Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 08-20-2011   #1
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Chạy thử tàu sân bay có ư nghĩa ǵ đối với người Trung Quốc?

Sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và quân sự đã làm cho Trung Quốc có nhiều bước tiến về sức mạnh quân sự, Trung Quốc chính thức bước vào thời đại tàu sân bay.

Dưới đây là bài viết được đăng tải trên trang Zaobao của Singapore dẫn nguồn tờ Văn Hối, Hồng Kông, Trung Quốc:

Tờ “Văn Hối” viện dẫn, vào độ tuổi 86 năm 1975, nhà sử học Anh Arnold Toynbee vẫn viết bài gửi tờ "New York Times" đưa ra một dự đoán táo bạo: "Thế kỷ 19 là thế kỷ của người Anh, thế kỷ 20 là thế kỷ của người Mỹ, thế kỷ 21 là thế kỷ của người Trung Quốc". Đến nay, lịch sử đă chứng minh, Trung Quốc dường như đã xác nhận dự đoán của Toynbee, bước trên con đường rực rỡ trong thế kỷ 21.

Ngày 10/8, Trung Quốc cuối cùng đã bắt đầu chạy thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang, bắt đầu bước trên con đường chiến lược tàu sân bay, nó có ý nghĩa rất quan trọng.



Xây dựng sức mạnh trên biển

Từ trước đến nay, Trung Quốc có ưu thế sức mạnh trên đất liền hơn là sức mạnh trên biển. Lịch sử cho thấy, sự kiện được ca ngợi nhất về sức mạnh trên biển của Trung Quốc chính là Trịnh Hòa vượt đại dương.

Sau hơn 60 năm thành lập nước, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường, làm xuất hiện “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc” ở các nước trên thế giới.

Nhưng dù cho sức mạnh quân sự nhảy vọt như thế nào, Trung Quốc vẫn thấy chưa thỏa mãn do chưa có tàu sân bay. Đặc biệt, trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ có Trung Quốc là chưa có tàu sân bay. Vì vậy, cho dù thế nào Trung Quốc cũng cần đẩy mạnh chế tạo tàu sân bay.

Chính vì lẽ đó, vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua tàu sân bay cũ Kuznetsov của Ukraine để cải tạo. Qua nỗ lực nhiều năm, cuối cùng tàu Thi Lang đã chạy ra biển khơi, hoàn thành chạy thử lần đầu tiên và đã quay trở về cảng Đại Liên.

Đây là lời tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc đã bắt đầu có khả năng tàu sân bay và có ý đồ chiến lược, trong tương lai Trung Quốc sẽ không phải là nước lớn không có tàu sân bay nữa.

Đến nay tàu sân bay Thi Lang đã được chạy thử, cho thấy Trung Quốc tuy còn chưa có có sức mạnh cường quyền trên biển, nhưng ít ra đã mở ra cánh cửa xây dựng sức mạnh trên biển.

Làm phấn chấn lòng dân

Sau khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc ngày càng tự tin và có cảm giác ưu việt, lòng tự tôn mạnh hơn. Không thể phủ nhận, Trung Quốc thực sự đã là một cường quốc thế giới và là một trong số ít các nước châu Á có thể so sánh với các cường quốc Âu-Mỹ.

Trung Quốc có sự pha trộn giữa ý nguyện rất cao của người dân Trung Quốc (Trung Quốc phải có tàu sân bay mới có thể xưng là nước lớn trên thế giới) và tham vọng bắt kịp trào lưu thế giới. Chính phủ Trung Quốc lấy lòng dân làm nền tảng, lấy mưu đồ và ý chí mạnh mẽ làm khởi đầu, lẽ nào lại lạc hậu về nghiên cứu phát triển tàu sân bay so với người khác?

Vì vậy, nghiên cứu phát triển tàu sân bay, một mặt là do nhu cầu quốc phòng, mặt khác là thỏa mãn ham muốn của người dân Trung Quốc. Hiện nay, tàu sân bay đầu tiên đã hoàn thành chạy thử,

có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với lòng dân, trong tương lai việc nghiên cứu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc chắc chắn sẽ được dốc sức toàn lực, để chấn hưng sức mạnh quốc gia, thỏa mãn lòng dân, trở thành cường quốc.

Thể hiện sức mạnh khoa học công nghệ


Cảng Đại Liên, đại bản doanh tạm thời của tàu sân bay Thi Lang

Sự nhảy vọt về khoa học công nghệ đã làm cho Trung Quốc có vị thế quan trọng trên thế giới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và quân sự là sản phẩm của sự phát triển mấy chục năm qua của Trung Quốc.


Có thể nói, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quốc gia để phát triển khoa học kỹ thuật và quân sự, đặc biệt là trong phát triển công nghệ quân sự, Trung Quốc đã tuyển dụng một nhóm các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, liên tục nghiên cứu phát triển và thử nghiệm, có tham vọng không để lạc hậu quá nhiều, quá lâu so với các cường quốc phương Tây trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quân sự.

