Hôm qua (22/6), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhận định, tốc độ phục hồi của nền kinh tế nước này đă diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng, đồng thời hạ một lượt dự báo tăng trưởng GDP của hai năm 2011 và 2012, khiến nhà đầu tư lo sợ và chứng khoán Âu, Mỹ đổ dốc.
Mặc dù, FED vẫn bày tỏ kỳ vọng tăng trưởng sớm hồi phục, và đánh giá tốc độ tăng nhanh của lạm phát chỉ là tạm thời, do những yếu tố tác động chỉ có tính chất ngắn hạn như giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn nguồn cung từ Nhật Bản do ảnh hưởng của trận siêu động đất và sóng thần hôm 11/3.
Tuy nhiên, cơ quan này vẫn hạ thấp mức dự báo tăng trưởng GDP Mỹ năm 2011 c̣n khoảng 2,7 - 2,9%, so với mức dự báo từ 3,1 - 3,3% hồi tháng 4. Đánh giá triển vọng cho năm 2012, FED dự đoán kinh tế Mỹ tăng trưởng từ 3,3 - 3,7%, cũng thấp hơn so với lần dự báo trước.
Về vấn đề việc làm, theo FED, thị trường này yếu hơn dự kiến. Cơ quan này cho biết sẽ tiếp tục duy tŕ mức lăi suất gần bằng 0% trong một thời gian nữa và kết thúc QE2 vào cuối tháng này. Tuyên bố của FED ngay lập tức tác động xấu lên các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu.
T́nh h́nh khủng hoảng nợ nần tại châu Âu và đà phục hồi chậm chạp của nền kinh tế Mỹ đang đe dọa tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia châu Á, các báo cáo gần đây cho thấy, trong khi ngành xuất khẩu khu vực này vẫn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu ở Mỹ và châu Âu.
Xuất khẩu của Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đă tăng chậm lại. Trong tháng 5, xuất khẩu của Thái Lan tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn kém xa mức tăng trưởng 24,6% trong tháng 4. Tăng trưởng xuất khẩu của Ấn Độ tháng 5 là 34,4%, thấp hơn mức 43,9% trong tháng trước đó.
Credit Suisse Group AG cho rằng, t́nh h́nh ở Trung Quốc cũng không khá hơn. Theo chuyên gia kinh tế trưởng Tao Dong của Credit Suisse Group AG, xuất khẩu của Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm lại trong mùa hè này do kinh tế Mỹ vẫn yếu kém.
Giám đốc điều hành quỹ trái phiếu lớn nhất thế giới PIMCO, Mohamed El-Erian, vẫn tin tưởng rằng, Hy Lạp và một số nước châu Âu sẽ vỡ nợ. “Trong 3 năm tới, các nền kinh tế khác nhau sẽ gặp phải những vấn đề khác nhau. Đối với châu Âu, nhất là Hy Lạp, đó là sự vỡ nợ”, ông nói.
Theo ông, t́nh trạng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là điều “không chắc chắn nhưng không thể không xảy ra”. Trước đây, CEO PIMCO cũng từng nhận định rằng, Hy Lạp sẽ vỡ nợ và châu Âu đă phung phí hàng tỷ USD cho quốc gia này.
Các bộ trưởng bộ tài chính Liên minh châu Âu (EU) đă hoàn tất những chi tiết cuối cùng trong thỏa thuận về quỹ cứu trợ thường trực của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), với khả năng cho vay thực tế của quỹ này lên tới 500 tỷ Euro.
Với mục tiêu thiết lập Cơ chế b́nh ổn châu Âu (ESM) mới, nhằm thay thế Quỹ Ổn định tài chính châu Âu tạm thời trị giá 440 tỷ Euro được thành lập hồi năm ngoái, các nước thành viên được đề nghị đóng góp 620 tỷ Euro bằng các khoản bảo lănh tín dụng và 80 tỷ Euro tiền mặt.
Các bộ trưởng cũng nhất trí rằng, trái phiếu do quỹ này phát hành sẽ không được hưởng quyền ưu tiên trả nợ của nợ quốc gia. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia nhận cứu trợ có cơ hội trở lại thị trường để tự phát hành trái phiếu chính phủ dễ dàng hơn.
