đông Nam Á, đến tận Bắc Mỹ. Hoàng Phi Hồng cũng nổi tiếng về múa lân sư rồng, thậm chí ông c̣n được mệnh danh là "Quảng Châu sư vương".

Tên của ông được đưa vào từ điển danh nhân vơ thuật Trung Quốc. Phi Hồng vốn có căn cơ vơ thuật, vơ công tiến bộ rất nhanh, 14 tuổi đă được tôn xưng là "Thiếu niên anh hùng". Hai cha con họ Hoàng lập vơ quán ở Lạc Thiện sơn pḥng, Quảng Châu, môn sinh rất đông. Sau khi Hoàng Kỳ Anh qua đời, Hoàng Phi Hồng mới 16 tuổi đă nối nghiệp cha dạy vơ. Các triều đại Trung Hoa đều dùng vơ lực để đoạt thiên hạ, triều Thanh cũng vậy. Lúc đầu các hoàng đế coi trọng việc vơ, nhưng thái b́nh lâu ngày khiến tinh thần thượng vơ giảm sút, coi thường rèn tập vơ nghệ. Đến các đời vua Quang Tự, Phổ Nghi th́ t́nh h́nh càng tệ hại.

Từ Hy thái hậu chuyên quyền, quan binh chỉ lo vơ vét, hút thuốc phiện của phương Tây đưa sang. Đến khi liên quân 8 nước xâm chiếm, chia kho báu ở Tử Cấm Thành, triều đ́nh thất thủ phải cắt đất cầu ḥa. Trước t́nh h́nh đó các đại thần như Viên Thế Khải, Trương Chi Động mới đề xướng cải cách quân sự, kêu gọi toàn dân luyện vơ nghệ để tạo hùng khí. Lúc này các môn thể thao phương Tây du nhập Trung Quốc. Hai phương thức cổ truyền và hiện đại không dung nạp nhau nên xảy ra hiện tượng tranh đấu "Thổ-Dương thể dục" quyết liệt. "Đả lôi đài" là h́nh thức phổ biến để tranh thắng bại giữa các phái vơ cổ truyền Trung Hoa với các môn vơ ngoại nhập như đấm bốc, đô vật, vơ Nhật... Nhiều trận đấu nổi tiếng được ghi vào lịch sử, như Hàn Mộ Hiệp đấu lực sĩ Nga ở Bắc Kinh, Vương Tử B́nh đấu vơ sĩ Mỹ và Anh ở Thượng Hải, Tôn Lộc Đường, Hoắc Nguyên Giáp đấu vơ sĩ Nhật...

Hoàng Phi Hồng vốn hào hiệp trượng nghĩa, ôm mộng tế thế an bang nhưng không thành, đó chính là điều ân hận thứ nhất của ông. Vơ quán ông chuyên truyền thụ vơ nghệ cho "Dân đoàn" (chủ yếu là tầng lớp công nhân làm trong các hăng đồng, sắt, cá, rau quả...) nhằm mục đích chấn hưng tinh thần dân tộc, truyền bá quốc túy Trung Hoa để thoát khỏi nỗi nhục "Đông Á bệnh phu". Nhiều cao thủ các nước đến tỉ thí đều bị Hoàng sư phụ hạ gục. Năm 1886, Hoàng Phi Hồng mở vơ quán, y quán "Bảo Chi Lâm" ở Nhân An, Quảng Châu, vừa chữa bệnh cho dân nghèo, vừa dạy vơ nghệ. Phi Hồng y thuật tinh thông, đặc biệt giỏi về chữa chấn thương, trật đả, danh tiếng lan đi khắp nơi. Thủ lĩnh quân Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc từng đến chữa bệnh ở Bảo Chi Lâm, kết giao với Hoàng Phi Hồng, tự tay viết tặng ông tấm biển "Kỹ nghệ giai tinh" - nghề vơ và nghề thuốc đều tinh thông. Sau Lưu Vĩnh Phúc mời Hoàng Phi Hồng làm tổng giáo luyện, huấn luyện kỹ thuật chiến đấu cho quân Cờ Đen, cùng đến Đài Loan chiến đấu chống quân Nhật.

