Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011

 
 
Thread Tools
Old 10-15-2011   #1
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Hàng trăm người tự sát chỉ v́… 1 câu nói

Bị trêu chọc - tự tử; không bằng ḷng với vợ con - tự tử... Từ năm 2000 đến nay, làng quê này đă có số lượng tự tử thuộc dạng "kỷ lục Việt Nam": 150 vụ tự sát

Nếu chưa đến vùng đồng bào dân tộc H’re sinh sống tại huyện miền núi An Lăo (tỉnh B́nh Định), có nằm mơ người ta cũng không thể tin nổi người dân nơi đây có quan niệm hết sức ḱ cục mà hậu quả đau ḷng: Có thể chỉ cần nói nặng lời với nhau một câu, hay v́ buồn chán những sự việc nhỏ nhặt là người ta t́m đến cái chết.

Vợ con mê phim Hàn Quốc, chồng lặng lẽ thắt cổ


Cuộc sống hàng ngày có rất nhiều biến cố, con người sống với nhau trong mối quan hệ giữa người với người có thể có rất nhiều sự va chạm. Nhưng những cán bộ địa phương tại đây cho biết, với đồng bào dân tộc H’re th́ ḷng tự trọng của họ rất cao, chỉ cần một câu nói lỡ lời đụng chạm dù rất nhỏ thôi cũng là nguyên nhân tự sát, và có đến 1.001 lư do dẫn đến những cái chết đau ḷng.
Một ngày đầu tháng 7/2002, thông tin anh Đinh Văn H (sinh năm 1974, Phó bí thư một xă thuộc huyện) treo cổ tự tử trong nhà bếp không chỉ khiến người thân, mà cán bộ toàn huyện đều bàng hoàng bất ngờ. T́m hiểu kỹ mới biết nguyên do, hôm đó trong nhà chuẩn bị làm đám cưới cho em dâu, buổi trưa anh H uống rượu với bạn bè. Lúc về nhà, anh thấy vợ và hai đứa con đang ngồi xem vô tuyến bên nhà ngoài.
Người vợ đau đớn thuật lại: “Ông ấy không hề nói nặng lời và vợ chồng tôi cũng không hề căi nhau ǵ. Lúc về ông ấy có dặn mấy mẹ con tôi tắt ti vi vào ngủ nhưng lúc đó tôi và các con mê phim quá, cứ mải chúi mũi vào màn h́nh nên không để ư lời ông ấy nói. Có lẽ thấy tủi thân v́ vợ con không nghe lời nên ngay sau đó ông ấy cầm đoạn dây thừng vào trong bếp thắt cổ chết, khi xem ti vi xong vào th́ ông ấy đă chết mất rồi”.

Ttrong đám tang của người xấu số, chứng kiến cảnh người cha của nạn nhân là ông lăo nguyên Phó công an huyện đau đớn tóc bạc tiễn tóc xanh, không ít người đă phải rớt nước mắt thương cảm.
Ai dám nghĩ một cán bộ ṇng cốt của địa phương, có tương lai lại v́ “tủi thân” mà có hành động dại dột đến thế.

Có đến gần 70 % các vụ tự tử xuất phát từ nguyên nhân mâu thuẫn gia đ́nh, bất đồng quan điểm sống trong quan hệ sinh hoạt giữa mẹ - con, chồng – vợ, anh – em, bạn bè…Gần đây nhất, vào ngày 25/9/2011, v́ giận chồng mà một phụ nữ tên Hồng thắt cổ tự tử chết, để lại bức thư có nội dung rằng “ Tôi chết bởi v́ anh ấy đối xử lạnh nhạt, giữa vợ chồng có mâu thuẫn không thể sống chung được nữa…”.
V́ cuộc sống vợ chồng nên thường xuyên xảy ra những bất ḥa, chồng chị không đáp ứng thường xuyên những nhu cầu t́nh cảm trong cuộc sống gia đ́nh. Chị chết nhưng để lại 3 đứa con c̣n nhỏ nheo nhóc. Người chồng và bà con họ hàng không khỏi bàng hoàng, đau đớn trước sự ra đi bất ngờ của chị.
Cũng có những cái chết chỉ v́ vợ chồng căi nhau, anh chồng giận vợ, phẫn chí cầm dao bảo rằng “Tao nói mày không nghe th́ tao chết cho rồi” thế là cầm dao cứa vào cổ. Cũng có trường hợp v́ vợ không giết gà làm mồi nhậu tiếp bạn, người chồng giận quá mất khôn uống thuốc sâu tự vẫn.