Trong một thời gian dài, trong sự phát triển tương tác song song giữa khoa học kỹ thuật và quân sự, Trung Quốc đã có được thành tựu và sức mạnh rực rỡ.

Có rất nhiều ví dụ như: phóng thử vệ tinh, các nhà du hành bay vào vũ trụ, vũ khí tiên tiến có tính năng cao, ngành công nghiệp khoa học điện toán đám mây v.v… đều có thể chứng minh là Trung Quốc đã trở thành cường quốc khoa học kỹ thuật và quân sự.

Tuy có những lĩnh vực vẫn còn có khoảng cách với các cường quốc khoa học công nghệ phương Tây, nhưng phương Tây chắc chắn không thể coi thường ý đồ và tiềm năng nghiên cứu phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Hiện nay, tàu sân bay đă chạy thử, đại diện cho sức mạnh khoa học kỹ thuật và quân sự của Trung Quốc, đây là điều không thể xem nhẹ. Bề ngoài, các nước phương Tây bày tỏ lạc quan, nhưng đằng sau lại lo ngại.

Lần này Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đã thể hiện sức mạnh song song của quân sự và khoa học kỹ thuật. Trong tương lai, cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ không giảm xuống.

Tham gia các vấn đề quốc tế


Mỹ luôn kêu gọi "Trung Quốc có thể làm một nước lớn có trách nhiệm", thực ra chính là muốn Trung Quốc làm một nước lớn có thể cùng tham gia các vấn đề quốc tế.


Còn Trung Quốc rất mong muốn có thể cùng Mỹ quản lý các vấn đề quốc tế, bởi vì với thực lực kinh tế hiện nay của Trung Quốc và với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc đương nhiên muốn đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế, muốn luôn có tiếng nói trong toàn bộ hệ thống thế giới.

Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cơ hội và không gian để tham gia tích cực các vấn đề quốc tế. Mục đích là nhằm thể hiện sức mạnh, thực hiện ý đồ, mở rộng chiến tuyến của Trung Quốc trên bản đồ chiến lược quốc tế, mở ra trang sử mới cho Trung Quốc.

Lịch sử cho thấy, cùng với việc chạy thử tàu sân bay, Trung Quốc đang thể hiện vị thế quan trọng then chốt của họ ở châu Á, đồng thời từ đó mở rộng sang phương Tây. Còn các vấn đề quốc tế sẽ không chỉ do Mỹ tham gia và quyết định, Trung Quốc sẽ đóng vai trò nước lớn có trách nhiệm mạnh mẽ hơn. Một ý đồ khác trong triển khai tàu sân bay là đã biểu lộ ý đồ tham gia các vấn đề quốc tế của Trung Quốc.

Toynbee đưa ra kết luận, Trung Quốc cho rằng: "Chỉ có văn hóa Nho giáo và Phật pháp Đại thừa trong văn hóa Trung Quốc mới đem lại an ninh, thịnh vượng và hạnh phúc cho thế giới, mới có thể giúp cho loài người trong thế kỷ 21 giải quyết được vấn đề".

Ngoài ý đồ phát triển tàu sân bay, tầng lớp cấp cao Trung Quốc phải chăng cần suy nghĩ về lời khuyên của Toynbee, để việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay có thể giải quyết vấn đề cho loài người, chứ không phải làm tăng nguy cơ cạnh tranh và xung đột quốc tế phức tạp hơn.

Theo GD
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1aa.jpg
Views:	10
Size:	3.0 KB
ID:	310930  
saigon75_is_offline  
Old 08-20-2011   #2
saigon75
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
saigon75's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2saigon75 Reputation Uy Tín Level 2
Default Tàu sân bay Trung Quốc yếu thế trước những vũ khí tối tân nào?

Trang tin Asia Times Online ngày 17/8 trích đăng bài phân tích của nhà chiến lược hải quân Australia Phil Radford. Ông cho rằng, việc sở hữu tàu sân bay không giúp Trung Quốc duy tŕ lợi thế trong các vấn đề tranh chấp trên biển Đông.


Tàu sân bay Thi Lang Trung Quốc

Dưới đây là những ư chính trong bài phân tích của ông:

Vấn đề biển Đông đang là vấn đề đau đầu nhất đối với Trung Quốc nhưng tàu sân bay này không phải là công cụ để giải quyết các tranh chấp hiện nay, nó có ư nghĩa ngoại giao nhiều hơn là một cỗ máy quân sự.

Dĩ nhiên, chúng ta đều biết Trung Quốc đă thành công giai đoạn thử nghiệm đầu tiên đối với tàu sân bay Thi Lang sau thời gian dài cải tạo. Một khi tàu sân bày này được hoàn thiện, nó sẽ có khả năng mang theo 40 máy bay tiêm kích trên hạm J-15, khoảng 20 chiếc trực thăng bao gồm các trực thăng chống ngầm Ka-28 của Nga hoặc một loại trực thăng nội địa do Trung Quốc sản xuất.