Cũng liên quan tới châu Âu, theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Bỉ (NBB), tăng trưởng kinh tế của nước này năm 2011 sẽ đạt 2,6%, cao hơn so với dự đoán đưa ra trước đó và ngang với mức tăng trưởng kinh tế của Đức. Năm 2012, tăng trưởng kinh tế của Bỉ dự đoán sẽ đạt 2,2%.
Thống đốc NBB Luc Coene nhấn mạnh, những số liệu này sẽ trở thành hiện thực, nhờ nhu cầu trong nước từ các hộ gia đ́nh và công ty tăng mạnh trong quư đầu 2011. Mức tăng trưởng mạnh cũng sẽ là tin tốt lành cho thị trường việc làm, khoảng 77.000 việc làm mới sẽ được tạo ra trong năm nay và năm sau.
Số người thất nghiệp ở Bỉ dự đoán sẽ giảm 32.000 người và tỷ lệ người có việc làm ở Bỉ sẽ ở mức 68,5% dân số. NBB dự đoán, mức thâm hụt của Bỉ sẽ là 3,5% GDP trong năm nay và sẽ tăng lên 4% vào năm 2012. Ông Coene cũng cảnh báo về lạm phát và xu hướng giá cả leo thang.
Hai vụ thâu tóm lớn của hai ngân hàng Mỹ PNC và Capital One trong những ngày gần đây, đă cho thấy sự trở lại của xu hướng các ngân hàng mua lại tài sản của các đối thủ yếu hơn.
Cụ thể, PNC thông báo đă đạt được thỏa thuận mua lại chi nhánh ngân hàng bán lẻ tại Mỹ của Ngân hàng Hoàng gia Canada với giá 3,45 tỷ USD. Trước đó vài ngày, Capital One cho biết sẽ mua bộ phận ngân hàng trực tuyến tại Mỹ của ING của Hà Lan, ING Direct USA, với giá 9 tỷ USD.
Hai vụ thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD đạt được liên tiếp sau một thời gian dài ít có các vụ M&A lớn trong lĩnh vực ngân hàng. Theo nhà phân tích Jim Sinegal thuộc hăng đầu tư Morningstar, đà phục hồi kinh tế Mỹ đă tạo thuận lợi cho hoạt động M&A của khối tài chính ngân hàng.
Cũng liên quan tới ngân hàng, cơ quan Quỹ tiết kiệm quốc gia (NCUA) đă kiện hai ngân hàng là J.P. Morgan Chase và Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) v́ đă lừa năm quỹ tiết kiệm lớn mua hơn 3 tỷ USD chứng khoán xấu dẫn đến bị sụp đổ.
NCUA đ̣i J.P. Morgan và RBS bồi thường 843 triệu USD v́ đă “đưa thông tin bóp méo sự thật”, lừa năm quỹ tiết kiệm lớn, là thành viên của NCUA, mua trái phiếu đảm bảo bằng các khoản vay địa ốc thế chấp “chắc chắn sẽ giảm giá”.
Công ty MSCI, đơn vị quản lư các chỉ số chứng khoán được giao dịch trên toàn cầu, ngày 22/6 cho biết vẫn xếp Hàn Quốc và vùng lănh thổ Đài Loan vào nhóm các thị trường mới nổi, dù có nhiều suy đoán cho rằng hai nền kinh tế này sẽ được công nhận là thị trường phát triển.
MSCI cho biết, hai thị trường trên vẫn tồn tại một số vấn đề. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư xem Hàn Quốc và vùng lănh thổ Đài Loan ngang hàng với thị trường phát triển, v́ cho rằng cả hai đă được Ngân hàng Thế giới (WB) xếp vào danh sách các nền kinh tế có thu nhập cao.
Liên quan tới thị trường vàng, trong một động thái đầy bất ngờ, Bộ trưởng Bộ Công thương Ấn Độ Anand Sharma cho biết, nhập khẩu vàng và bạc trong tháng 5 của nước này tăng vọt 500% so với tháng 4 và 222% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tháng 5 vừa qua, Ấn Độ đă nhập khẩu tới 8,9 tỷ USD vàng và bạc, tương đương khoảng 50% lượng vàng và bạc nhập khẩu trung b́nh cho cả năm. Trong khi đó, dẫu đồng rupee duy tŕ được giá trị so với USD, nhưng đă giảm khá mạnh so với vàng, bạc, dầu, thực phẩm, và năng lượng.