Cũng có những vụ, con xin tiền bố mẹ mua xe máy nhưng không được, hay v́ nhà nghèo không có tiền bị bạn bè cười chê… th́ cũng t́m đến cái chết. Ví dụ như những trường hợp đau ḷng của những học sinh xă An Ḥa: em Trang (6/2006) v́ bị ba mẹ la mắng nên đă thắt cổ tự sát, Kiên (5/2004) v́ không đủ điều kiện dự thi đại học nên uống thuốc, Vũ (8/2006) v́ thi rớt đại học nên dùng dây thắt cổ tự vẫn chết, Đinh Văn Quang 3 năm liền thi rớt tốt nghiệp, không ra trường được, trong lúc nhậu bạn bè lỡ lời khiến Quang hổ thẹn tự tử.
Cũng có những cái chết bắt nguồn từ t́nh yêu trai gái, chỉ v́ “mày uống nhiều rượu, cái bụng tao không yêu mày nữa”, khi t́nh yêu bị từ chối hay dở dang người thanh niên cảm thấy đau khổ t́m đến sự giải thoát…Những t́nh yêu đơn phương hay tan vỡ đều là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của nhiều bạn trẻ người dân tộc H’re.

“Lời nói, đọi nói”


Nghe câu chuyện của những người H’re, khách lạ không khỏi thắt ḷng khi hiểu quan niệm của họ, có lúc họ dù chỉ bị “hắt hơi, sổ mũi” nhưng nếu thấy người khác nói ḿnh bị ốm nặng là nghĩ quẩn: Bệnh kéo dài không thể chữa được, sống chỉ gây khổ thêm cho con cháu và bản thân nên t́m đến cái chết. Nh́n chung, rất nhiều vụ tự tử xảy ra v́ những lí do hết sức “lăng xẹt”, đối tượng không t́m cách vượt qua những thử thách dù rất nhỏ của cuộc sống mà đơn giản chỉ muốn t́m đến cái chết bằng đủ mọi cách có thể.

Họ cũng chưa đủ nhận thức để hiểu hết hậu quả của việc làm đó tác động như thế nào không chỉ đối với bản thân mà c̣n gia đ́nh và những người xung quanh.
Chúng tôi đến nhà của ông Đinh Văn Nghểu (75 tuổi, thôn 2, xă An Ḥa) có vợ thắt cổ chết v́ nghe người khác nói rằng bệnh ḿnh không thể chữa được. Mái tóc đă bạc, nước da ngăm đen, khuôn mặt khắc khổ, ông lăo nghẹn ngào kể lại chuyện vợ ḿnh tự sát. Măi măi ông sẽ không bao giờ quên được cái đêm định mệnh, khi nói chuyện lần cuối cùng với bà vào tháng 10/2008.

Ông rưng rưng trong nước mắt: “Hôm ấy trời mưa lớn. Tui ngồi đan gùi, bà ngồi nấu nước chè, hơ lửa vuốt đùi. Bà kể ngày hôm trước khi đi châm cứu ở dưới bệnh viện huyện, có một bà cùng đi nói rằng “cái bệnh khớp ấy có chữa bao lâu cũng không bao giờ khỏi, càng già càng đau nặng hơn thôi”.Bà buông tiếng thở dài năo nuột, tôi mải làm chỉ động viên bà vài câu”.
Khoảng 3 giờ khuya, ông lên giường đi ngủ, sáng hôm sau khi đi làm rẫy măi không thấy bà lên và “lúc này như có linh tính, tui và mấy đứa con chạy đôn chạy đáo khắp trong ngoài nhà mà không thấy. Gần trưa th́ t́m thấy bà ấy thắt cổ chết trên cây quưt gần hầm tiêu sau vườn”.