Điều ân hận thứ hai của Hoàng Phi Hồng là trong các con của ông có Hoàng Hán Sâm (Ph́ Nhị Tử) được cha truyền thụ vơ công nhiều nhất, sau đi làm vệ sĩ cho một khu thương mại. Có một vệ sĩ đồng nghiệp tên là Quỷ Nhăn Lương thách đấu với Hán Sâm, chỉ qua 2 chiêu đă bị hạ, ôm hận trong ḷng. Tết Trung thu năm ấy, Quỷ Nhăn Lương phục rượu Hán Sâm đến say mèm rồi dùng súng bắn chết. Phi Hồng biết chuyện, đau đớn vô cùng, và ông đă thề rằng sẽ không bao giờ dạy vơ cho con nữa.

Tháng 8-1924, tổng trưởng thương đoàn Quảng Châu là Trần Liêm Bá được đế quốc Anh hỗ trợ, thừa lúc Tôn Trung Sơn bắc phạt, đă phát động bạo loạn vơ trang ở Quảng Châu, cả dải Quan Tây ch́m trong khói lửa. Bảo Chi Lâm mà Hoàng Phi Hồng khổ tâm cả đời gầy dựng bỗng chốc trở thành đống tro tàn, đây có thể coi là điều ân hận thứ ba của Hoàng Phi Hồng. Và cú sốc quá lớn này đă khiến cho Hoàng Phi Hồng suy sụp nặng, uất ức thành bệnh, mùa đông năm ấy qua đời, thọ 83 tuổi. Lúc ấy trong nhà tiêu điều, không c̣n tiền bạc, may có nữ đệ tử là Đặng Tú Quỳnh đứng ra lo liệu hậu sự cho thầy, an táng Hoàng sư phụ bên chân núi Bạch Vân. Hoàng phu nhân Mạc Quế Lan được các đệ tử Lâm Thế Vinh, Đặng Tú Quỳnh giúp đỡ, cùng hai con di cư sang Hồng Kông, tiếp tục mở vơ đường, truyền thụ vơ công của Hoàng Phi Hồng…

(C̣n nữa)

Nguyễn Dũng
(PLXH)
adams_is_offline  
Old 05-07-2011   #3
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Hoàng Phi Hồng - con người của huyền thoại

Kỳ 3: Đại diện tiêu biểu của vơ học Trung Hoa

Dẫu có phải chịu điều tiếng thế nào đi nữa th́ Hoàng Phi Hồng vẫn là Hoàng Phi Hồng, một đại vơ sư với tinh thần cầu tiến và hết ḷng v́ tinh hoa vơ học Trung Hoa…

Có người nói Hoàng Phi Hồng chẳng qua cũng chỉ là một kẻ vơ biền, chuyên đi "ăn cắp" bí kíp vơ công của người khác rồi biến thành của ḿnh, cũng có nhiều người tôn ông là "nhất tông đại sư" bởi những tinh hoa vơ học ông đă để lại cho hậu thế. Dẫu có phải chịu điều tiếng thế nào đi nữa th́ Hoàng Phi Hồng vẫn là Hoàng Phi Hồng, một đại vơ sư với tinh thần cầu tiến và hết ḷng v́ tinh hoa vơ học Trung Hoa…