Loại máy J-15 sẽ được trang bị cho tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc, nguồn ảnh: Internet

Trung Quốc hy vọng rằng, việc sở hữu tàu sân bay và h́nh thành nhóm tác chiến tàu sân bay có thể làm thay đổi mạnh mẽ cán cân quyền lực trên biển Đông. Tàu sân bay Thi Lang sẽ giải quyết được các vấn đề chiến lược nhất định, cho phép Trung Quốc vươn xa hơn trong chiến lược hướng ra biển lớn, bảo vệ "lợi ích cốt lơi" tại biển Đông. Tuy nhiên, lợi thế này không thấm vào đâu so với các khó khăn mà tàu sân bay này phải đối mặt.

Vậy khó khăn đó là ǵ?

Sự tinh nhuệ của hệ thống tên lửa siêu thanh và tầu ngầm của các nước trong khu vực sẽ là điều lo ngại nhất với Trung Quốc.

Theo ông Phil Radford, việc Trung Quốc sở hữu tàu sân bay đă vô t́nh tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang ngầm tại khu vực ASEAN. Ngay từ khi Trung Quốc tiến hành cải tạo tàu sân bay Varyag các nước trong khu vực đă rục rịch chuẩn bị các phương án để đối phó.

Tàu sân bay của Trung Quốc chưa thể có hệ thống bảo vệ tiên tiến như tàu sân bay của Mĩ, theo một chuyên gia quân sự Hàn Quốc đă nói: “ Khả năng chống tàu ngầm của tàu sân bay Trung Quốc vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp”.


Tàu ngầm Diesel-Điện Kilo 636 , nguồn ảnh: Internet

Do vậy tàu Thi Lang khi xuống biển Đông sẽ phải đối mặt với không chỉ hạm đội 6 tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam ở biển Đông mà nó c̣n phải đối đầu với các hạm đội tàu ngầm khác không kém phần tối tân như các tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia, tàu ngầm lớp Archer của Hải quân Singapone, có thể là cả tàu ngầm lớp Kilo trong biên chế của Hải quân Indonesia.


Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia, nguồn ảnh:Internet

Song nguy hiểm hơn cả đối với tàu sân bay Thi Lang đến từ các hệ thống tên lửa chống hạm tối tân đang và sẽ xuất hiện tại Đông Nam Á trong thời gian tới. Việt Nam cùng với Indonesia là hai quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont.


Hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm P-800 Yakhont, nguồn ảnh:Internet

Mới đây Hàn Quốc cũng mới tuyên bố sẽ sản xuất tên lửa siêu thanh diệt tàu sân bay dựa trên mẫu tên lửa Yakhont này của Nga.

Trang tin De Volkskrant của Hà Lan cho biết, Việt Nam đang tiến rất gần tới việc sở hữu hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh BrahMos. Việc mua tên lửa chống hạm này cần phải đạt được đồng thuận của cả Nga và Ấn Độ.

BrahMos sẽ là con bài chiến lược trong tương lai, nguồn ảnh:Internet

Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quá lớn, hiện tại quan hệ giữa Việt Nam với Ấn Độ và Nga đều ở tầm đối tác chiến lược. Ấn Độ đang thể hiện nỗ lực hướng Đông nhằm giải tỏa áp lực của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương.

BrahMos là loại tên lửa chống hạm nhanh nhất thế giới hiện nay, với tốc độ Mach-3 và tầm bắn 300km, BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người đối với bất kỳ tàu chiến nào.

Gần đây, hăng TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015.

Yak-130UBS giai đoạn 2015-2025, nguồn ảnh: Internet

Cùng với Việt Nam, những khách hàng tiềm năng khác của máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS bao gồm Venezuela, Belarus, Ukraine và Kazakhstan.

Theo đó Việt Nam sẽ bắt đầu mua loạt thứ 2 nhằm thay thế cho các máy bay huấn luyện L-39 giao hàng vào giai đoạn 2015-2025. Số lượng mua dự kiến từ 6-12 chiếc.


Yak-130 phục vụ công tác huấn luyện phi công sẽ bay trên các máy bay Su và MiG, kể cả các loại phi cơ hiện đại bậc nhất như Su-35, MiG-35. Yak-130 c̣n được dự trù cả cho mẫu máy bay tiêm kích thế hệ 5 là T-50 tương lai, nguồn ảnh:Internet

Yak-130UBS là loại máy bay huấn luyện hiện đại do hăng Yakovlev của Nga sản xuất phục vụ chủ yếu cho công tác huấn luyện bay nhưng bên cạnh đó nó cũng thực hiện những phi vụ tấn công hạng nhẹ vô cùng xuất sắc

Các đối thủ cạnh tranh chính của Yak-130UBS trên thị trường thế giới là M-346 (Ư), "Hawk" Mk.128/Mk.132 (Anh), T-50 Golden Eagle (Hàn Quốc) và L-15 (Trung Quốc).

Phú nguyễn( Theo BBs, Asia online Times, Wiki, De Volkskrant)
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1aa.jpg
Views:	8
Size:	4.5 KB
ID:	311001  
saigon75_is_offline  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.