Anh ta giới thiệu: Tôi là người dân tộc Thái, ở bản En, huyện Anh Sơn. Có một con trăn nhờ anh bán dùm...
Thấy người này có vẻ hiền lành, "tồi tội", anh B nhận lời cho ông ta gửi con trăn lại ở cửa hàng. Buổi chiều, có một người đàn ông nói giọng Bắc đi qua, thấy có trăn rừng bán, anh ta hỏi mua và dặn "Khi nào có hàng trên miền núi về thì cứ gọi điện cho tôi". Người chủ con trăn sau khi bán được hàng liền cho anh B 100.000 đồng để cảm ơn.
Khoảng 5 ngày sau, người đàn ông trên lại đến cửa hàng anh B và lần này mang theo một con trăn lớn hơn. Anh B lại gọi điện cho người nói giọng Bắc (tự xưng tên là Nguyễn Hoàng Long). Bán xong trăn, anh B lại được trả công 100.000 nghìn đồng. Lần này xuống lấy tiền, người đàn ông dân tộc còn đem biếu gia đình anh B mật o*ng và một ít thuốc rừng.
Lần thứ 3, người đàn ông xuống gặp anh B và mang theo một bộ sừng tê giác và dặn: Bộ này nếu ai hỏi phải trên 300 triệu mới bán. Sau đó một hôm, người nói giọng Bắc lại đến hỏi mua và đặt trước 20 triệu đồng. Anh ta cũng dặn "3 hôm nữa sẽ đến đặt cọc tiền đủ".
Chưa đến ngày hẹn với ông Long để giao hàng thì anh B lại nhận được điện thoại của người đàn ông dân tộc và nghe anh ta nói: Gia đình tôi đang rất cần tiền mua đất. Nếu có thể, anh cho tôi ứng trước tiền được không?. "Lúc ấy cả tôi và vợ như có ai thôi miên, vừa thấy anh ta xuất hiện là lấy bìa đất ra ngân hàng cắm để vay cho anh ta 260 triệu đồng". Trao tiền xong, anh ta đi rồi hai vợ chồng mới hoảng hốt.
"Gọi điện cho người nói giọng Bắc thì điện thoại tắt máy, gọi điện lên Anh Sơn mới biết cả huyện Anh Sơn chẳng có bản nào tên gọi là bản En. Bộ sừng tê giác nhìn lại mới biết là hàng giả" - Anh B não nề.
Sau khi biết chắc bị lừa, anh B đã đi nhiều cơ quan chức năng như công an, báo đài để xin trợ giúp. Tuy nhiên, với chiêu lừa "tinh vi" này, các cơ quan chức năng sẽ mất không ít thời gian để tìm ra thủ phạm.
(
Báo nld.com.vn)