Cải cách quyền pháp Thiếu Lâm nam phái

Hoàng Phi Hồng tung hoành giang hồ mấy chục năm, nhờ vào vơ nghệ cao siêu, dũng cảm hơn người, cơ trí linh mẫn mà bách chiến bách thắng, danh tiếng vang khắp nơi, lưu lại rất nhiều huyền thoại. Tuyệt kỹ của Hoàng Phi Hồng gồm có Song phi đà, Vô ảnh cước, Hổ hạc song h́nh quyền, Tử mẫu đao, La Hán bào, Thiết tuyến quyền, Đơn song hổ trào, Công tự Phục hổ quyền, La Hán Kim tiền phi tiêu, Tứ tượng tiêu long côn. Ông có công rất lớn trong việc cải cách hệ thống quyền pháp Thiếu Lâm nam phái, bỏ được các điểm yếu như động tác lặp lại nhiều, chậm chạp, nặng nề, thêm nhiều đ̣n chân, thay đổi cái tệ "quyền Nam, cước Bắc". Hổ hạc song h́nh quyền qua Hoàng Phi Hồng cải tiến trở nên độc đáo, mới lạ. Hổ h́nh chuyên luyện khí và lực, động tác dũng mănh, khí thế uy phong. Hạc h́nh chuyên luyện tinh và thần, thân thủ mau lẹ, động tác biến hóa, được mệnh danh là "tĩnh như gái trinh, động như thỏ phóng". Bài quyền này sau khi được Hoàng Phi Hồng chỉnh lư đă theo chân các môn sinh lưu truyền rất rộng răi từ Quảng Đông ra khắp Trung Quốc, sang các nước Đông Nam Á, đến tận Bắc Mỹ. Hoàng Phi Hồng cũng nổi tiếng về múa lân sư rồng, được mệnh danh là "Quảng Châu sư vương".

Bên cạnh đó, Hoàng Phi Hồng c̣n nghiên cứu "chế tác" bài quyền nổi tiếng Hổ hạc song h́nh quyền, thuộc hệ thống Nam quyền (sau này bài quyền này đă được đưa vào giáo tŕnh vơ thuật của Học viện Cao đẳng TDTT Trung Quốc). Có thể nói người có công truyền bá, chỉnh lư, biên soạn bài quyền này phải nhắc đến đầu tiên là Hoàng Phi Hồng và sau đó là cao đồ của ông: Lâm Thế Vinh. Dựa trên nền tảng của tinh hoa vơ học Nam quyền Hoàng Phi Hồng đă sáng tạo, cải tiến, phát triển Hổ hạc song h́nh quyền trở thành bài bản mới lạ, kết cấu độc đáo, lộ tuyến rộng răi, động tác mau lẹ. Trong quyền pháp này, ông đă kết hợp tinh hoa của Hồng gia quyền và Phật gia quyền nên có tên gọi là "Hồng đầu Phật vĩ". Động tác hấp thu thế công mạnh mẽ của Phật gia cùng thế thủ vững chắc, thế công uy mănh của Hồng gia, cương nhu tương tế, trường đoản đồng dụng, trừ bỏ lối đánh hẹp, động tác lặp lại nhiều trong Nam quyền truyền thống. Hổ hạc song h́nh quyền sử dụng "Hổ ḱnh" (uy lực mạnh mẽ của loài hổ) và "Hổ h́nh" (hổ trảo) kết hợp với "Hạc tượng" (phong thái thanh thoát, nhẹ nhàng của loài hạc). Hổ h́nh luyện khí và lực, động tác trầm hùng, uy lực dũng mănh; hạc h́nh luyện tinh và thần, thân thủ mau lẹ, khí tĩnh thần nhàn. Thủ h́nh có quyền, chưởng, chỉ, trảo, câu; thủ pháp có quăng, bấu, móc, xỉa; bộ pháp có cung bộ, mă bộ, hư bộ, độc lập bộ và kỳ lân bộ. Thân h́nh chú trọng sự ngay ngắn, bộ pháp chú trọng sự vững chắc.

Cho đến nay, không chỉ Hổ hạc song h́nh quyền, Thiết tuyến quyền, Đơn song hổ trào mà hàng loạt các thế vơ "độc chiêu" khác của "nhất tông đại sư" Hoàng Phi Hồng đă được truyền bá rộng răi từ Hồng Kông, Macao tới các nước Đông Nam Á, thậm chí cho đến Mỹ, Canada… Chính v́ thế mà h́nh tượng Hoàng Phi Hồng chiếm kỷ lục về thể tài phim vơ thuật, ông đă được tái hiện qua hơn 100 bộ phim vơ thuật, do các diễn viên nổi tiếng như Quan Đức Hưng, Triệu Văn Trác, Thành Long, Lư Liên Kiệt... thủ diễn. Tên của ông được đưa vào từ điển danh nhân vơ thuật Trung Quốc với tư cách là một người đă góp phần đưa "vơ công" Thiếu Lâm lên một tầm cao mới.



