R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Nov 2007
Location: LCN
Posts: 55,869
Thanks: 40
Thanked 564 Times in 514 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 74
|
Lần đầu Tổng thống Myanmar thăm Mỹ trong 47 năm
Trong suốt hai thập kỷ qua, Trung Quốc đă được hưởng lợi từ mối quan hệ gắn bó, thân thiết với Myanmar trong thời gian nước này phải chịu sự trừng phạt của các cường quốc phương Tây. Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, Mỹ bắt đầu quay sang cải thiện quan hệ với Myanmar. Động thái này không thể không khiến Bắc Kinh “giật ḿnh” lo ngại. Trung Quốc rơ ràng đang phải đối mặt với nguy cơ mất dần ảnh hưởng đối với nước láng giềng sát nách và có vị trí chiến lược rất quan trọng đối với cường quốc số 1 Châu Á này.
| Tổng thống Obama (bên phải) trong cuộc gặp với Tổng thống Myanmar tại Nhà Trắng. |
Hồi cuối năm ngoái, dư luận thế giới đặc biệt chú ư đến sự kiện Tổng thống Mỹ Barack Obama chọn Myanmar là một trong những chặng dừng chân trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi ông này tái đắc cử nhiệm kỳ mới. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm Myanmar. Điều này đủ thấy ông chủ Nhà Trắng coi trọng mối quan hệ với Myanmar như thế nào. Trước đó, Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu, Nhật Bản đang dần nới lỏng hầu như tất cả các biện pháp trừng phạt áp đặt lên Myanmar trong nhiều thập kỷ qua.
Mối quan hệ ấm dần lên giữa Mỹ với Myanmar – đồng minh thân thiết của Trung Quốc, được củng cố thêm bằng một sự kiện lịch sử. Đó là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Myanmar đến Nhà Trắng trong ṿng 47 năm qua. Dù các quan chức Mỹ không nói công khai nhưng mọi người đều hiểu, Mỹ đang t́m cách làm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Myanmar.
Những lệnh trừng phạt đă đẩy Myanmar lại gần với Trung Quốc nhưng một khi tháo bỏ các biện pháp trừng phạt đó, Myanmar chắc chắn sẽ không ngại ngần t́m đến với các nước phương Tây để tối đa hóa lợi ích của họ. Tiến tŕnh này diễn ra vô cùng thuận lợi khi mà Mỹ sẵn sàng ch́a tay ra với Myanmar.
Mỹ trong nhiều năm trời thường cố t́nh gọi tên quốc gia có 60 triệu dân là Burma để thể hiện lập trường không công nhận các chính phủ quân sự ở Myanmar. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Nhà Trắng thừa nhận, họ bắt đầu sử dụng cái tên Myanmar nhiều hơn.
"Chúng tôi đă có câu trả lời bằng việc mở rộng hợp tác với chính phủ Myanmar, tháo bỏ một số lệnh trừng phạt và như một cử chỉ thiện chí thể hiện môi trường mới, chúng tôi đă sử dụng cái tên Myanmar nhiều hơn”, phát ngôn viên Nhà Trắng – ông Jay Carney đă nói như vậy.
Trong một động thái thể hiện sự ủng hộ hơn nữa của Mỹ đối với Myanmar, hai nước này hôm nay (21/5) sẽ kư kết một Thỏa thuận khung về Đầu tư và Thương mại nhằm đẩy mạnh thương mại, đầu tư song phương.
Cùng với mối quan hệ ngày một tốt đẹp giữa Mỹ và Myanmar th́ Trung Quốc cũng dần mất đi chỗ đứng vững chắc ở quốc gia Đông Nam Á sát nách này. Điều đó được thể hiện qua việc, đầu tư của Trung Quốc vào Myanmar đang giảm dần, nhất là sau khi Tổng thống Myanmar Thein Sein quyết định ngừng một dự án xây đập Myitsone của Trung Quốc ở bang phía bắc Kachin hồi tháng 9 năm 2011.
V́ sao Mỹ coi trọng Myanmar?
Myanmar đặc biệt quan trọng với Mỹ v́ một số lư do, đặc biệt là lư do “vị trí địa lư”, ông Karl D. Jackson, một giáo sư của Trường Nghiên cứu Quốc tế Hiện đại Paul H. Nitze thuộc Đại học Johns Hopkins ở thủ đô Washington, D.C., đă nói như vậy trong cuộc điều trần trước một tiểu ban của Thượng viện Mỹ hồi năm ngoái.
“Myanmar nằm ở vị trí chiến lược ngay dưới Trung Quốc, giữa các nước lớn của Châu Á là Ấn Độ và Trung Quốc. Nếu Myanmar trở thành một quốc gia hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc th́ điều đó sẽ làm thay đổi cán cân chiến lược trong khu vực”, ông Nitze nhận định.
“Chính quyền của Tổng thống Obama trên thực tế ngay từ ngay đầu đă thực hiện chính sách chuyển hướng trọng tâm về Châu Á, coi việc ‘tái nhập’ vào khu vực này là một trong những ưu tiên hàng đầu”, ông Ian Storey – một nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho hay. V́ chiến lược trên, việc củng cố mối quan hệ với tất cả 10 quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar là vô cùng cần thiết và quan trọng.
“Bạn không thể có một mối quan hệ suôn sẻ với ASEAN (Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á) trên tư cách là một tổ chức trừ khi bạn có mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các quốc gia thành viên. Đây là một vấn đề đối với Mỹ bởi nước này trước đó có mối quan hệ khó khăn với Burma”, ông Storey nói.
Mối quan hệ ngày một cải thiện với Myanmar đă giúp chính quyền Tổng thống Obama đẩy mạnh hơn nữa chính sách tái cân bằng, chuyển trọng tâm vào Châu Á, tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực bằng các mối quan hệ gắn bó hơn với ASEAN.
“Tái cân bằng không chỉ là sự sắp xếp lại lực lượng quân sự. Nó c̣n là nhằm để tăng cường và phát triển các lợi ích kinh tế của Mỹ ở Đông Nam Á, trong đó có Myanmar”, ông Storey nói thêm.
Myanmar giàu tài nguyên thiên nhiên như gỗ tếch, đá quư, than đá và đồng. Nước này c̣n được cho là sở hữu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt khổng lồ lên tới hàng ngh́n tỉ mét khối.
Tất cả những nỗ lực ve văn Myanmar của Mỹ đang khiến Trung Quốc “đứng ngồi không yên”. Trong quá khứ, Trung Quốc từng có mọi ảnh hưởng và lợi thế ở Myanmar bởi khi đó, nước này bị các cường quốc phương Tây cô lập. Tuy nhiên, giờ đây, Myanmar đă mở rộng được nhiều lựa chọn ngoài Trung Quốc.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
|