Ông và người nhà gần như chết lặng v́ sự ra đi bất ngờ của bà. Chồng đau đớn mất vợ, con khắc khoải tiễn đưa người mẹ mới hôm qua đang kề bên. Chỉ v́ mơ hồ nghe người khác nói như vậy, sợ đau đớn lâu dài sẽ ảnh hưởng tới chồng con bà đă tự vẫn. Ông Nghểu nói: “bà ấy mất được một thời gian th́ thằng con tui cũng ngă cây mà chết. Mẹ con nó bỏ tui đi, để tui sống cô độc một ḿnh…”
C̣n có những cái chết không để lại bất cứ một mạnh mối ǵ, chỉ có những lời đồn thổi “đoán già đoán non” mà thôi. Khi chúng tôi đến nhà ông Đinh Văn Phia, cách ông Nghểu hai nhà trong xóm th́ nhà đóng cửa im ĺm. Thông qua một cán bộ người dân tộc H’ re, hỏi hàng xóm chúng tôi mới biết người vợ đi làm rẫy chưa về.
Nguyên nhân cái chết của ông Phia không ai có thể giải thích được, chỉ biết rằng vào một buổi sáng giữa năm 2010, ông đi canh rẫy, không hiểu thế nào mà đến trưa th́ người dân phát hiện thấy ông chết trong tư thế treo cổ ở cḥi canh.
Gia đ́nh có 4 người con đều đă lớn, đi lập nghiệp phương xa, bao nhiêu công việc đồng áng, nương rẫy đều đè lên vai vợ ông. “Bà vợ khi chồng chết rồi th́ nay khổ lắm, sáng thức dậy đi làm từ lúc mặt trời chưa lên, lúc về nhà khi gà đă lên chuồng. Làm quần quật, lầm lũi một ḿnh”, người hàng xóm cho biết.

Nỗi đau ở lại


Những vụ tự sát có lư do không thể tin được ở An Lăo

Anh Đinh Văn Đ. (sinh năm 1978), do mâu thuẫn với cô ruột nên đă dùng dao rạch bụng của ḿnh. Rất may được người dân phát hiện đưa đi cấp cứu, giành lại được tính mạng từ bàn tay tử thần.

Anh Đinh Q (xă An Nghĩa), vào tháng 10/2003, trong một chầu nhậu say sưa cùng các “chiến hữu”, khi rượu vào lời ra th́ mọi người “khích bác” thi gan. Để “thể hiện khí phách” của ḿnh, Q đă dùng 1 sợi dây thừng để thắt cổ.

Cùng xă nêu trên có Đinh Văn T (sinh năm 1975), vào tháng 8/2003 do uống quá nhiều rượu lại nghĩ quẩn, không làm chủ được bản thân, T “xơi” ngon lành 1 chai thuốc cỏ.

Anh Đinh Văn H (27 tuổi, ngụ xă An Nghĩa) vốn là người bắn súng giỏi, nhưng khi đi dự hội thao quân sự ở địa phương lại bắn trượt, không giành được thành tích, bị bạn bè trêu chọc, khích bác, H một ḿnh đem dây thừng vào rừng thắt cổ chết trên cây.

Một trường hợp khác, công an viên Đinh Văn C (22 tuổi, ngụ xă An Hưng) do … bất lực “cảm thấy không trấn áp được tội phạm phá rối trật tự ở địa phương” nên đă uống cạn một chai thuốc trừ sâu.


Huyện An Lăo có 8 xă miền núi, 9 xă có đồng bào dân tộc sinh sống. Trong tổng số 26 ngàn dân của toàn huyện th́ đồng bào dân tộc H’re có khoảng gần 8000 người đang sinh sống.

Theo thống kê của công an, từ năm 2000 đến nay đă có 149 người tự tử trên địa bàn huyện, trong đó có 52 người chết và 96 người được cứu sống. Trong chuỗi dài danh sách những người tự tử, có những năm số lượng rất cao như: 19 vụ (2001), 22 vụ (2002), 29 vụ (2004), 14 vụ (2005), 7 vụ (2010) …Riêng từ đầu năm 2011 đến nay, đă xảy ra 7 vụ tự sát trong đó chỉ cứu được 3 người, chết 4 người.
Ở huyện An Lăo, tỷ lệ người tự sát tập trung đông nhất ở xă An Vinh, An Quang, An Trung và Tam Quan. Đa số các vụ được cứu sống đều do nạn nhân uống thuốc sâu, thuốc cỏ, uống xà pḥng, thuốc khử, thuốc chuột, thậm chí có cả trường hợp uống thuốc tiêm ḅ, dùng dao cắt cổ, tự rạch bụng…và được người nhà phát hiện kịp thời đem đến trạm y tế cấp cứu.

Những nạn nhân c̣n lại, trước kia đa số ăn lá ngón, rễ cây độc, sau này thắt cổ, cũng có trường hợp nhảy giếng, nhảy thác…Khi người nhà phát hiện đă quá muộn không thể cứu sống được nữa. Cũng theo thống kê của cơ quan chức năng, để có được “dũng khí”, trên 70 % số vụ, người ta dùng đến rượu trước khi tự sát như một “liều thuốc tinh thần”.

