Sau khi ăn cơm ca buổi trưa 8/12, một số công nhân thấy có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, đau bụng, nôn mửa, co giật và phải gọi cán bộ y tế. Số lượng công nhân có các biểu hiện như trên tăng nhanh, một số người bị ngất xỉu trong pḥng vệ sinh,…
Các công nhân nhanh chóng được đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên và Trạm y tế xă Nam Giang để cấp cứu, điều trị tích cực. Tại bệnh viện huyện Nam Đàn, hơn 100 công nhân nằm chật Khoa cấp cứu – chống độc, một số có biểu hiện nặng như co giật, trụy mạch.
Một số công nhân cho biết, sau khi kết thúc ca làm việc, họ ăn cơm ở nhà ăn tập thể gồm các món như cá kho, canh, cà chua, thịt lợn và dưa muối,... Một số công nhân phát hiện phần cơm của ḿnh có mùi chua, nhăo và có dấu hiệu thiu. Sau khi ăn khoảng 10 phút th́ các công nhân bắt đầu có biểu hiện ngộ độc.
Chăm sóc cho bệnh nhân tại Bệnh viện huyện Nam Đàn
Số cơm hộp trên được 3 nhà hàng trên địa bàn huyện Nam Đàn cung cấp.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, tỉnh Nghệ An đă lập đoàn gồm Giám đốc, Phó giám đốc Sở Y tế, Trung tâm y tế dự pḥng, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm và các y, bác sỹ của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh trực tiếp đến nhà máy và các điểm có công nhân đang nằm cấp cứu để triển khai các biện pháp điều trị.
Điều đáng nói, khi lănh đạo ngành y tế và các cơ quan chức năng khác đến nhà máy để làm việc th́ đại diện nhà máy đă không hợp tác, thậm chí c̣n đóng cửa không cho cơ quan chức năng vào làm việc.
Đến 18h chiều cùng ngày, có 185 công nhân phải nhập viện điều trị.
Nhà máy dệt may Haivina Kim Liên đă hoạt động hơn 1 năm ở xưởng cũ và mới chuyển đến cơ sở mới từ hơn 2 tháng nay. Hiện nhà máy có khoảng 2500 công nhân làm việc, chủ yếu là nữ. Bếp ăn tập thể của nhà máy vẫn chưa hoạt động, bữa ăn công nhân vào trưa 8/12 do 3 nhà hàng trên địa bàn huyện Nam Đàn cung cấp.
L.V