Hoàng Phi Hồng


Có phải kẻ phản đồ của Thiếu Lâm?

Chấp nhận cái tiếng là kẻ "phản đồ" của Thiếu Lâm, Hoàng Phi Hồng đă mang tư tưởng Đại Trung Hoa tiến bộ trong vơ thuật cách đấy hàng trăm năm. Chính sự phá rào này đă góp phần tạo nên một Hoàng sư phụ vơ nghệ vô song và dựng lên một Phật Sơn là trung tâm của vơ thuật Trung Quốc. Ông dám vượt qua tư tưởng của Khổng giáo bấy lâu nay để góp phần nhỏ bé của ḿnh đưa vơ học Trung Hoa ra "giới thiệu" với toàn thế giới.

Thiếu Lâm Phúc Kiến (c̣n gọi là Nam Thiếu Lâm) có mối thù không đội trời chung với Măn Thanh. Hai lần ngôi chùa này đă bị triều Thanh thiêu rụi (Ung Chính đốt năm 1723, sau đó Chí Thiện đại sư lén xây lại và Càn Long lại đốt vào năm 1763). Sau vụ phá hủy đó có 5 người trốn thoát, Thiền sư Lục A Thái, truyền nhân của Chí Thiện đại sư nằm trong số ấy. Lục A Thái truyền vơ công cho Hoàng Thái, Hoàng Thái truyền cho con là Hoàng Kỳ Anh và Hoàng Phi Hồng là truyền nhân của cha và là ḍng đích của "Thiếu Lâm Hồng gia". Gần đây lại có nghiên cứu cho rằng, ngôi chùa bị đốt mà Chí Thiện đại sư trốn thoát được ấy không phải là một chi nhánh của Thiếu Lâm. Nó là chùa Tam Vân Tự ở Quảng Châu, ngôi chùa này chỉ "tự xưng" là Thiếu Lâm mà thôi.

Nhưng nhiều tài liệu đă tường thuật rơ về việc này như sau: Hồi đó, căn cứ của các lực lượng trong phong trào "Phản Thanh, phục Minh" hầu hết là các ngôi chùa, mỗi khi các lực lượng này bị nhà Thanh triệt hạ th́ lập tức dù đúng hay không, các ngôi chùa ấy đều được nhân dân coi là một phân nhánh của Thiếu Lâm và những người bị tiêu diệt đương nhiên là người của Thiếu Lâm. Có việc này bởi Thiếu Lâm đại diện cho danh dự Đại Hán, việc tuyên truyền Thiếu Lâm bị nhà Thanh "phá chùa, giết sư" có tính kích động cao độ tới đại đa số dân tộc Hán, nhất là những người có tập luyện vơ công và tôn thờ vơ học Thiếu Lâm. Chính v́ thế, thời kỳ này xuất hiện rất nhiều ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm (hầu hết số này đều có xích mích với "chính quyền" Măn Thanh). Dù sao, Hoàng Phi Hồng vẫn phải tâm niệm rằng ḿnh là hậu duệ của những bậc tiền nhân mang mối thù ấy. Thế nhưng, giữa lúc phong trào "Phản Thanh, phục Minh" đang nóng bỏng, ông làm một chuyện động trời: Giao du và lén học vơ một người Măn: Vơ sư Hồng Đông Huy. Đ̣n Vô ảnh cước tuyệt luân của Hoàng sư phụ chính là được Hồng Đông Huy truyền thụ. Ông c̣n tiếp thụ được cả Túy quyền cũng do một người Măn là Tô Xán sáng tạo ra. Tư tưởng đạo Khổng về chữ Hiếu đă được Hoàng Phi Hồng "bước qua" về mặt h́nh thức. Ông đă can đảm bước qua sự thù địch của tư tưởng "Đại Hán" để bước tới thành quả rực rỡ với tư tưởng Đại Trung Hoa. Việc này cũng góp phần đưa vơ thuật Thiếu Lâm tới một tầm cao mới nhiều năm sau.

