Asia Times Online ngày 9/6/2011 đăng một bài viết của nhà ngoại giao Mỹ đă về hưu David Brown, trong đó nêu bật sự khác biệt to lớn giữa “lời nói và hành động” của Trung Quốc về Biển Đông.
“Lưỡi ḅ“ thô thiển mưu toan liếm trọn Biển Đông
Theo tác giả David Brown, Trung Quốc đă bộc lộ những triệu chứng rối loạn lưỡng cực trong cách tiếp cận vấn đề chủ quyền đầy gai góc ở Biển Đông.
Phát biểu trước những người đồng cấp ASEAN cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc pḥng Trung Quốc Lương Quang Liệt đă nói rằng Trung Quốc không bao giờ t́m kiếm bá quyền hay mở rộng quân sự. Trung Quốc cam kết duy tŕ ḥa b́nh và ổn định thông qua hợp tác an ninh. Trung Quốc kiên tŕ theo đuổi chính sách xây dựng các mối quan hệ láng giềng hữu hảo...
Trong các cuộc tiếp xúc song phương tại đối thoại an ninh khu vực ở Singapore (Shangri-La 10), ông Lương Quang Liệt xem ra có ư định thuyết phục các nước thành viên ASEAN gạt Mỹ khỏi các cuộc thảo luận nhằm giảm bớt căng thẳng. Thế nhưng, chỉ vài ngày trước đó, các tàu hải giám của Trung Quốc đă tiến hành một hành động côn đồ chưa từng có chống lại các bên đ̣i hỏi chủ quyền đối với một vùng đại dương rộng 3,5 triệu cây số vuông kéo dài từ phía Nam Đài Loan đến tận eo biển Malacca. Phía Trung Quốc coi những hành động này là “những hành động thực thi luật biển và khảo sát b́nh thường trên những vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc”.
Bốn nước ASEAN là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền một phần Biển Đông, dựa trên việc áp dụng các qui định của Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về phân chia thềm lục địa. Việt Nam c̣n khẳng định một số quyền xuất phát từ việc đánh bắt cá và sở hữu theo thời vụ một số ḥn đảo giàu phân chim, bào ngư và hải sâm ít nhất từ đầu thế kỷ 17.
Mặc dù nhanh chóng đ̣i hỏi những quyền được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật Biển phù hợp lợi ích của ḿnh, Trung Quốc lại coi UNCLOS là không thích hợp với “quyền tài phán không thể bác bỏ” của Trung Quốc đối với Nam Hải (Biển Đông).
Để đối phó với thời hạn chót của Công ước Luật biển về tất cả các đ̣i hỏi chủ quyền biển trong tháng 6/2009, Trung Quốc chỉ đơn thuần đưa ra một bản đồ (đường lưỡi ḅ) thô thiển và không hề quan tâm đến việc đáp ứng các tiêu chí địa lư và địa h́nh thái của công ước này.
Mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không chịu thỏa hiệp, ASEAN nh́n chung vẫn nuôi hy vọng có thể thuyết phục siêu cường đang nổi ở Châu Á này thương lượng. Cho tới nay, ASEAN mới chỉ đạt được một tiến bộ duy nhất. Sau nhiều năm cố gắng, măi đến năm 2002, các nước ASEAN mới thuyết phục được Trung Quốc kư kết “Tuyên bố hành xử của các bên tại Nam Hải (Biển Đông)” (DOC). Các bên tham gia kư kết DOC đồng ư “tự kiềm chế việc tiến hành những hành động sẽ làm cho tranh chấp leo thang hoặc trở nên phức tạp hơn”. Hơn thế nữa, Trung Quốc c̣n cam kết không sẽ sử dụng vũ lực trong việc giải quyết tranh chấp lănh thổ.
Bước tiếp theo của tiến tŕnh DOC là một thỏa thuận về các phương thức dàn xếp những đ̣i hỏi chồng chéo. Tuy nhiên cho tới nay, ASEAN chưa lôi kéo được Trung Quốc trở lại bàn thương lượng. Phía Trung Quốc quả quyết rằng họ không hề có ư định dàn xếp vấn đề “ai sở hữu cái ǵ” trong một diễn đàn đa phương, nhưng sẵn sàng đàm phán song phương với các bên tuyên bố chủ quyền khác. Trong khi đó, Bắc Kinh đang t́m cách tạo ra “chứng cứ thực địa” để hỗ trợ cho ư định chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông, có nơi chỉ cách đường bờ biển của một số nước chừng 12 hải lư...
Bắc Kinh đă thẳng thừng cảnh cáo các công ty dầu lửa thế giới về việc tiến hành các hợp đồng thăm ḍ ở những khu vực mà Việt Nam tuyên bố nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ). Các nguồn tin ở Manila cho biết các lực lượng hải quân Trung Quốc đang cài cắm nhiều tiền đồn sâu trong lănh hải Philippines, trái ngược với nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng được thỏa thuận trong DOC.
Sự khác biệt to lớn giữa những ǵ Trung Quốc nói và những ǵ Trung Quốc làm đă khiến cho tuyên bố của Tướng Lương Quang Liệt tại diễn đàn Singapore tuần trước rằng “ các nước hữu quan cần giải quyết bất đồng về chủ quyền biển thông qua các cuộc thương lượng hữu nghị và song phương” trở thành xáo rỗng.
Vậy cái ǵ đang thúc đẩy Trung Quốc? Một số nhà phân tích đồn đoán rằng chính sách thiếu nhất quán xuất phát từ t́nh trạng tranh giành quyền lực trước mắt ở Bắc Kinh. Một số nhà phân tích khác cho rằng Trung Quốc sẽ không thúc đẩy những đ̣i hỏi chủ quyền của họ mạnh đến mức khiến cho Indonesia phẫn nộ, khiến cho giới doanh nhân khiếp sợ hay hủy hoại những tham vọng hợp tác quân sự của Lầu Năm Góc trên phạm vi toàn cầu.
Nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang nhắm vào các mỏ dầu khí được cho là có trữ lượng đáng kể nằm dưới đáy Biển Đông.
Trung Quốc đă trở thành nước nhập khẩu dầu lửa kể từ năm 1993 và hiện đang nhập khẩu 6 triệu thùng dầu/ngày (chiếm tới 60% tổng lượng dầu lửa tiêu thụ). Theo đánh giá của BP, đến năm 2025, nền kinh tế Trung Quốc sẽ nhập khẩu 15 triệu thùng dầu/ngày và phải nhập khẩu tới 40% lượng tiêu thụ khí đốt.
Hiện thời, người ta chưa biết nhiều về các nguồn dự trữ dầu khí ở Biển Đông. Nhiều báo cáo chưa được thẩm định của Trung Quốc nói dự trữ dầu lửa ở đây vào khoảng 213 tỷ thùng, trong khi Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) năm 1994 ước tính chừng 28 tỷ thùng. Một số chuyên gia cho rằng khí đốt tự nhiên chiếm tỷ trọng đáng kể ở Biển Đông, nhưng các tiên đoán lại vô cùng chênh lệch.
( theo tamnhin )