Nói măi cũng chán. Bây giờ phải đặt ra t́nh huống trong năm 2012, ĐTQG Việt Nam phải làm thế nào để không phải rơi vào t́nh cảnh phó mặc cho HLV Falko Goetz, người qua thực tế cho thấy chuyên môn rất xoàng. Những biện pháp mạnh cần phải được thúc đẩy từ VPF, dư luận, giới chuyên môn lên thành tŕ cổ lỗ VFF.
Đặt lại tư cách của Hội đồng HLV quốc gia
Hội đồng HLV QG lâu nay là tổ chức cao nhất cố vấn về mặt chuyên môn cho VFF và BĐVN nhưng thực tế nhiều năm nay Hội đồng chỉ hữu danh vô thực. Nói về lư thuyết, người đứng đầu Hội đồng HLV QG như ông Nguyễn Sỹ Hiển hay Lê Thế Thọ về mặt nào đó có thể được coi là Giám đốc kỹ thuật VFF.
Chuyên môn, kinh nghiệm, uy tín và tư cách của ông Hiển và nhất là ông Thọ với giới trong nghề được khẳng định từ lâu. Nỗi uất ức của ông Lê Thế Thọ là điển h́nh nhất của một người bất đắc chí khi bị gạt ra ŕa ḍng chảy bóng đá trong khi khả năng cống hiến, nhiệt tâm vẫn dồi dào.
|
Nói măi cũng chán. Bây giờ phải đặt ra t́nh huống trong năm 2012, ĐTQG Việt Nam phải làm thế nào để không phải rơi vào t́nh cảnh phó mặc cho HLV Falko Goetz? |
Một mặt phải bằng cách nào đó, phải trả Hội đồng HLV QG về đúng chức năng của nó. Không thể để ĐTQG hay Olympic VN lại được dẫn hướng bởi những “hoa tiêu mù” chuyên môn đặc thù như ông Hỷ, Tuấn, Trung và cả ông Viễn.
Ngược lại, phải cần sàng lọc lại chất lượng thành viên Hội đồng HLV QG. Phải nói thật những người yếm thế như ông Dương Ngọc Hùng, Nguyễn Trọng Giáp, Mai Đức Chung và thậm chí là cả ông Nguyễn Sỹ Hiển không nên có chân trong Hội đồng nếu cứ giữ thái độ thụ động, nói không dám nói, làm không dám như thời gian vừa qua.
Người của Hội đồng HLV QG ít ra phải có cá tính, dám phản biện chứ phải nói ǵ phải nh́n trước ngó sau. Nhiệm vụ người cố vấn giống như quan gián nghị thời phong kiến, phẩm chất đầu tiên phải dám nói những điều đúng dù khó nghe đến mấy. Nếu ai cảm thấy ḿnh không đủ phẩm chất này, tốt nhất v́ ḷng tự trọng nên rời ghế. Nếu để lấy một ví dụ HLV Lê Thuỵ Hải chính là người có phẩm chất mà Hội đồng HLV QG đang cần. Tuy nhiên tiếng nói của ông Hải về mặt nào đó uyển chuyển hơn.
Chúng tôi tin rằng nếu tận dụng được chất xám của Hội đồng HLV QG, họ sẽ giúp ích rất nhiều cho BĐVN chứ không riêng ǵ ĐTQG hay Olympic.
Vai tṛ của các ông bầu và CLB
Phải nói rằng rất kinh ngạc khi HLV Falko Goetz và VFF ngang nhiên đổ vấy thất bại tuyển U.23 VN cho V.League, hạng Nhất mà các ông bầu, CLB không có lấy một phản ứng đủ mạnh để phản hồi. Nếu im lặng tức quư vị chấp nhận rằng ông Goetz và VFF đúng.
NHM nói chung rất tin tưởng vào những người như bầu Kiên, bầu Đức, bầu Thắng v́ cho rằng những người như họ đủ khả năng thúc đẩy được BĐVN đi lên, giống như cuộc cách mạng VPF.
Sang năm 2012, khi VPF ra đời th́ tiếng nói của CLB đă cân bằng với VFF. Nên dù chỉ tổ chức và quản lư 2 giải đấu V.League, hạng Nhất nhưng tiếng nói của CLB tác động mạnh đến kế hoạch ĐTQG. Những tiếng nói, hành động đúng đắn của các ông bầu sẽ nhận được sự ủng hộ của dư luận và truyền thông.
Suy cho cùng thành quả đạt được của bất kỳ giải VĐQG nào trên thế giới cũng đều đi đến mục đích cuối cùng là tạo nên ĐTQG và ĐT Olympic mạnh. Thế giới bóng đá vẫn hay chê cười người Anh chính v́ điều đó.
V.League có hay, hấp dẫn và lợi nhuận đến mấy dẫu có ích ǵ cho số đông người dân Việt Nam khi ĐTVN vẫn èo uột ở đấu trường quốc tế và khát vọng lớn nhất của 1 nền bóng đá lại là chiếc HCV SEA Games.
Với thực trạng hiện nay và nh́n vào VFF hiện nay, ai cũng thấy rằng chẳng hy vọng “nước nôi” ǵ với đội ngũ lănh đạo hiện tại. Nói “vứt đi” có vẻ hơi quá nhưng khó có thể kiếm được từ ngữ nào sát nghĩa hơn để nói về bộ sậu những lănh đạo BĐVN.
Cuối cùng, bất kỳ sự thay đổi nào mang tính cách mạng đều có dấu ấn của quần chúng. Sự kiên tŕ, bền b́ và sức ép đủ mạnh rồi sẽ tạo thành một cơn băo đủ mạnh để xoá đi những tàn tích, yếu kém, tŕ trệ của BĐVN.
Theo Thể thao 24h