Vấn nạn đồng bào tự tử ở địa phương này là một bài toán khó đă tồn tại lâu, thế nên khi nhắc đến đề tài này, thượng tá Nguyễn Văn Ánh, Phó trưởng công an huyện không khỏi trầm ngâm: “Quan niệm tự tử thậm chí ăn sâu bám rễ vào vô thức của một số người dân, là một bài toán nan giải của chính quyền suốt bao nhiêu năm qua.
Xuất phát từ tính tự ái cao, dễ bị mặc cảm, tự ti, chỉ cần người khác nói lỡ lời xúc phạm không vừa ư là tự tử. Họ bị tác động bên ngoài cộng với mặc cảm ở trong ḷng, nhưng không nói ra mà tự giải quyết theo hướng tiêu cực, có rất nhiều trường hợp nhờ đến hơi men để t́m đến cái chết”.
Một nguyên nhân khác không thể không nhắc tới là người dân tộc H’re rất tin tưởng vào tín ngưỡng thần linh, tin vào cuộc sống của thế giới bên kia. Họ cho rằng chết đi sẽ thanh thản, trở về bên những người thân đă mất ở “làng ma” không phải chịu khổ sở nữa.

Chính v́ tư tưởng như vậy nên họ không xem trọng cuộc sống hiện tại, chỉ cần gặp bất cứ điều ǵ không vừa ḷng cũng có thể đưa họ đến với cơi chết như một lẽ tất nhiên b́nh thường vậy.
Đứng trước t́nh trạng đó, Công an phối hợp với huyện ủy đă tiến hành triển khai đề án “Ngăn chặn tệ nạn tự sát trong đồng bào dân tộc thiểu số” từ năm 2001 đến nay, qua 10 năm hoạt động đă rút kinh nghiệm và hiện đang tiếp tục thực hiện tiếp giai đoạn 2011 – 2015, góp phần tuyên truyền làm giảm tỉ lệ người tự tử trong cộng đồng dân cư các xă miền núi của huyện.

Ông Phạm Văn Nam, Phó bí thư huyện An Lăo cho biết: “Đây là một tập tục lạc hậu xuất phát từ tŕnh độ dân trí thấp. Đồng bào dân tộc thiểu số sống rất thẳng thắn, bộc trực, có ḷng tự trọng cao, tự ái, tự ti rất lớn. Khi bị xúc phạm, có thể họ không nói năng ǵ mà “tự xử” bằng tự sát. Hiện tại, huyện đang áp dụng biện pháp ngăn chặn từng bước tiến tới loại bỏ, nhưng khó có thể giải quyết dứt điểm do nhận thức người dân c̣n hạn chế.
Chúng tôi đă tiến hành triển khai đề án, nhưng chủ yếu là tuyên truyền, vận động, giải thích để pḥng ngừa là chính”.
Ông Đinh Văn Tuấn, Bí thư huyện An Lăo cho biết: “Do mâu thuẫn giữa các cá nhân mà xảy ra nhiều vụ tự tử, muốn xác định được để xử lư rất khó, thường là sau khi vụ việc đă xảy ra. T́nh h́nh hiện nay đă giảm nhiều so với trước nhưng chưa thể chấm dứt được”.

Chạy dọc qua những con dốc cao ngút giữa núi rừng, những bản làng người dân nhấp nhô mờ ảo sau ánh chiều tà. Khách khi đến ṭ ṃ, khách khi đi nặng trĩu ḷng v́ những câu chuyện đau ḷng tưởng chuyện bịa mà hóa ra có thực, day dứt với câu nói: “Mỗi người chỉ có một cuộc đời để vui sống, khát khao sống; sao người ta lại dại dột tự tử như một sự giải thoát, để lại nỗi đau và sự tiếc nuối cho người ở lại không sao bù đắp được?”.

Hậu quả của tự sát ngang với gánh nặng chiến tranh

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), có khoảng 1 triệu người đă tự sát trên thế giới riêng trong năm 2000. Tự sát nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở mọi nước và là một trong số 3 nguyên nhân đứng đầu gây tử vong ở nhóm người từ 15 – 35 tuổi. Tác động về tâm lư và xă hội của tự sát lên gia đ́nh và xă hội th́ không thể đo lường được. Trung b́nh một trường hợp tự sát tác động sâu sắc tới ít nhất 6 người khác. Nếu tự sát xảy ra ở trường học hoặc nơi làm việc th́ có thể tác động tới hàng trăm người.

Hậu quả của tự sát ngang với gánh nặng chiến tranh và tội phạm giết người, gấp 2 lần gánh nặng chi phí cho bệnh đái tháo, và ngang với hậu quả của ngạt và chấn thương lúc đẻ. Vào năm 1998, tự sát là nguyên nhân của 1,8% tổng chi phí cho bệnh tật trên toàn thế giới, dao động giữa 2,3% ở các nước thu nhập cao và 1,7% ở các nước thu nhập thấp.