Thiếu Lâm hiện đại thắng lợi nhờ tinh thần vơ học của kẻ "phản đồ"

Một thế kỷ sau, năm 2009, Phật Sơn và cả thế giới vơ thuật rúng động khi đoàn vơ sĩ Muay Thái thách đấu các vơ sư Thiếu Lâm. Một thế kỷ trước, những lời thách đấu của các vơ sĩ Không thủ đạo Nhật Bản đă khiến giới vơ lâm Phật Sơn nhiều lần tắm máu, nhiều vơ sư mất mạng trên vơ đài. Ngay cả vơ sư Diệp Vấn, trưởng môn phái Vịnh Xuân quyền (người sau này là thầy Lư Tiểu Long) đă suưt tử thương trên sàn đấu. Một thế kỷ sau, lời thách đấu của Muay Thái vẫn khiến nhiều người lo lắng. Sau Không thủ đạo (Karatedo), Muay Thái là khắc tinh cho môn phái vơ thuật này. Không thủ đạo, Muay Thái với những đ̣n chân khủng khiếp, những cú đá không cần chân trụ, những đ̣n gối "bẩn" mang uy lực kinh người… nhưng quan trọng nhất là lối đánh "vỗ mặt", điều mà vơ học Thiếu Lâm vẫn c̣n thiếu. Nhiều vơ sư hàng đầu hiện nay và những nhà nghiên cứu vơ học của Trung Hoa đều cho biết: Hầu hết các vơ sư Trung Hoa một thế kỷ trước đều bị hạ sau loạt đ̣n đầu tiên. Vơ thuật của thiền phái này không thể h́nh dung có người lại dùng đ̣n sát thương ngay đầu hiệp đấu.

Nói thẳng ra đ̣n sát thương của vơ thuật Thiếu Lâm rất ít, trong khi đó, Muay Thái th́ đă ra đ̣n là chờ đối thủ ngă. Nhưng cách xử lư của Trung Hoa mới đầy tính văn hóa Thiếu Lâm. Sau khi quần hùng vơ lâm sôi lên v́ lời thách đấu kia, Trung Quốc tuyến bố rằng "Đây là cuộc thi đấu giao lưu vơ thuật b́nh thường giữa các vận động viên hai nước" và cử các vơ sĩ của ḿnh đến. Nhưng rút kinh nghiệm những lần tỷ vơ trước, các vơ sĩ được cử đến "so tài" với Muay Thái lần này đều đă được đào tạo "kỹ lưỡng" tại Bảo Chi Lâm. Theo thể thức thi đấu th́ các vơ sĩ được dùng tay chân cho đấm, đá nhau thoải mái và không mặc giáp bảo vệ. Tại nhà thi đấu Lĩnh Nam Minh Châu đă chứng kiến cuộc giao tranh vô tiền khoáng hậu này.

Kết quả Muay Thái bị thảm bại 4/5 trận đấu, mà thua theo đúng phong cách Muay Thái là nằm thẳng cẳng ra sàn đấu. Người ta c̣n đồn rằng các vơ sĩ của Thiếu Lâm đều sử dụng đ̣n thế của Túy quyền (thế vơ bị coi là không phải tuyệt kỹ của Thiếu Lâm) để giành thắng lợi, trận thua duy nhất của vơ sĩ Trung Hoa được cho là phép "lịch sự" của Thiếu Lâm. Muay Thái đă không hiểu được rằng, tư tưởng cầu thị rộng lớn, vượt qua định kiến hẹp ḥi của môn phái do Hoàng Phi Hồng khởi xướng đă thấm đẫm vào tinh thần vơ học của các vơ sư Thiếu Lâm ngày nay.

Nguyễn Dũng
(PLXH)
tonycarter_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.