Sau cuộc họp hai ngày, Cục dự trữ Liên bang Mỹ FED thông báo sẽ hoàn tất chương tŕnh QE2 đúng dự tính, không đưa ra bất kỳ công cụ mới nào ngoài các hỗ trợ hiện hữu và cho tín hiệu sẽ không nâng lăi suất, ít nhất cho tới tháng 11 năm nay.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED hôm nay đă tuyên bố sẽ hoàn tất chương tŕnh thu mua 600 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ trong tuần tới như kế hoạch và sau đó sẽ tạm ngưng chiến dịch cứu trợ kinh tế kéo dài trong ba năm qua. FED sẽ không đưa ra thêm bất kỳ công cụ mới nào ngoài những hỗ trợ hiện hữu giúp thúc đẩy sự tăng trưởng trong nền kinh tế.
“Sự phục hồi của nền kinh tế đang được tiếp tục với một tốc độ khiêm tốn dù chậm hơn nhiều những ǵ Ủy ban (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC) dự kiến,” tuyên bố của FED có ghi. “Ủy ban dự báo tốc độ phục hồi sẽ tăng dần trong những quư tới và tỷ lệ thất nghiệp sẽ lấy lại sự sụt giảm dần dần.”
Hội đồng chính sách của FED, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC, đă bỏ phiếu nhất trí duy tŕ cam kết trong hai năm qua trong việc giữ lăi suất cơ bản ở mức gần 0% “trong giai đoạn tới”. Ông Ben Bernanke đă giải thích điều này có nghĩa là FED sẽ không nâng lăi suất trong hai cuộc họp tới, đẩy thời hạn FED có thể nâng lăi suất tới tháng 11 năm nay. Trong khi đó, những nhà quan sát dự báo FOMC sẽ không nâng lăi suất cho tới sang năm 2012.
Ủy ban cũng bỏ phiếu duy tŕ danh mục đầu tư của FED, bao gồm hơn 2 tỷ USD trái phiếu Bộ Tài chính và các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp bằng cách tái đầu tư những khoản gốc đáo hạn vào những chứng khoán mới. Việc này được thực hiện với mục đích giữ lăi suất dài hạn ở mức thấp, cho phép các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể vay mượn với chi phí thấp. Trong khi đó, các nghiên cứu đă chỉ ra nỗ lực này không tạo ra nhiều lợi ích đáng kể.
Khoảng 25 triệu người Mỹ không thể t́m cho ḿnh được một công việc toàn thời gian và các doanh nghiệp cũng như người thuê lao động tiếp tục cắt giảm việc thuê mướn nhân công trong tháng 5.
“Những chỉ báo trên thị trường lao động gần đây đă trở nên xấu hơn dự tính”, FED cho hay.
Thông báo của FED cũng đưa ra kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ tăng lên, và lưu ư rằng nhiều yếu tố đang ḱm hăm nền kinh tế hiện nay chỉ mang tính chất ngắn hạn, bao gồm tác động từ giá năng lượng tăng cao và sự gián đoạn trong hoạt động sản xuất do động đất tại Nhật Bản. Các nhà sản xuất ô tô đă đưa ra nhiều kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất để bù đắp cho sự sụt giảm trong sản lượng.
Không chỉ có vậy, FED c̣n tràn đầy tin tưởng trong việc kiểm soát giá cả. FED tuyên bố sẽ giữ giá cả tăng với tốc độ khoảng 2% trong năm nay. Giá năng lượng và các hàng hóa cơ bản khác đă tăng vọt trong đầu năm nay nhưng sức tăng đă bắt đầu thụt lùi. Hơn thế nữa, giá của những khoản đầu tư dài hạn tiếp tục phản ánh hiện tồn tại ít lo ngại xung quanh vấn đề lạm phát.
“Lạm phát đă tăng trong những tháng gần đây, chủ yếu phản ánh sự tăng giá của nhóm hàng hóa cơ bản và hàng nhập khẩu cũng như những gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, kỳ vọng về lạm phát trong dài hạn vẫn ở mức ổn định”, tuyên bố của FED nêu rơ.
Celebrate the 25th anniversary of the timeless love story this Valentine’s Day Weekend. #Titanic returns to the big screen in remastered 4K 3D on February 10. pic.twitter.com/WcBFJJ8hBI
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.