Theo Pháp luật
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	19
Size:	8.6 KB
ID:	324898  
Old 10-15-2011   #2
tonycarter
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
 
tonycarter's Avatar
 
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2tonycarter Reputation Uy Tín Level 2
Default Lo gái mại dâm nhiễm HIV vẫn hành nghề

Bỏ quy định đưa đối tượng là người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh, theo dự thảo Luật xử lư vi phạm hành chính Chính phủ tŕnh Ủy ban Thường vụ QH chiều 12/10.

Tŕnh bày dự án luật, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường, cho biết: Có ư kiến tán thành khi cho rằng, đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là “xử lư về nhân thân chứ không phải bắt buộc chữa bệnh với người bán dâm có bệnh xă hội, bệnh lây truyền qua đường t́nh dục”. Nói cách khác, “v́ vi phạm của họ chứ không phải là để chữa bệnh” (khác với người nghiện ma túy được đưa vào cơ sở chữa bệnh để cai nghiện)…

Cũng theo ư kiến này, mục đích của biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là cách ly họ với cộng đồng, buộc họ học tập văn hóa, chữa bệnh, học nghề, “song về bản chất có phần hạn chế quyền tự do của công dân”.

Mặt khác, đối với người bán dâm từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, công ước quốc tế về quyền trẻ em và các nghị định thư liên quan không coi là đối tượng vi phạm pháp luật mà được coi là nhóm đối tượng bị tổn thương, cần có sự bảo vệ của xă hội và đối xử như nạn nhân, không bị áp dụng bất cứ h́nh thức xử phạt nào…

Bảo vệ đề xuất của Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường giải tŕnh thêm, biện pháp đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh “mang tính chất lịch sử”.

Sau khi đất nước thống nhất, người bán dâm bị coi là “sản phẩm của chế độ cũ”, không phù hợp với chuẩn mực về con người mới XHCN, cần được giáo dục, cải tạo. Người bán dâm được đưa vào các cơ sở có tên gọi như “Trường phục hồi nhân phẩm” hoặc “Trung tâm phục hồi nhân phẩm”…

V́ vậy, “trong điều kiện kinh tế xă hội và thực hiện chủ trương cải cách của Đảng và Nhà nước theo hướng ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân cũng như xu hướng hội nhập quốc tế, bỏ quy định đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh là phù hợp”, ông Cường khẳng định.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch QH Ṭng Thị Phóng, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đă tỏ ra lo ngại, nếu bỏ quy định đưa người bán dâm mắc bệnh xă hội, hoặc bệnh lây nhiễm qua đường t́nh dục, như HIV/AIDS, vào cơ sở chữa bệnh, sẽ tạo điều kiện lây nhiễm các bệnh này ra xă hội.

Tự đặt câu hỏi “bỏ ra có cấp phép hành nghề mại dâm không?”, bà Ṭng Thị Phóng cũng cho thấy câu trả lời khi nêu ra những luồng quan điểm, nhận thức chiếm ưu thế trong xă hội không chấp nhận "nghề" mại dâm. “Thả ra vẫn “đi làm”, rồi lây nhiễm, lây truyền bệnh tật, tôi áy náy vụ này lắm”, bà giăi bày.

C̣n theo Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, một số nước có “phố đèn đỏ”, những người bán dâm được cấp phép hành nghề và phải thường xuyên khám bệnh… Ông dự liệu, ở ta nếu bỏ quy định như Chính phủ đề xuất th́ người bán dâm “có bệnh, không bệnh cứ thả ra, không có biện pháp ǵ”, hoặc “biết mắc bệnh HIV c̣n thả ra”…

Tiếp thu các ư kiến này, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, Ban soạn thảo sẽ nghiên cứu, cân nhắc hướng xử lư với người bán dâm mắc các bệnh lây nhiễm, c̣n nếu không có bệnh th́ chỉ xử phạt như vi phạm khác.

Dự án Luật xử lư vi phạm hành chính dự kiến được QH cho ư kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 2 tới.


Văn Tiến
Bee
tonycarter_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	39
Size:	37.3 KB
ID:	324899  
 
User Tag List


Facebook Comments


Phim Bộ Sốt Nhất 1 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 2 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 3 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 6 Tháng qua

Phim Bộ Sốt Nhất 1 Năm qua
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.